Tuần lễ 'Làm mẹ an toàn 2023': Vì những bà mẹ mạnh khỏe

Đoàn công tác của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) lấy tư liệu, thông tin tại Trạm y tế xã Sơn Phú. (Ảnh: Quốc Việt)
Đoàn công tác của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) lấy tư liệu, thông tin tại Trạm y tế xã Sơn Phú. (Ảnh: Quốc Việt)
(PLVN) - Việt Nam là nước có 53 dân tộc thiểu số và hầu hết các dân tộc đều sống ở vùng núi, vùng sâu vùng xa điều kiện đời sống khó khăn, gặp nhiều rào cản trong tiếp cận chăm sóc y tế. Do đó, việc bảo đảm tất cả phụ nữ có thể tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ y tế chất lượng trong quá trình mang thai và sinh con là một thách thức rất lớn.

Những con số tích cực

“Cứ mùng 10 hàng tháng tôi đưa con đi tiêm ở trạm xá, tiêm chủng đầy đủ cho con để phòng tránh các bệnh như sởi, viêm gan… Tôi thấy sai lầm nếu không cho con đi tiêm, kể cả mỗi lần tiêm về con có ốm sốt tôi vẫn đưa con đi tiêm đầy đủ”, là lời chia sẻ của chị Hà Thị Nở (1987, thôn Bản Dạ, xã Sơn Phú, huyện Na Hang, Tuyên Quang). Ở lần sinh nở thứ 2, chị sinh bé được 2,6kg, lấy kinh nghiệm trong việc sinh đẻ đứa đầu, chị hiểu khi mang thai cần phải ăn uống đủ chất, vệ sinh để bé được hấp thu tốt.

Chị Hà Thị Nở là một trong những bà mẹ đang mang thai và sinh con mà chúng tôi có dịp gặp gỡ và thăm hỏi trong chuyến đi thực tế tại 2 xã Sơn Phú và Đà Vị (huyện Na Hang, Tuyên Quang) do Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) tổ chức nhân Tuần lễ “Làm mẹ an toàn 2023”. Thông qua lời chia sẻ của chị, có thể thấy được các bà mẹ nơi đây đã được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về chăm sóc sức khoẻ cho mẹ và con.

Đây là kết quả tích cực đến từ công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh nhiều năm qua tại tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Na Hang nói riêng. Không chỉ giúp chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho các bà mẹ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công tác y tế nơi đây còn nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và làm mẹ an toàn. Từ đó đạt được những kết quả tốt trong công tác chăm sóc sức khoẻ, giảm tử vong bà mẹ, trẻ em.

Hiện, tỷ lệ sinh tại nhà của tỉnh Tuyên Quang, năm 2020 tỷ lệ sinh tại nhà là 0,38%, năm 2023 tỷ lệ sinh tại nhà là 0,36%, trong đó chủ yếu tập trung ở dân tộc người H’Mông. Tình hình chết mẹ của tỉnh Tuyên Quang năm 2021, 2022 không có ca nào, năm 2023 có 1 ca chết mẹ. Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 4 lần/3 thai kỳ 40%, tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của nhân viên y tế 96% và còn nhiều chỉ tiêu tích cực khác.

Để có được kết quả như hôm nay, bác sĩ Đỗ Thị Lệ Quyên, Phó Khoa Chăm sóc sức khoẻ sinh sản Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tuyên Quang cho biết: “Chúng tôi triển khai kế hoạch xuống tận huyện, sau đó xuống các xã. Công tác tuyên truyền là chủ chốt, sau khi tuyên truyền tại tổ xóm, chúng tôi còn tuyên truyền tại trạm y tế, trên loa đài truyền thông và có những tờ rơi áp phích để người dân hiểu rõ và dễ dàng tìm hiểu. Đồng thời, tuyên truyền tại các buổi giao ban cho y tá thôn bản để đạt kết quả tốt nhất vì thôn bản là người trực tiếp tiếp xúc với bà con”.

Trong buổi tham quan Trung tâm y tế hai xã, nơi cung cấp chăm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn, bao gồm cả chăm sóc sức khỏe sinh sản, đoàn công tác đã có dịp tham gia một trong những buổi truyền thông về sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn. Tại đây, bác sĩ Trần Tuấn Bình, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Na Hang cho biết: “Tại huyện Na Hang, chăm sóc sức khỏe về dinh dưỡng hoặc những chương trình như “Chăm sóc sức khoẻ 1.000 ngày sau sinh” được triển khai rất chu đáo, từ khi bắt đầu có chương trình “Tư vấn tiền hôn nhân”, sau đấy trong quá trình mang thai được chăm sóc, được khám định kỳ và được phát thuốc”.

Đánh giá về hiệu quả ông Tuấn Bình cho rằng rất tốt, tuy nhiên vì địa hình rộng, từ trung tâm huyện đến trung tâm xã xa nhất gần 80km và nếu đến tận hộ dân thì có những hộ phải hơn 100km và địa hình rất là khó. Còn đối với những xã đã và đang triển khai rất hiệu quả và hiện Trung tâm y tế huyện Na Hang cũng đang phối hợp với một số tổ chức thực hiện các chương trình liên quan.

Buổi truyền thông về sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn tại xã Đà Vị. (Ảnh: Quốc Việt)

Buổi truyền thông về sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn tại xã Đà Vị. (Ảnh: Quốc Việt)

Chị Hà Thị Dẫn (1992, thôn Bắc Lè, xã Đà Vị) một trong những bà mẹ được học qua lớp chăm sóc trẻ 1.000 ngày đầu đời chia sẻ khó khăn trong nuôi con là ít sữa. “Thấy tôi ít sữa, mẹ chồng bảo cho con ăn thêm bột nhưng con mới được 3-4 tháng, tôi có nghe tư vấn phải đến 6 tháng mới cho ăn bổ sung. Mẹ chồng tôi bảo ngày xưa mẹ nuôi như thế có sao đâu thế, tôi phải thuyết phục mẹ cho uống thêm sữa công thức vì ăn bột hệ tiêu hóa chưa phát triển hết sẽ có hại cho đường ruột của con”, chị Dẫn chia sẻ.

Kiến thức trên chị được học qua lớp bà mẹ mang thai ở thôn bản và lớp do Tổ chức tầm nhìn thế giới hỗ trợ thì chị mới hiểu nuôi con nhỏ ít sữa thì nên bổ sung cho con như thế nào để áp dụng cho lần sinh thứ hai này. Bên cạnh đó, qua những buổi tư vấn truyền thông chị và các bà mẹ hiểu hơn về kiến thức chăm con sao cho khoa học hơn, con biếng ăn biết bổ sung chất này chất kia để con hết biếng ăn, cũng như thấy được tầm quan trọng của việc ăn đủ chất để trẻ không bị suy dinh dưỡng.

Còn nhiều thách thức

Dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh nhưng tại tỉnh Tuyên Quang, cụ thể 2 xã Sơn Phú và Đà Vị vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nguyên nhân đầu tiên trong các thách thức chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em là thiếu nguồn kinh phí. Giám đốc Trung tâm y tế huyện Na Hang chia sẻ: “Khó khăn chủ yếu liên quan đến nguồn kinh phí. Nói thật trên này là vùng 3 dân nghèo nên họ phải đi làm nương không có thời gian đến trạm y tế để khám hay nghe tuyên truyền, đấy cũng là một cái khó khăn cho mình. Ngoài ra, các cán bộ y tế đi triển khai không có nguồn kinh phí để đi lại, cơ sở vật chất còn khó khăn, trung tâm y tế chỉ có một cái máy siêu âm lưu động cho 12 xã, 1 thị trấn, tức mỗi năm chỉ có 1-2 lần đến tận nơi để siêu âm”.

Theo bác sĩ Lệ Quyên, kinh phí cũng là khó khăn hàng đầu hiện nay trong công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh. Chị cho biết nếu có kinh phí sẽ triển khai chăm sóc sức khoẻ bà mẹ được tốt hơn. Như chương trình chăm sóc 7 đến 42 ngày sau sinh chỉ có trong dự án 7 nếu có kinh phí triển khai nhiều vùng, nhiều bà mẹ sẽ được tiếp cận và chương trình được thực hiện tốt hơn.

Bên cạnh đó, thiếu nhân lực trầm trọng cũng là một trong những thách thức cần giải quyết hiện nay. Tại huyện Na Hang, trong số 12 xã có 3 xã chưa có bác sĩ. Trong đó, 6 xã có bác sĩ làm việc trực tiếp, các xã còn lại bác sĩ làm việc khoảng 2-3 ngày theo lịch hẹn, tức có người hẹn sẽ đến khám còn khi có chiến dịch phải cử người từ trung tâm y tế đi. “Bây giờ bác sĩ về xã khó lắm. Năm vừa rồi Trung tâm không tuyển được bác sĩ, khó khăn lắm. Cho tới cho tới hiện tại bây giờ không phải mình tỉnh Tuyên Quang mà gần như cả nước khan hiếm về nhân lực. Một phần vì lương ở đây thấp, trong khi bệnh viện tư nhân họ trả cao hơn rất nhiều lại còn làm việc ở thành phố”, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Na Hang cho hay.

Bác sĩ Trần Tuấn Bình, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Na Hang. (Ảnh: Quốc Việt)

Bác sĩ Trần Tuấn Bình, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Na Hang. (Ảnh: Quốc Việt)

Ngay tại xã Sơn Phú, tình trạng thiếu nhân lực cũng đang diễn ra, hiện tại trạm y tế xã không có bác sĩ. “Chính sách thu hút bác sĩ về tuyến cơ sở hầu như không có vì hiện tại người đi học bác sỹ về phục vụ tại trạm y tế hầu như không có ai. Trạm y tế xã cũng đã làm tờ trình và mong muốn đề xuất với cấp trên nhiều về việc có thể đào tạo cán bộ y tế cơ sở tham gia theo học để về phục vụ y tế địa phương theo định hướng tại bác sĩ gia đình nhưng hiện chưa có kết quả”, anh Quan Trung Sỹ, Trưởng trạm y tế xã Sơn Phú cho biết.

Anh Quan Trung Sỹ cũng chia sẻ thêm khó khăn trong công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh tại các xã còn có khó khăn về khoảng cách, các thôn cách nhau rất xa mà kinh phí đi lại không có. Mỗi lần đi đến thôn phải đi đường vòng, hết mấy chục km rất lâu. Tiếp đến là phương tiện truyền thông, một số loa đài đã bị hỏng, những loa đài nhỏ, phát thanh đi không được xa, không đến được thôn. Hiện tại trạm y tế phải phối hợp với xã mượn loa truyền thanh xã, hoặc xã truyền thanh qua loa phát thanh hoặc trực tiếp đi tuyên truyền bằng cách một người buộc loa một người đi xe máy lưu động lưu động.

Có thể thấy, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức trong đó vấn đề kinh phí và nhân lực đang rất được quan tâm. Với mong muốn duy trì tính bền vững và hiệu quả của công tác, Đảng và nhà nước cần có sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí, phương tiện, cuộc sống cho cán bộ y tế tuyến xã, phường có điều kiện tập trung làm chuyên môn tốt hơn và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.