Con khủng hoảng để… lớn, chuyên gia tâm lý chỉ cách cha mẹ nên làm

Con khủng hoảng để… lớn, chuyên gia tâm lý chỉ cách cha mẹ nên làm
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bước vào tuổi dậy thì, con bỗng nhiên “nổi loạn”, có nhiều thay đổi về tính cách, tâm sinh lý khiến cha mẹ không khỏi băn khoăn, lo lắng.

Dậy thì, con như biến thành “người khác”

Chị Thanh Huyền, (Bắc Ninh) có con gái lớn năm nay lên lớp 7. Trước đây, con gái chị ngoan ngoãn, chăm học, có chuyện gì cũng kể với mẹ. Nhưng khoảng 1 năm trở lại đây, chị thấy con trở nên ương bướng, lì lợm, học hành chểnh mảng. Cứ đi học về là con lên phòng đóng cửa, không trò chuyện, chia sẻ với mẹ như trước nữa.

Có những lúc nhắc nhở con học hành nhưng con cãi lại, chị đã không kiềm chế được và đánh con khiến hai mẹ con càng trở nên xa cách. Chị thấy chán nản, bất lực, không hiểu sao một đứa trẻ trước kia ngoan ngoãn, tình cảm là thế mà giờ lại trở nên như vậy.

Tương tự là trường hợp của chị Hoa Linh (Hà Nam). Con trai chị Linh năm nay vào lớp 8, những thay đổi của con cũng đang khiến chị “đau đầu”. “Con trai tôi ngày trước tắm nhanh, quần áo mẹ mua cho gì mặc nấy, đôi dép hai ba chục nghìn cũng đi. Thế mà giờ mỗi lần con tắm là cả tiếng đồng hồ, quần áo, giày dép toàn đòi mua đồ đắt tiền vài trăm nghìn. Lo nhất là vừa rồi tôi xem trộm cặp sách của con thì phát hiện có thư tỏ tình của các bạn nữ gửi cho con”, chị Linh kể.

Con dậy thì như biến thành “người khác” có lẽ không phải là chuyện riêng của nhà chị Huyền, chị Linh mà là vấn đề hầu như gia đình nào cũng gặp. Nhiều cha mẹ cảm thấy buồn bã, thất vọng vì thấy con “nổi loạn”, không còn là đứa trẻ ngoan ngoãn, nghe lời, quấn quýt cha mẹ như trước đây.

Con dậy thì trở nên ương bướng, khó bảo khiến cha mẹ bất lực (ảnh minh họa).

Con dậy thì trở nên ương bướng, khó bảo khiến cha mẹ bất lực (ảnh minh họa).

Thay đổi “dinh dưỡng” khi con dậy thì

Chia sẻ về vấn đề này, một chuyên gia tâm lý cho biết, bước vào tuổi dậy thì, nhu cầu thể hiện bản thân của trẻ là rất lớn. Trẻ bắt đầu quan tâm đến cơ thể, trang phục, coi trọng việc mọi người nhìn mình như thế nào. Trẻ cũng mong muốn được ghi nhận, chú ý, được thể hiện quan điểm cá nhân, được tôn trọng sự riêng tư.

Thế nên có thể trước đây trẻ không mấy quan tâm đến ngoại hình thì giờ bắt đầu chăm chút đến chuyện ăn mặc, đầu tóc. Trước đây trẻ có thể cho bố mẹ vô tư vào phòng, đụng đến quần áo, sách sở của trẻ, kể cho bố mẹ đủ thứ chuyện ở trường ở lớp thì bây giờ đó lại trở thành “vùng cấm”, trẻ không muốn bị cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư.

Đặc biệt, đây cũng là giai đoạn “xã hội hóa” của trẻ. Khi còn nhỏ, mọi sinh hoạt và niềm vui của trẻ phụ thuộc vào gia đình nhưng ở độ tuổi 13 – 15, trẻ bắt đầu hướng ra bên ngoài, thích đi chơi, trò chuyện với bạn bè hơn là với bố mẹ. Trẻ có thể nảy sinh những cảm xúc với bạn khác giới, hình thành tình yêu học trò.

“Tất cả những thay đổi này khiến trẻ trở nên “nổi loạn” trong mắt cha mẹ. Nhưng thực chất chẳng có tuổi nào là tuổi nổi loạn cả. Trẻ đang chỉ trong hành trình trưởng thành của mình”, chuyên gia tâm lý phân tích.

Hành trình trưởng thành của trẻ cũng giống như quá trình phát triển của một cái cây. Mỗi giai đoạn khác nhau cái cây sẽ cần những loại dinh dưỡng khác nhau. Nếu chúng ta chỉ có một loại phân bón dành cho cây lúc còn nhỏ, đến khi nó lớn chúng ta vẫn không thay đổi dinh dưỡng, vẫn bón loại phân bón cũ thì cây sẽ khó mà phát triển tốt, có thể bị sâu, bị mọc lệch…

Tương tự, mỗi giai đoạn “cây đời” của con, cha mẹ cũng cần thay đổi cách chăm sóc. Khi con bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ cần yêu thương, quan tâm con theo cách khác lúc con còn nhỏ. Nếu cha mẹ không hiểu điều này, vẫn chỉ nhìn con như một đứa trẻ chưa biết gì trước đây, vẫn chăm bẵm, kiểm soát con như khi con thơ bé thì sẽ khiến con khó chịu, mất kết nối với cha mẹ, dễ sa đà vào những thói hư tật xấu.

Chuyên gia tâm lý gợi mở, ngày con còn bé, cha mẹ chỉ cần cho con đi ăn, đi chơi mà không cần trang bị quá nhiều kiến thức nuôi dạy nhưng khi con dậy thì thì khác. Con có những thay đổi về cơ thể, bản thân con cũng thấy lạ lẫm, vì thế cha mẹ không nên né tránh, cần đồng hành giúp con hiểu về những thay đổi của mình.

Tiếp đó, cha mẹ cần trở thành những người biết lắng nghe, thấu hiểu con để con cảm thấy bố mẹ như một người bạn, là nơi an toàn để con có thể tâm sự, chia sẻ khi gặp khó khăn, khúc mắc. Những lúc rảnh rỗi, cha mẹ nên đi dạo cùng con, tạo sự thoải mái và gắn kết tình cảm.

Đồng thời, cha mẹ cần tôn trọng sự riêng tư của con, không áp đặt, tự quyết mọi vấn đề. Thay vào đó, hãy hỏi han, cho con quyền lựa chọn và quyết định để con thấy được vai trò của mình. Bên cạnh đó, nên khuyến khích con viết nhật ký. Đây là một hình thức giúp con trò chuyện với chính mình, rất hữu ích trong hành trình trưởng thành của trẻ.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...