Từ quy định hở đến… cố tình “chập cheng”

Thực tế nảy sinh một số bất cập, gây bức xúc dư luận khi mà người tâm thần không được  giám định tâm thần; ngược lại, có những kẻ giả bệnh tâm thần hòng thoát “lưới trời” lại được trưng cầu giám định nhiều lần.

[links()]Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành, việc giám định pháp y tâm thần không phải là một thủ tục tố tụng bắt buộc áp dụng đối với tất cả các bị can, bị cáo như ở một số nước có nền tố tụng tiên tiến.
Hiện tại, việc trưng cầu giám định pháp y để xác định tình trạng tâm thần cho bị can, bị cáo là do cơ quan tố tụng tiến hành, xuất phát từ yêu cầu của phía người phạm tội hoặc cũng có thể từ yêu cầu giải quyết vụ án nên cơ quan tố tụng tự trưng cầu. 

Thực tế nảy sinh một số bất cập, gây bức xúc dư luận khi mà người tâm thần không được  giám định tâm thần; ngược lại, có những kẻ giả bệnh tâm thần hòng thoát “lưới trời” lại được trưng cầu giám định nhiều lần, gây tốn kém thời gian, công sức và chi phí tố tụng, khiến dư luận hoang mang nghi ngờ vào tinh thần thượng tôn của pháp luật. 

hình minh họa
Hình minh họa
Trường hợp nào được giám định tâm thần?
Trước đây, Báo PLVN từng phản ánh trường hợp bị cáo Nguyễn Như Thảo ở Đan Phượng (Hà Nội) sinh trưởng trong một gia đình có di truyền về bệnh tâm thần, chị gái và anh trai Thảo bị tâm thần bỏ nhà đi lang thang rồi biệt tích. Bản thân Thảo thể trạng yếu ớt, trí tuệ chậm chạp, hơi “chập cheng” nên chỉ học hết lớp 3 thì ở nhà.
Khi phạm tội “Hiếp dâm trẻ em” bị Tòa án sơ thẩm tuyên án tù chung thân, thậm chí Thảo không biết kháng cáo mà chỉ có mẹ bị cáo và luật sư “kêu oan” thay và đề nghị giám định tâm thần cho bị cáo.
Cấp phúc thẩm xác định, bị cáo có mắc bệnh tâm thần nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nên tuyên giảm án cho Nguyễn Như Thảo từ chung thân xuống 20 năm tù. Dư luận cho rằng, mức án 20 năm tù vẫn là quá nặng đối với một bị cáo có nhược điểm tâm thần như Thảo và việc cơ quan tố tụng không trưng cầu giám định tâm thần cho bị cáo ngay từ giai đoạn đầu đã làm phương hại nghiêm trọng đến quyền lợi của bị cáo này.
Mới đây, TAND TP Hà Nội xét xử vụ án Phan Thanh Tùng rủ bạn là Trương Trung Hiếu sát hại bà nội của Tùng để cướp đôi hoa tai bằng vàng bán lấy tiền mua quà giáng sinh tặng bạn gái.
Tùng sinh trưởng trong một gia đình có yếu tố di truyền về bệnh tâm thần: cô ruột Tùng mắc bệnh tâm thần, suốt ngày chỉ la hét hoặc nằm một chỗ; anh và chị ruột của Tùng cũng bị thần kinh “chập mạch”.
Tùng tuy là đứa con khỏe mạnh nhất trong nhà nhưng trí tuệ chậm phát triển nên phải bỏ học giữa chừng. Dư luận bên cạnh việc phẫn nộ, lên án hành vi mất hết nhân tính của Tùng thì cũng hết sức băn khoăn: Phải chăng bị cáo xuất thân trong một đại gia đình có “truyền thống” tâm thần nên cũng “có vấn đề” về thần kinh?.
Tại sao cơ quan tố tụng không trưng cầu giám định pháp y tâm thần cho bị cáo?. Nếu được trưng cầu giám định tâm thần, rất có thể Phan Thanh Tùng đã không phải chịu mức án nghiêm khắc nhất của pháp luật.
Giám định lại: quy định còn bỏ ngỏ
Thực tiễn tố tụng cho thấy, có nhiều vụ án bị can, bị cáo được trưng cầu giám định tâm thần nhiều lần và cho các kết quả “vênh” nhau. Đơn cử, bị cáo A thực hiện hành vi giết người được trưng cầu giám định tâm thần (lần 1) cho kết quả mắc bệnh tâm thần, hoàn toàn không có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi nên được miễn TNHS, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 
Do gia đình bị hại không đồng tình với kết luận giám định trên nên bị cáo A được tiến hành giám định lại (lần 2). Kết quả cho thấy bị cáo mắc bệnh tâm thần, giảm khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhưng vẫn phải chịu TNHS. Như vậy, hai kết quả giám định tuy Bị cáo và gia đình tiếp tục đề nghị giám định lại…
LS Nguyễn Thị Hạnh Hương (VPLS số 5, Hà Nội) cho biết, hiện pháp luật tố tụng không quy định việc giám định lại được thực hiện mấy lần nên tùy thuộc vào cơ quan tố tụng, sẽ rất khó kiểm soát được sự chi phối của yếu tố chủ quan.
Hơn nữa, kết luận giám định pháp y tâm thần cũng chỉ là một nguồn chứng cứ, cho dù đó là chứng cứ rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc người phạm tội có phải chịu TNHS hay không, hoặc chịu trách nhiệm đến đâu, được đi “nghỉ mát” để điều trị bệnh hay phải ngồi tù?.
Theo bà Hương, điều khó nữa là Thẩm phán người có quyền đánh giá chứng cứ ấy lại không có chuyên môn về lĩnh vực chuyên ngành nên khó tránh được sai lầm. Thường thì kết luận giám định tâm thần chỉ cho mã số mà không dịch ra tỉ lệ phần trăm như giám định thương tật nên chẳng khác nào “đánh đố” khiến nhiều phen cơ quan tố tụng lại phải làm Công văn yêu cầu giải thích.
Khắc phục cách nào?
Ở một số nước có nền tố tụng tiên tiến, việc giám định pháp y tâm thần là một thủ tục tố tụng bắt buộc áp dụng đối với tất cả các bị can, bị cáo. Thực hiện được như vậy sẽ loại trừ được những trường hợp giả bệnh cũng như người tâm thần gây án sẽ có phải chịu TNHS hay không và nếu có thì phải chịu TNHS đến đâu?.
Tuy nhiên, đây là vấn đề cực kỳ nan giải, khó có thể thực hiện được ở Việt Nam giai đoạn này- khi mà hầu hết các bệnh viện tâm thần và việc giám định pháp y tâm thần luôn ở tình trạng quá tải. 
Để khắc phục tình trạng người mắc bệnh tâm thần thì không được trưng cầu giám định để nên nỗi gù lưng “cõng án”, còn kẻ giả bệnh thì lại được giám định nhiều lần, thiết nghĩ cần phải quy định rõ khái niệm “trưng cầu giám định pháp y tâm thần trong trường hợp cần thiết” là một phạm trù chỉ nội dung, chỉ bản chất vụ án, chứ không thể bị chi phối bởi ý kiến chủ quan của cán bộ tố tụng có thẩm quyền trưng cầu giám định.
Thành Nam   

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.