Tuyệt đối tôn trọng ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương về việc lấy ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được tổ chức hôm qua, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ.

Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương về việc lấy ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được tổ chức hôm qua, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ.

Hội nghị nhằm nắm bắt tình hình triển khai công tác lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và lắng nghe những khó khăn, vướng mắc cũng như kịp thời giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại các bộ, ngành và địa phương trong cả nước.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ phát biểu tại Hội nghị
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ phát biểu tại Hội nghị

Công khai, nghiêm túc lấy ý kiến

Báo cáo nhanh về tình hình triển khai công tác lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của các bộ, ngành và địa phương, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 cho biết, việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được triển khai một cách công khai, dân chủ, nghiêm túc.

Việc lấy ý kiến đã bám sát các kết luận của Hội nghị Trung ương 2 và 6, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết Quốc hội, Kế hoạch của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, của Chính phủ cũng như các văn bản chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Tính đến ngày 4/3 đã có 54 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 17 Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi báo cáo về tình hình tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đánh giá, quá trình triển khai lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp gặp một số khó khăn như tiến hành trong thời gian tương đối gấp, trùng với thời gian các Bộ, ngành, địa phương tập trung cao trong triển khai công tác năm 2013, sau đó là dịp nghỉ Tết Nguyên đán…Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn do địa hình cách trở nên sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đối tượng này còn hạn chế.

Qua các đợt kiểm tra thực tế công tác lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại một số địa phương, một hạn chế được Bộ trưởng Hà Hùng Cường nêu ra là các Bộ, ngành, địa phương chủ yếu lấy ý kiến đóng góp của các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Còn người dân ở vùng nông thôn, nông dân, các chức sắc tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu sổ còn ít được tổ chức lấy ý kiến. Do đó, Bộ trưởng Hà Hùng Cường lưu ý các địa phương tập trung thực hiện lấy ý kiến những đối tượng này.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tuy nhiên, đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai cơ bản việc lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Các Bộ, ngành, địa phương đều cho biết sẽ cố gắng đảm bảo thời hạn hoàn thành báo cáo tổng hợp ý kiến trước ngày 15/3 để gửi đến Ban chỉ đạo.

Chú trọng ý kiến các chuyên gia, đội ngũ trí thức

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định, đến thời điểm này, việc Chính phủ tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã cơ bản thành công, đạt mục đích và yêu cầu đề ra. Để các báo cáo tổng hợp ý kiến đạt chất lượng, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải tôn trọng tính khách quan, trung thực của các ý kiến đóng góp.

Đối với những nội dung góp ý trái với đường lối của Đảng cần phải phản bác lại trên cơ sở lý luận khoa học. Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý các cơ quan, đơn vị cần tranh thủ sự góp ý của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý; đồng thời, báo cáo cần thể hiện rõ phương pháp thống kê, so sánh các ý kiến ủng hộ, không ủng hộ đối với các vấn đề quan trọng.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, sau ngày 15/3, các Bộ, ngành, địa phương vẫn tiếp tục tiếp nhận ý kiến nhân dân để bổ sung hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trước dự thảo được trình ra Quốc hội vào tháng 10/2013.

Lan Phương 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.