Tuyến đường nối 3 tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc: Góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững

Các nhà thầu đang tích cực triển khai đồng loạt 19 mũi thi công, đào đắp nền đường, dọn dẹp mặt bằng để sớm hoàn thiện dự án.
Các nhà thầu đang tích cực triển khai đồng loạt 19 mũi thi công, đào đắp nền đường, dọn dẹp mặt bằng để sớm hoàn thiện dự án.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc (Liên kết vùng) là dự án giao thông có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đối với tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc là dự án trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt theo Quyết định số 3518/QĐ-UBND ngày 12/11/2021.

Dự án do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên làm chủ đầu tư, nhà thầu thi công là liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn, Tổng Công ty 319 Bộ Quốc Phòng, Công ty TNHH MTV Minh Đăng, được thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc sau khi hoàn thành được kỳ vọng là điểm nhấn quan trọng về giao thông
Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc sau khi hoàn thành được kỳ vọng là điểm nhấn quan trọng về giao thông

Đây là dự án nhóm A, công trình giao thông cấp 1 sử dụng vốn đầu tư công với tổng mức đầu tư 3.781 tỷ đồng. Dự án có tổng chiều dài 42,55 km, gồm tuyến chính dài 36,51 km, đoạn nối với tỉnh Vĩnh Phúc và đường tỉnh ĐT261 dài 6,04 km. Tuyến đường có điểm đầu là cầu Hòa Sơn, nối với huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, điểm cuối giao đường tỉnh ĐT261 tại Km 11+500 thuộc xã Ký Phú huyện Đại Từ.

Tuyến đường có quy mô thiết kế từ 2 đến 8 làn xe, nền đường rộng 12 đến 47 m (tùy đoạn), công trình trên tuyến gồm 11 cầu và 25 hầm chui dân sinh, chạy qua địa bàn 8 xã, phường của TP. Phổ Yên với diện tích thu hồi hơn 167 ha của gần 2,5 nghìn hộ dân bị ảnh hưởng.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đặng Xuân Trường làm việc với lãnh đạo TP. Phổ Yên và huyện Đại Từ tập trung cao độ cho công tác giải phóng mặt bằng
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đặng Xuân Trường làm việc với lãnh đạo TP. Phổ Yên và huyện Đại Từ tập trung cao độ cho công tác giải phóng mặt bằng

Tuyến đường cũng chạy qua các xã Cát Nê, Ký Phú và thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ với hơn 41 ha đất phải thu hồi cùng 245 hộ bị ảnh hưởng. Đến nay, các địa phương đã bàn giao cho Nhà thầu thi công hơn 140 ha (đạt gần 66%), còn lại các hộ phải di chuyển chỗ ở đang hoàn thiện các khu tái định cư. Tổng số 13 khu tái định cư đang tích cực triển khai thi công dự kiến hoàn thành trong Quý I năm 2024.

Hiện có một số yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công dự án như: Vướng mặt bằng tại một số điểm, nhiều vị trí chưa có đường vào thi công, tiến độ thi công hạ tầng một số khu tái định cư phục vụ dự án còn chậm, chưa bảo đảm điều kiện để người dân di chuyển chỗ ở.

Những ngày này, trên toàn tuyến đường đơn vị thi công đã tập trung đầy đủ máy móc, thiết bị, nhân lực, vật lực để triển khai thi công, đẩy nhanh tiến độ đồng thời vẫn thực hiện nghiêm túc công tác đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Việc thi công theo nguyên tắc “làm gọn, dọn sạch” - không để vật liệu xây dựng, phế thải tràn ra và lưu cữu trên đường, hè... gây bụi.

Cùng với tuân thủ chặt việc che chắn khu vực thi công, đặc biệt yêu cầu phải tuân thủ đúng quy định về rửa xe trước khi ra - vào công trình cũng như bảo đảm phương tiện vận chuyển được che chắn kín, không làm rơi vãi phế thải, đất, bụi… hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nơi có tuyến đường đi qua.

Đại diện các nhà thầu cam kết, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, các quy định của pháp luật, thi công tuyến đường một cách khoa học, hợp lý, bảo đảm chất lượng, mỹ thuật, đưa tuyến đường vào sử dụng trước 3 tháng so kế hoạch.

Ông Đặng Xuân Trường, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên chủ trì buổi làm việc tại UBND huyện Đại Từ
Ông Đặng Xuân Trường, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên chủ trì buổi làm việc tại UBND huyện Đại Từ

Để Dự án sớm hoàn thành đảm bảo yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật và chất lượng, Chủ đầu tư dự án cũng như các nhà thầu thi công mong có sự lãnh đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, tổ chức chính trị - xã hội.

Cấp ủy, chính quyền các địa phương cần coi việc triển khai thực hiện Dự án này là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trong đó công tác giải phóng mặt bằng là khâu đột phá đảm bảo cho sự thành công của dự án.

Các cấp, ngành liên quan cần tăng cường phối hợp để thúc đẩy tiến độ dự án đặc biệt là công tác vận động người dân nhằm tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của Dự án cũng như sự ủng hộ của nhân dân để tuyến đường liên kết vùng trở thành động lực phát triển cho địa phương và thực sự là dự án của lòng dân.

Khi tuyến đường hoàn thiện đi vào khai thác vận hành sẽ đem lại lợi ích thiết thực về hạ tầng giao thông liên vùng, tăng cường khả năng vận tải của trục giao thông Bắc Giang - Thái Nguyên - Vĩnh Phúc - Tuyên Quang, rút ngắn khoảng cách, giảm thời gian di chuyển, kết nối liên khu vực giữa vùng Thủ đô và các tỉnh vùng trung du miền núi, đồng thời tạo quỹ đất phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hai bên tuyến đường, thuận lợi kết nối với các khu công nghiệp phía Nam của tỉnh Thái Nguyên và các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc, tạo điều kiện hình thành một số khu vực trọng điểm phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp ưu tiên mang tính đột phá.

Ngoài ra, Dự án hoàn thành sẽ mang đến cơ hội kết nối thuận lợi khu vực Đông Tam Đảo và Tây Tam Đảo, Khu du lịch quốc gia hồ Núi Cốc với các tỉnh, thành: Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang để đẩy mạnh phát triển nhóm ngành du lịch, dịch vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX.

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.