“Quyền được chết”: Quy định nào mới nhân văn?

Ông David Goodall.
Ông David Goodall.
(PLO) - David Goodall là một nhà khoa học có tên tuổi ở Australia. Vị giáo sư này năm nay 104 tuổi. Ông không mắc bệnh gì hiểm nghèo mà chỉ bị suy giảm thị lực và thính lực. Ông không muốn sống nữa mà muốn chết. Mong muốn này của ông được các thầy thuốc xác nhận là có thật và trong tình trạng đầu óc con người này rất bình thường chứ không bị bệnh tật gì. 

Ở Australia và rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, luật pháp cấm tiến hành trợ giúp để ai đó có mong muốn chết sẽ được chết, trừ trong những trường hợp đặc biệt là người ấy mắc bệnh không thể cứu chữa được nữa. 

Ông cụ kia vì thế đã rời Australia sang Thụy Sỹ. Ở đất nước này, luật pháp cho phép tiến hành trợ giúp để giúp những người có nguyện vọng chết thực hiện nguyện vọng đó. Có tới 10 tổ chức ở Thụy Sỹ được phép làm việc này. Thủ tục rất đơn giản.

Sẽ có hai bác sỹ Thụy Sỹ xác nhận là người muốn được chết kia rất tỉnh táo và minh mẫn khi quyết định muốn được chết. Người muốn chết sẽ uống một cốc pha trộn một số độc dược trước sự chứng kiến của thầy thuốc, luật sư và thân nhân gia đình. 

Ông Goodall không phải là người đầu tiên nhưng việc ông già này sang Thụy Sỹ để chết lại một lần nữa khuấy động cuộc tranh luận trên khắp thế giới về nên hay không nên trợ giúp để chết.

Giữa các quốc gia trên thế giới, luật lệ liên quan đến việc này rất khác nhau. Quan điểm cấm trợ giúp để chết xuất xứ từ quan điểm cho rằng luật pháp không thể tiếp tay cho những hành động đưa đến cái chết cho con người.

Luật trừng phạt nghiêm khắc mọi hành vi tước đoạt cuộc sống của con người. Bảo vệ và đảm bảo cuộc sống của con người là mục tiêu và bản chất nhân văn của luật. Theo đó thì cho dù nguyện vọng của ai đó muốn được chết bất kể vì lý do gì và được coi là chính đáng đến đâu cũng đều không thể được thực hiện bằng sự hỗ trợ của bên ngoài.

Bên ngoài có trách nhiệm hỗ trợ để duy trì và bảo vệ sự sống chứ không được phép đóng vai trò quyết định trong việc kết thúc sự sống. Những điều này được công nhận chung và tôn trọng chung bởi luật pháp thuần tuý thôi đã phải như thế mà vì tính nhân văn mà luật pháp càng phải như thế.

Chuyện này trở nên phức tạp và nhạy cảm trong trường hợp là con người chỉ muốn chết chứ không muốn tiếp tục sống nữa như ông Goodall, coi việc tiếp tục sống không còn là niềm vui mà là nỗi thống khổ. Tự tử là một giải pháp nhưng giải pháp này là tăng thêm tính bi kịch trong cuộc đời của con người chứ không đưa lại sự hài lòng thoả mãn cho người muốn được chết.

Cụ thể là muốn được chết một cách đàng hoàng, trong vòng tay của người thân và không để lại cho hậu thế điều tiếng gì. Bài toán này thật rất nan giải đối với cả luật lẫn lệ. Và cuộc tranh luận về câu hỏi luật lệ nào mới thật sự nhân văn chắc chắn sẽ còn dai dẳng mãi nữa.

Điều hiện có thể chắc chắn được là không vì cuộc tranh luận này mà luật pháp ở đại đa số các nước trên thế giới sẽ “cởi mở” như luật pháp ở Thụy Sỹ về vấn đề trợ giúp để chết bởi không thể lấy trường hợp cá biệt làm tiêu chí chính cho việc xác định và đảm bảo tính nhân văn của luật pháp. Luật kiên định như thế nên sẽ càng phổ biến cái lệ là lách luật này ở nơi có thể lách được. 

Ông già Goodall lách luật ở Australia bằng cách đi sang Thụy Sỹ để được trợ giúp chết ở Thụy Sỹ. Người này mong muốn thực sự như thế nhưng vô hình trung lại đã quảng bá cho cái lệ kia. Luật và lệ song song tồn tại bởi vẫn có những cách hiểu khác nhau về bản chất tính nhân văn của pháp luật hiện hành. Luật lệ đúng hay sai, hiện đại hay lạc hậu, thức thời hay bảo thủ, cấp tiến hay bất cập xem ra đều tuỳ thuộc vào cách hiểu của mỗi người và lợi ích của từng bên./.

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024
- Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Thành lập hai thành phố thuộc tỉnh Bình Dương và Tiền Giang... là chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; quy định về xét tặng các danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Nói xấu, bôi nhọ người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Loan
(PLVN) - Bạn Nguyễn Tùng (Bắc Ninh) hỏi: Vừa qua trên các trang mạng xã hội đang lùm xùm về vụ việc của Tiktoker “Vua quạt”. Anh này có hành vi nói xấu và bôi nhọ người khác. Vậy Tiktoker “Vua quạt” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Vụ công dân tố bị xâm phạm chỗ ở tại Hưng Yên: Công an huyện Yên Mỹ phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm

Vị trí quây bạt bị cho là có dấu hiệu xâm phạm chỗ ở. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Mỹ vừa ra Quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm số 537/QĐ-ĐCSHS-KTMT ngày 16/4/2024 về vụ việc xâm phạm chỗ ở của người khác. Căn cứ phục hồi là Kết luận giám định 215/KL-KTHS(KTS) ngày 7/12/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Công ty CP Thương mại Hà Nội muốn thêm chức năng nhà ở xã hội cho dự án trung tâm thương mại: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh cho biết "không đủ cơ sở pháp lý"

Dự án của Cty CP Thương mại Hà Nội chậm đưa đất vào sử dụng. Ảnh: Bùi Thanh
(PLVN) -  Cty CP Thương mại Hà Nội được tỉnh Bắc Ninh cho thuê đất để triển khai dự án Trung tâm thương mại dịch vụ (TTTMDV) từ 2008 và sau nhiều năm chậm đưa đất vào sử dụng, mới đây nhà đầu tư lại đề nghị bổ sung chức năng nhà ở xã hội vào dự án.

Một vụ khiếu kiện kéo dài liên quan Khu công nghiệp Xuyên Á (Long An): Hai vấn đề cần làm rõ để sớm giải quyết dứt điểm

Ông Lê (bên trái) và con trai nhiều năm nay đề nghị cơ quan chức năng làm rõ sự việc. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Từ nhiều năm nay, cơ quan chức năng huyện Đức Hòa và tỉnh Long An đã tổ chức nhiều cuộc làm việc để giải quyết sự việc giữa ông Trần Văn Lê (nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hạnh Bắc, SN 1945, ngụ ấp Rừng Dầu, xã Mỹ Hạnh Bắc) với Cty CP Ngọc Phong, liên quan việc giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai Khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á.

“Lùm xùm” tại dự án Dinh I Đà Lạt: UBND tỉnh và nhà đầu tư chưa thống nhất được số tiền bồi thường

Toàn cảnh Dinh I nhìn từ trên cao.
(PLVN) - Ngày 25/4/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt ngừng hoạt động khai thác kinh doanh, không tổ chức đón khách tại dự án King Palace (Dinh 1, đường Trần Quang Diệu, TP Đà Lạt). Đây là diễn biến mới nhất liên quan vụ “lùm xùm” tại dự án Dinh I kéo dài nhiều năm nay.