Vai trò tàu khu trục và frigate trong chiến tranh hiện đại

Tàu khu trục INS Eilat của Hải quân Israel.
Tàu khu trục INS Eilat của Hải quân Israel.
(PLO) - Thông tin Việt Nam tiếp tục đặt mua thêm 2 chiếc frigate hạng nhẹ lớp Gepard (Projekt 11661) từ Nga, sau hợp đồng 4 chiếc đã ký, trong đó có 2 chiếc đã được Nga bàn giao và đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam với tên gọi HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ, cho thấy sức mạnh tác chiến quan trọng của loại chiến hạm mặt nước này.
Các cuộc chiến tranh cục bộ sau năm 1945 không có nhiều trận hải chiến. Hoạt động chiến sự chủ yếu diễn ra trên bộ và trên không. Tuy nhiên, trong một số cuộc chiến tranh, chúng đã đóng vai trò quan trọng.
Đồng thời, ngoại trừ chiến tranh Falklands (Malvinas) năm 1982, các trận hải chiến đã diễn ra song song với các trận đánh chính, nhưng không tác động lớn đến kết cục chiến tranh.
Sự kiện đánh chìm khu trục Eliat
Ví dụ, điều đó đã xảy ra trong các cuộc chiến tranh Arab-Israel. Trận đánh nổi tiếng gần cảng Port Said ngày 21/10/1967, trong đó 2 xuồng tên lửa lớp Projekt 183R đã đánh chìm tàu khu trục Eilat của Israel chắc chắn chỉ có giá trị tinh thần. 
Thậm chí ảnh hưởng của nó đối với chiến lược hải quân nói chung cũng là phóng đại: Eilat chẳng qua là tàu chiến được đóng trong thập niên 1940, khi mà về nguyên tắc chẳng hề có tên lửa chống hạm, tương ứng là nó đã không thể ngăn chặn cuộc tấn công của các xuồng tên lửa Ai Cập. 
Đơn giản là người Israel đã đi hơi xa khi coi mình là bất khả chiến bại và để mất mọi sự thận trọng.
Sự giúp đỡ của Liên Xô cho người Arab không chỉ gói gọi ở việc chuyển giao vũ khí, mà còn đi đến cả tham gia trực tiếp vào chiến sự. 
Vào đầu năm 1968, ba tàu đổ bộ của Hạm đội Biển Đen dưới sự yểm trợ của một tàu hộ vệ và một tàu quét lôi đã đổ bộ gần 400 lính thủy đánh bộ cùng với 4 xe tăng Т-54, 10 xe tăng bơi PT-76 và 21 xe bọc thép chở quân BTR-60 lên bờ kênh đào Suez bên phía châu Á nhằm giữ vững quyền kiểm soát của Ai Cập đối với cửa vào con kênh. 
Người Israel đã không dám mạo hiểm cản trở cuộc đổ bộ.
Chủ lực hạm Wisconsin ở vịnh Persique, ngày 13/10/1990 (John Gaps III / AP).
 Chủ lực hạm Wisconsin ở vịnh Persique, ngày 13/10/1990 (John Gaps III / AP).
Chiến dịch thành công nhất của hạm đội Ai Cập (sau khi đánh đắm tàu khu trục Eilat) là cuộc tập kích của các tàu khu trục Nasser và Damietta với mục đích bắn phá các mục tiêu trên bờ của quân Israel ở cách cảng Port Said 40 km về phía đông vào đêm mồng 9, rạng sáng mồng 10/11/1969. 
Chắc chắn, quân Israel đã chịu thiệt hại rất nặng nề nên họ cố không nhắc đến sự kiện này. 
Trên đường rút, các tàu khu trục Ai Cập đã bị 40 máy bay Israel tấn công một cách vô hiệu. Dĩ nhiên, chỉ huy chiến dịch này là các chuyê gian Liên Xô. Thành công của chiến dịch một phần được lý giải là việc các mục tiêu bị tấn công ở gần các căn cứ của Ai Cập.
Tên lửa chống hạm xuất trận
Trong chiến tranh tháng 10/1973, lần đầu tiên đã nổ ra các trận đánh giữa các xuồng tên lửa. Trong các hải chiến này, phía Israel đã có chiến thuật lẫn vũ khí trang bị tốt hơn nhiều. Các tên lửa Gabriel do Israel tự sản xuất có kích thước nhỏ hơn nhiều tên lửa P-15 do Liên Xô sản xuất của người Arab, nhưng lại thích hợp hơn với tác chiến giữa các xuồng tên lửa.
Ngoài ra, các xuồng Israel cũng có vũ khí pháo mạnh hơn, nhờ đó, chúng đã đánh bồi thành công các xuồng tên lửa đối phương đã bị tên lửa Gabriel bắn bị thương.
Trong trận đánh gần Latakia vào đêm 6, rạng sáng ngày 7/10, 5 xuồng tên lửa Israel đã đánh chìm 3 xuồng tên lửa, 1 xuồng phóng lôi lớp Projekt 123K, 1 tàu quét lôi lớp Projekt 254 của Syria mà không bị sứt mẻ gì. 
Trong trận đánh thứ hai vào Latakia vào đêm 10, rạng sáng 11/10, họ đã đánh đắm 1 xuồng tên lửa lớp Projekt 205 và 1 chiếc lớp Projekt 183R, cũng như 1 tàu buôn Nhật Bản và 1 tàu buôn Hy Lạp.
Giữa các xuồng tên lửa của Hải quân Israel và Hải quân Ai Cập đã xảy ra 3 trận đánh. Ngoài ra, quân Ai Cập trong đêm đầu cuộc chiến đã bắn tên lửa chống hạm vào các mục tiêu trên bờ của Israel với hiệu quả khá cao. Trong các trận đánh này, quân Ai Cập đã mất 4 xuồng lớp Projekt 205, còn 2 xuồng lớp Projekt 183R đã bị người nhái chiến đấu Israel đánh chìm ở Port Said, nhưng họ cũng hy sinh trong chiến dịch này. 
Ai Cập tuyên bố đã đánh chìm một số xuồng tên lửa Israel, nhưng sau chiến tranh tất cả chúng vẫn còn nguyên trong biên chế của Israel. Tổn thất duy nhất của Hải quân Israel là 1 tàu hộ vệ bị pháo bờ biển Ai Cập bắn chìm.
Trận đánh trên biển cuối cùng tính đến nay giữa người Arab và Israel là cuộc tấn công của nhóm Hezbollah bằng tên lửa bờ biển chống hạm С-802 do Trung Quốc sản xuất (hoặc loại tên lửa sao chép C-802 là Noor) chống hộ vệ hạm (corvette) của Israel vào ngày 14/7/2006. 
Ở đây, câu chuyện Eilat đã tái diễn - người Israel đã quá chủ quan nên đã xảy ra cuộc tấn công mà họ lẽ ra đã hoàn toàn có khả năng ngăn chặn. Tuy nhiên, hậu quả kém nghiêm trọng hơn nhiều khi chiếc hộ vệ hạm này chỉ bị thương tích vừa phải và chết 4 thủy thủ.
Vai trò không quân hải quân
Hải quân của một nước Arab khác là Libya vào tháng 3/1986 đã tham gia vào cuộc xung đột ngắn với Hải quân Mỹ, kết quả là tổn thất tàu tên lửa nhỏ lớp Projekt 1234E do Liên Xô đóng và xuồng tên lửa lớp Combattante II do Pháp đóng. 
Cả 2 tàu chiến này đều bị các cường kích A-6 của Mỹ đánh đắm (theo một số thông tin khác, chiếc tàu tên lửa nhỏ bị đánh đắm không phải bởi cường kích mà bởi 1 tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ tàu tuần dương tên lửa Yorktown). 
Năm 2011, các máy bay Tornado của Anh đã đánh chìm ở Tripoli 1 frigate lớp Projekt 1159 do Liên Xô đóng và 3 xuồng tên lửa lớp Combattante II nữa mà lúc đó đã mất khả năng chiến đấu của Libya.
Tàu corvette Hanit của Israel, ngày 30/5/2010 (Israel Defense Forces / Flickr).
 Tàu corvette Hanit của Israel, ngày 30/5/2010 (Israel Defense Forces / Flickr).
Hải quân Liên Xô đã tham gia trực tiếp và khá tích cực vào các sự kiện ở khu vực Sừng Châu Phi trong những năm 1970-1990. Năm 1977, chiến tranh giữa Somalia và Ethiopia nổ ra, hơn nữa cả hai nước này đều được coi là đồng minh của Liên Xô. 
Moskva lựa chọn đứng về phía Ethiopia, điều đó dẫn đến việc cần phải di tản chuyên gia Liên Xô và gia đình họ khỏi Somalia. Để bảo đảm an toàn cho quá trình này, ngày 20/11/1977, một đơn vị Liên Xô đã được đổ bộ lên Mogadishu và đã bảo đảm tốt an toàn cho quá trình di tản.
Ethiopia với sự trợ giúp của Liên Xô và Cuba đã chiến thắng Somalia, sau đó lại lao vào cuộc chiến gay go với tỉnh nổi loạn Eritrea khi đó còn thuộc Ethiopia, khu vực chiếm toàn bộ đường bờ biển của Ethiopia. 
Liên Xô đã chuyển giao cho Ethiopia một khối lượng lớn vũ khí và đôi khi đã trực tiếp chiến đấu. Chẳng hạn, vào tháng 12/1977 - tháng 1/1978, tàu khu trục Vesky của Hạm đội Thái Bình Dương (lớp Projekt 56) đã bắn phá các trận địa của lực lượng Eritrea tại khu vực Massawa. 
Tháng 6/1978, bộ binh hải quân Liên Xô được đổ bộ lên Massawa và giao tranh với quân Eritrea để ngăn chặn lực lượng này đánh chiếm thành phố. Trong chiến đấu, bộ binh hải quân Liên Xô không chịu tổn thất gì. 
Có lẽ quân Liên Xô đã tiếp tục tham gia cuộc chiến này, nhưng chiến tranh Afghanistan lúc đó bùng nổ. Vì vậy, Moskva đã chỉ hạn chế ở việc cung cấp vũ khí và cử cố vấn, còn Hải quân Liên Xô thì sử dụng căn cứ trên đảo Dahlac gần bờ biển Ethiopia, tức là ở Eritrea.
Cuộc khủng hoảng nặng nề ở Liên Xô đã dẫn tới sự cắt giảm viện trợ cho Ethiopia, nhờ đó, quân Eritrea đã thiết lập được sự kiểm soát trên toàn bộ tỉnh này và bắt đầu tấn công sang chính Ethiopia. Họ có vũ khí trang bị khá hiện đại, trong đó có các xuồng chiến đấu mà nhờ đó, họ có khả năng tấn công căn cứ hải quân Liên Xô lúc đó đã bị cô lập hoàn toàn. 
Vào giữa tháng 5/1990, đã xảy ra trận đánh giữa tàu quét lôi Razvedchik (lớp Projekt 266M) của Hạm đội Biển Đen và 4 xuồng của Eritrea, trong đó 1 xuồng đã bị bắn chìm. Ngày 27/5, xuồng tuần tra AK-213 (lớp Projekt 205P) của Hạm đội Biển Đen cũng giao chiến với 4 xuồng của quân Eritrea, đánh đắm 2 hoặc 3 chiếc trong số đó. 
Sau đó, đối phương đã không dám mạo hiểm trực tiếp giao chiến với các tàu Liên Xô. Nhưng Moskva cũng đã quyết định sơ tán căn cứ hải quân khỏi Dahlac vì sự tồn tại của nó đã không còn ý nghĩa gì nữa. 
Ngày 19/10/1990, binh đoàn tàu của Hải quân Liên Xô (Tàu chống ngầm cỡ nhỏ MPK-118 Komsomolets Moldavyy (lớp Projekt 1124М), tàu quét lôi Paravan, 2 tàu đổ bộ cỡ lớn, tàu chở dầu Sheksna) làm nhiệm vụ rút căn cứ đã bị pháo và pháo phản lực của quân Eritrea bắn từ bờ biển. 
Tàu chống ngầm cỡ nhỏ đã bắn trả, chế áp các trận địa pháo và làm nổ tung một kho đạn. Đây là trận đánh cuối cùng của Hải quân Liên Xô.
(Còn tiếp)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.