Từ tàu khu trục, frigate tới tàu sân bay trong chiến tranh hiện đại

MIG 17 của Không quân Việt Nam.
MIG 17 của Không quân Việt Nam.
(PLO) - Chiến tranh Việt Nam với vai trò tham chiến chính thức của Mỹ về hình thức đã bắt đầu chính là trên biển - từ cái gọi là Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Mỹ nói rằng, ngày 2/8/1964, các tàu phóng lôi của Bắc Việt Nam đã tấn công 2 tàu khu trục Mỹ trong Vịnh Bắc Bộ. Cho đến nay, vẫn chưa rõ là chuyện này đã xảy ra trên thực tế hay là do người Mỹ bịa đặt để có cớ phát động chiến tranh, hay là người Mỹ tưởng tượng ra?
Trong quá trình chiến sự sau đó, đã không xảy ra những trận hải chiến do sự bất cân đối về lực lượng hai bên.
Chỉ vào tháng 4/1972, khi quân đội Bắc Việt đã phát động cuộc tổng tiến công nhằm đánh bại hoàn toàn kẻ địch, 2 chiếc tiêm kích MiG-17 đã tấn công biên đội tàu Mỹ (1 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục) đang bắn phá bờ biển miền Bắc Việt Nam. 
Mặc dù các tiêm kích nhỏ này hoàn toàn không được thiết kế để tấn công các tàu chiến lớn, chúng đã gây thương tích nặng cho tàu khu trục USS Higbee, loại khỏi vòng chiến tháp pháo ở đuôi tàu. Người Mỹ tuyên bố đã bắn hạ 1 chiếc MiG, nhưng Hà Nội bác bỏ. 
Dù sao, đây cũng là cuộc tấn công bằng không quân thành công đầu tiên sau Thế chiến II nhằm vào các tàu Hải quân Mỹ.
Tàu ngầm PNS Ghazi (trước đây là tàu ngầm USS Diablo (SS-479) của Hải quân Mỹ, đóng trong những năm 1940) thuở còn tung hoành trên biển năm 1964.
 Tàu ngầm PNS Ghazi (trước đây là tàu ngầm USS Diablo (SS-479) của Hải quân Mỹ, đóng trong những năm 1940) thuở còn tung hoành trên biển năm 1964.
Bên cạnh đó, tại khu vực Biển Đông đang diễn ra cuộc xung đột kéo dài nhiều năm về chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện tại, Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với cả Biển Đông. Dĩ nhiên là các nước ven biển còn lại không chấp nhận, nhưng phản kháng trực tiếp thì không có nhiều nước trong khu vực trực tiếp lên tiếng, ngoài VN và Philippines.
Tháng 1/1974, đã diễn ra trận chiến tranh giành quần đảo Hoàng Sa giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Tham gia trận đánh ở phía Trung Quốc có 6 xuồng tuần tra (4 chiếc lớp Projekt 122 do Liên Xô đóng, 2 chiếc lớp 037 Hải Nam do Trung Quốc tự đóng), phía quân đội VNCH có 3 frigate và 1 chiến hạm nhỏ (corvette) do Mỹ đóng. 
Tất cả các tàu đều rất lạc hậu và thô sơ. Ưu thế thực tế về lực lượng thuộc về phía VNCH, nhưng người Trung Quốc đã giành chiến thắng khi đánh đắm tàu corvette của đối phương, còn các frigate thì rút lui. Gần như tất cả các xuồng tuần tra Trung Quốc đều bị thương nặng.
Tháng 3/1988 đã xảy ra trận đánh giành giật các đảo ở quần đảo Trường Sa giữa hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam. Thực ra, đây khó có thể gọi là một trận đánh khi 3 frigate Trung Quốc (tức là các tàu chiến thực sự) tấn công 2 tàu vận tải và 1 tàu đổ bộ (do Mỹ đóng trong những năm 1940) của Việt Nam. 
Cả 2 tàu vận tải đã bị đánh chìm, tàu đổ bộ bị thương nặng và lao lên một hòn đảo. 
Tuy vậy, mặc dù lực lượng đôi bên là không cân xứng, bộ đội Việt Nam đã kháng cự mãnh liệt, không để quân Trung Quốc chiếm hòn đảo mặc dù họ đã mất các tàu. 
Các tàu của Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh chẳng giúp gì cho Việt Nam mặc dù họ có các nghĩa vụ pháp lý đó. Giống như vào tháng 1/1974, các tàu Hải quân Mỹ ở vịnh Subic (Philippines) chẳng hề giúp đỡ gì cho hải quân VNCH mặc dù họ cũng có những cam kết như thế.
Tất cả những trận hải chiến nêu trên đã không có ảnh hưởng thực sự đến kết cục của các cuộc chiến tranh liên quan hay đơn giản chỉ là những trường hợp đơn lẻ.
Đối đầu hải quân Ấn Độ - Pakistan
Hoạt động tác chiến trên biển đã được tiến hành mạnh mẽ trong cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakistan vào tháng 12/1971. Ngay trong ngày đầu chiến tranh (4/12) tại vịnh Bengal, tàu khu trục INS Rajput của Ấn Độ, (trước đây là tàu khu trục HMS Rotherham (H09) của Hải quân Anh, đóng trong những năm 1940), đã đánh chìm tàu ngầm PNS Ghazi (trước đây là tàu ngầm USS Diablo (SS-479) của Hải quân Mỹ, đóng trong những năm 1940). 
Đêm mồng 4, rạng sáng mồng 5/12/1971, 3 xuồng tên lửa lớp Projekt 205 của Ấn Độ được sự bảo vệ của 2 frigate lớp Projekt 159 (đều do Liên Xô đóng) đã thực hiện cuộc tập kích vào cảng Karachi, dùng tên lửa chống hạm P-15 đánh chìm tàu khu trục PNS Khaibar, tàu quét lôi Muhafiz của Hải quân Pakistan, cũng như tàu vận tải Liberia chở đạn của Mỹ cho quân đội Pakistan. 
Tàu khu trục Shah Jahan bị thương nặng và bị cắt làm sắt vụn ngay sau chiến tranh.
Cần lưu ý rằng, cả 2 tàu khu trục Pakistan, cũng giống như tàu khu trục Eilat của Israel, đều được đóng ở Anh trong những năm 1940 khi mà chưa hề nói đến tên lửa chống hạm. Tuy nhiên, thành công của Hải quân Ấn Độ đã dẫn đến hiện tượng tuyệt đối hóa tạm thời các xuồng tên lửa. 
Đêm mồng 8, rạng sáng mồng 9/12/1971, Hải quân Ấn Độ dùng 4 xuồng tên lửa tấn công Karachi một lần nữa, đánh chìm 1 tàu Panama, 1 tàu Liberia, 1 tàu Anh và 1 tàu Hy Lạp; thiêu cháy không dưới một nửa các bồn nhiên liệu trong cảng Karachi.
Ngày 9/12/1971, Pakistan đã báo thù được phần nào: tàu ngầm PNS Hangor (tàu ngầm mới nhất lúc đó, lớp Daphné, do Pháp đóng) của Hải quân Pakistan đã đánh đắm frigate INS Khukri (cũng là tàu do Anh đóng trong thập niên 1940) của Hải quân Ấn Độ. 
Cho đến nay, đây là chiến thắng duy nhất của một tàu ngầm diesel trong suốt thời kỳ sau năm 1945 (có lẽ trường hợp thứ hai là vụ đánh đắm corvette Cheonan của Hải quân Hàn Quốc vào tháng 3/2010, nhưng vẫn chưa có thông tin khách quan xác nhận nó bị một tàu ngầm khác đánh chìm).
Tàu sân bay tự chế tạo INS Vikrant của Hải quân Ấn Độ.
 Tàu sân bay tự chế tạo INS Vikrant của Hải quân Ấn Độ.
Tàu sân bay Ấn Độ INS Vikrant (do Anh đóng và mang các máy bay cường kích Sea Hawk của Anh) được sự bảo vệ của 3 frigate đã triển khai hoạt động trong vịnh Bengal. Các máy bay Sea Hawk của tàu đã đánh đắm một số lượng lớn tàu vận tải, các giang hạm và xuồng ở Đông Pakistan, khu vực mà sau chiến tranh trở thành nước Bangladesh độc lập. 
Tại đây, quân Ấn Độ đã tác chiến như trên bãi tập vì quân Pakistan đã mất tàu ngầm duy nhất ở chiến trường này (chính là tàu ngầm PNS Ghazi) và toàn bộ không quân chiến đấu ngay trong ngày đầu của cuộc chiến tranh.
Khác với các cuộc chiến tranh khác, hoạt động chiến đấu trên biển trong cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakisttan năm 1971 đã có tầm quan trọng chiến lược: Hải quân Ấn Độ đã làm tê liệt hoạt động của hải quân và hạm đội tàu buôn Pakistan, cô lập hoàn toàn các khu vực Tây Pakistan và Đông Pakistan với nhau, tạo điều kiện cho Ấn Độ giành chiến thắng chung nhanh chóng.
(Còn tiếp).

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.