Tuần phim kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Cảnh trong phim Bình minh đỏ - bộ phim khai mạc Tuần phim kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Lễ khai mạc Tuần phim diễn ra vào tối 18/12/2022, "mở màn" với bộ phim Bình minh đỏ của đạo diễn NSND Nguyễn Thanh Vân, Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam sản xuất.
Tuần phim Kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2022) và 33 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2022) do Điện ảnh Quân đội nhân dân, Tổng cục Chính trị phối hợp với Cục Điện ảnh, Bộ VHTTDL tổ chức từ ngày 18 - 21/12/2022 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân.
Các phim được chọn trình chiếu trong Tuần phim bao gồm: Người trở về, đạo diễn Đặng Thái Huyền, Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất; Bình minh đỏ, đạo diễn NSND Nguyễn Thanh Vân, Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam sản xuất; Đừng đốt, đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh, Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam sản xuất; Truyền thuyết về Quán Tiên, đạo diễn Đinh Tuấn Vũ, Hãng phim HongNgat Film sản xuất; Những người viết huyền thoại, đạo diễn NSƯT Bùi Tuấn Dũng, Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất; Mùi cỏ cháy, đạo diễn NSƯT Nguyễn Hữu Mười, Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất; Lính chiến, đạo diễn Nguyễn Mạnh Hà, CTCP Phim truyện I sản xuất.
Các tác phẩm điện ảnh trình chiếu trong Tuần phim hướng tới đề tài trung tâm là chiến tranh cách mạng và hậu chiến. Hình tượng người lính Quân đội nhân dân Việt Nam được khắc họa rõ nét, đẹp và sống động trong cả thời chiến và thời bình với phẩm chất người lính Cụ Hồ luôn ngời sáng.
(PLVN) - Ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng giêng hàng năm) được xem là ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng văn hóa tâm linh của người Việt Nam nói chung và người miền Tây nói riêng. Nhất là những ai làm nghề kinh doanh buôn bán.
(PLVN) - Sáng nay (31/1) nhằm ngày 10 tháng Giêng âm lịch, hội vật làng Sình đã được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), thuộc xã Phú Mậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một hoạt động văn hoá truyền thống, giàu tinh thần thượng võ của người dân địa phương nơi đây.
(PLVN) - Sau 3 năm tạm dừng vì dịch COVID-19, năm nay, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) tiếp tục tổ chức Hội Lim nhằm phát huy, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của quê hương Kinh Bắc.
(PLVN) - Năm nào cũng vậy, cứ đến mùng 7 Tháng Giêng, người dân Hà Nam lại háo hức đón Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên). Lễ hội vừa để tưởng nhớ công ơn của thế hệ đi trước, vừa cầu chúc cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
(PLVN) - Đã thành thông lệ, cứ đầu tháng Giêng hàng năm, người dân thị trấn Pa So, huyện Phong Thổ (Lai Châu) và du khách thập phương lại tập trung về ngã ba sông Nậm Na - một nhánh đổ ra sông Đà để dự Lễ hội đua thuyền đuôi én.
(PLVN) - Nhiều hoạt động văn hoá như lễ hội truyền thống, chương trình nghệ thuật, trò chơi dân gian… mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc được tái hiện trong Tuần văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến thăm quan, trải nghiệm.
(PLVN) - Đến với Hà Giang trong những ngày đầu Năm mới Quý Mão 2023, du khách sẽ được thưởng thức, chiêm ngưỡng Lễ hội Lồng tồng - một lễ hội mang ý nghĩa tâm linh, độc đáo, giá trị nhân văn của dân tộc Tày.
(PLVN) - Lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái, huyện Than Uyên được tổ chức hằng năm vào dịp tháng Giêng sau Tết, thường diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 10 tháng Giêng.
(PLVN) - Trong tiếng Nùng, sư tử mèo là “kỳ lằn”, tức kỳ lân - một trong Tứ linh: long, lân, quy, phụng. Vào dịp Tết Nguyên đán, đội múa sư tử mèo đi từng nhà trong bản để cầu cho gia chủ sức khỏe, năm mới ăn nên làm ra.
(PLVN) - Ngày 28/1, hàng nghìn người đã đổ về khu vực cầu Pá Uôn, thuộc xã Mường Giàng (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) để cổ vũ, trải nghiệm Lễ hội đua thuyền truyền thống đầu xuân năm mới.
(PLVN) - Lễ hội vùng Lim tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, hát quan họ, các trò chơi dân gian nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi trong nhân dân, cổ vũ động viên nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tích cực lao động, sản xuất, thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023...
(PLVN) - Hàng năm, Tết cơm mới (còn gọi là lễ mừng cơm gạo mới) của người Mường tại xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ được tổ chức vào ngày 10/10 Âm lịch. Tết cơm mới là nét văn hóa đặc sắc được gìn giữ, lưu truyền lâu đời của bà con nơi đây.
(PLVN) - Ngày 27/1, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973-2023)”.
(PLVN) -Năm 2022 trôi qua với nhiều ấn tượng đọng lại và một trong số đó là câu chuyện đưa cổ vật văn hóa - những mảnh hồn của cha ông, tiếng vọng từ quá khứ - trở về quê hương, mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Bởi, vẫn còn đó nỗi niềm đau đáu trước tình trạng "chảy máu' cổ vật, những băn khoăn về vấn đề pháp lý để di sản có thể hồi hương…
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, vào ngày mùng 6 Tết Nguyên đán, trên sông Vu Gia (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) lại tưng bừng diễn ra lễ hội đua thuyền mừng xuân. Đây là hoạt động thường niên, thể hiện nét đẹp văn hóa, tinh thần gắn kết cộng đồng của người dân địa phương.
(PLVN) - Tết năm con mèo, các họa sĩ mở nhiều triển lãm về mèo. Vậy mèo xuất hiện trong hội họa Việt Nam từ bao giờ, mang ý nghĩa gì và các họa sĩ đã hiện đại hóa tranh dân gian như thế nào?
(PLVN) - Ở làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, không ai là không biết đến chị Tạ Thu Hương – một nghệ nhân làm nón truyền thống nổi tiếng. Chị biết làm nón từ năm bảy tuổi và bén duyên với nghề nhờ tình yêu dành cho những chiến nón truyền thống. Đến nay, những chiếc nón của chị không chỉ được bày bán rộng rãi tại Việt Nam, mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
(PLVN) - Các ngôi nhà cổ ở Đồng Nai ẩn chứa những giá trị lịch sử tiêu biểu cho mảnh đất và con người nơi đây, mang những lớp văn hóa của nhiều thế hệ người Việt.
(PLVN) - Tối ngày 25/1 (mùng 4 Tết Âm lịch), Phố cổ Tam Chúc, một địa điểm du lịch văn hóa mới nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc (tỉnh Hà Nam) chính thức khai trương, với nhiều chương trình hấp dẫn, đặc sắc.