Dự thảo Luật Dân quân tự vệ sửa đổi: Vẫn còn tranh luận một số nội dung

Dân quân huyện Phú Xuyên, Hà Nội luyện tập sẵn sàng chiến đấu
Dân quân huyện Phú Xuyên, Hà Nội luyện tập sẵn sàng chiến đấu
(PLVN) - Xây dựng dân quân tự vệ (DQTV) vững mạnh và rộng khắp là vấn đề có ý nghĩa chiến lược cần phải thực hiện ngay từ thời bình, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, sẵn sàng chuyển sang thế trận chiến tranh nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc xây dựng, ban hành Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) là cần thiết.

Chính phủ chọn phương án 1 

Chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, trong 3 ngày từ 06 - 08/5, Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tiến hành thẩm tra 3 dự án Luật: dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) và dự án Luật Lực lượng dự bị động viên.

Tại buổi thẩm tra dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi), một trong những nội dung giải trình được quan tâm là đánh giá việc bố trí sĩ quan quân đội đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã ngay trong thời bình để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra, đồng thời tương ứng về chế độ, chính sách với công an xã đang xây dựng chính quy.

Theo báo cáo giải trình, trong quá trình dự thảo luật, Bộ Quốc phòng trình Chính phủ 2 phương án. Một là quy định trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã do sĩ quan QĐND Việt Nam đảm nhiệm.

Hai là quy định Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã là sĩ quan QĐND Việt Nam tại ngũ đảm nhiệm ngay từ thời bình. Chính phủ lựa chọn phương án 1 để thể chế hóa về cơ chế lãnh đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang ở cấp xã đã được xác định tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị, cụ thể hóa khoản 3 Điều 16 Luật Quốc phòng năm 2018 và tương thích với Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định về Công an xã.

Quy định như dự thảo luật không làm tăng biên chế, vì hiện nay, hầu hết Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đã qua đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở và đã là sĩ quan dự bị.

Do vậy, trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh thì đủ điều kiện gọi sĩ quan dự bị là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã phục vụ tại ngũ theo thẩm quyền và chỉ thực hiện ở địa phương được cấp có thẩm quyền quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.

Nếu quy định sĩ quan QĐND Việt Nam tại ngũ đảm nhiệm Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã ngay từ thời bình sẽ làm tăng 11.162 sĩ quan và tăng ngân sách nhà nước hàng năm bảo đảm tiền lương, phụ cấp, quân trang cho sĩ quan khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. Đồng thời làm dôi dư và phát sinh giải quyết chế độ, chính sách cho 11.162 công chức đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.

Vẫn tiếp tục nghiên cứu

Dự thảo báo cáo thẩm tra Luật Dân quân tự vệ sửa đổi đã nêu ra một số ý kiến băn khoăn về quy định “… trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã do sĩ quan QĐND Việt Nam đảm nhiệm” vì hiện nay, công an cấp xã đang được xây dựng chính quy và Trưởng công an xã có bậc hàm cao nhất là trung tá.

Các ý kiến này đề nghị nghiên cứu quy định Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã là sĩ quan quân đội đảm nhiệm ngay từ thời bình để cụ thể hóa chính sách của Đảng “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”, có đủ khả năng, trình độ kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra, tương thích với công an xã; đồng thời bảo đảm công bằng về chế độ, chính sách giữa công an xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.

Trước đó, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tổ chức Hội thảo phục vụ thẩm tra, chỉnh lý dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi). Cho ý kiến về quy định tại Điều 20 dự thảo Luật, Đại tá Lê Duy Sỹ - Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Ban soạn thảo cần lưu ý nghiên cứu kỹ. Hiện nay các xã đội trưởng đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp và đại đa số là sỹ quan dự bị, nắm chắc tình hình trên địa bàn về con người, địa hình.

Do đó tại sao không để cho đối tượng này chỉ huy mà lại đưa cán bộ sỹ quan về chỉ huy trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh? “Sỹ quan về, một là anh chưa chắc đã nắm được địa hình ở đấy. Hai nữa là không nắm được về tình hình dân cư, tư tưởng, đội ngũ dân quân xã đó thì làm sao có thể tổ chức chỉ huy được? Nếu các đồng chí này về thì xã đội trưởng đi đâu, làm cái gì?” - Đại tá Lê Duy Sỹ đặt câu hỏi.

Giải thích về nội dung này, Thượng tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, đây là vấn đề mà lãnh đạo Bộ Quốc phòng rất trăn trở. Lực lượng cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã được đào tạo rất cơ bản, có cả đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp và đều có bằng cấp đầy đủ.

Hiện nay, cán bộ quân sự cấp xã đang là sĩ quan dự bị cũng được thăng quân hàm theo niên hạn, trần quân hàm lên tới trung tá. “Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm sao cho phù hợp nhất. Nếu tăng thêm hơn chục nghìn sĩ quan cán bộ quân sự cấp xã thì đây cũng là bài toán phải điều chỉnh lực lượng rất lớn” - Thượng tướng Phan Văn Giang cho biết.

Một số ý kiến cũng cho rằng dự thảo quy định nam công dân đủ 18 tuổi đến 45, nữ công dân từ 18 đến 40 tuổi; nếu tình nguyện tham gia DQTV thì có thể đến 50 tuổi đối với nam, đến 45 tuổi đối với nữ. Nếu quy định như vậy là không hợp lý đối với các đơn vị tự vệ. Nhất là tới đây tuổi về hưu nâng lên, nếu giữ như tuổi hiện nay thì sẽ có rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp không đủ nguồn DQTV. 

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024
- Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Thành lập hai thành phố thuộc tỉnh Bình Dương và Tiền Giang... là chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; quy định về xét tặng các danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Nói xấu, bôi nhọ người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Loan
(PLVN) - Bạn Nguyễn Tùng (Bắc Ninh) hỏi: Vừa qua trên các trang mạng xã hội đang lùm xùm về vụ việc của Tiktoker “Vua quạt”. Anh này có hành vi nói xấu và bôi nhọ người khác. Vậy Tiktoker “Vua quạt” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Vụ công dân tố bị xâm phạm chỗ ở tại Hưng Yên: Công an huyện Yên Mỹ phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm

Vị trí quây bạt bị cho là có dấu hiệu xâm phạm chỗ ở. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Mỹ vừa ra Quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm số 537/QĐ-ĐCSHS-KTMT ngày 16/4/2024 về vụ việc xâm phạm chỗ ở của người khác. Căn cứ phục hồi là Kết luận giám định 215/KL-KTHS(KTS) ngày 7/12/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Công ty CP Thương mại Hà Nội muốn thêm chức năng nhà ở xã hội cho dự án trung tâm thương mại: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh cho biết "không đủ cơ sở pháp lý"

Dự án của Cty CP Thương mại Hà Nội chậm đưa đất vào sử dụng. Ảnh: Bùi Thanh
(PLVN) -  Cty CP Thương mại Hà Nội được tỉnh Bắc Ninh cho thuê đất để triển khai dự án Trung tâm thương mại dịch vụ (TTTMDV) từ 2008 và sau nhiều năm chậm đưa đất vào sử dụng, mới đây nhà đầu tư lại đề nghị bổ sung chức năng nhà ở xã hội vào dự án.

Một vụ khiếu kiện kéo dài liên quan Khu công nghiệp Xuyên Á (Long An): Hai vấn đề cần làm rõ để sớm giải quyết dứt điểm

Ông Lê (bên trái) và con trai nhiều năm nay đề nghị cơ quan chức năng làm rõ sự việc. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Từ nhiều năm nay, cơ quan chức năng huyện Đức Hòa và tỉnh Long An đã tổ chức nhiều cuộc làm việc để giải quyết sự việc giữa ông Trần Văn Lê (nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hạnh Bắc, SN 1945, ngụ ấp Rừng Dầu, xã Mỹ Hạnh Bắc) với Cty CP Ngọc Phong, liên quan việc giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai Khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á.

“Lùm xùm” tại dự án Dinh I Đà Lạt: UBND tỉnh và nhà đầu tư chưa thống nhất được số tiền bồi thường

Toàn cảnh Dinh I nhìn từ trên cao.
(PLVN) - Ngày 25/4/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt ngừng hoạt động khai thác kinh doanh, không tổ chức đón khách tại dự án King Palace (Dinh 1, đường Trần Quang Diệu, TP Đà Lạt). Đây là diễn biến mới nhất liên quan vụ “lùm xùm” tại dự án Dinh I kéo dài nhiều năm nay.