Khắc phục tình trạng lạm dụng giám định

Theo đề xuất, trường hợp đã có chứng cứ, tài liệu xác định được hành vi, người phạm tội, phương thức, thủ đoạn… thì không tiến hành trưng cầu GĐTP. (Hình minh họa)
Theo đề xuất, trường hợp đã có chứng cứ, tài liệu xác định được hành vi, người phạm tội, phương thức, thủ đoạn… thì không tiến hành trưng cầu GĐTP. (Hình minh họa)
(PLVN) - Theo đường lối, chủ trương của Đảng, lần sửa đổi tới đây của Luật Giám định tư pháp (GĐTP) được xác định là phải tập trung  vào tháo gỡ những khó khăn trong công tác GĐTP phục vụ giải quyết án tham nhũng, kinh tế. Thực hiện đường lối, chủ trương trên, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều vấn đề cơ bản.

Chứng cứ rõ ràng thì không trưng cầu giám định

Cụ thể, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (đơn vị được Bộ giao chủ trì xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GĐTP) Đỗ Hoàng Yến cho biết: Để khắc phục tình trạng lạm dụng GĐTP để gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố và xét xử khi kết quả điều tra, chứng cứ đã rõ ràng, dự án Luật bổ sung một số quy định về căn cứ, cách thức trưng cầu giám định. 

Trong đó, về căn cứ, ngoài những trường hợp bắt buộc trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, chỉ khi cần có đánh giá, kết luận của tổ chức, người GĐTP về chuyên môn đối với nội dung, vấn đề có liên quan trong vụ việc, vụ án để chứng minh hành vi phạm tội, người phạm tội, phương thức, thủ đoạn, phương tiện phạm tội, tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền mới ra quyết định trưng cầu giám định.

Trường hợp đã có chứng cứ, tài liệu xác định được hành vi phạm tội, người phạm tội, phương thức, thủ đoạn, phương tiện phạm tội, tính chất, mức độ hậu quả của hành vi phạm tội thì không tiến hành trưng cầu GĐTP (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 25).

Về cách thức, dự án Luật bổ sung quy định cách thức trưng cầu giám định đối với trường hợp vụ việc, vụ án có nhiều nội dung cần giám định hoặc nội dung phức tạp; trường hợp nội dung cần trưng cầu giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực, thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức; trường hợp quyết định trưng cầu giám định có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực, chuyên ngành giám định hoặc trách nhiệm của nhiều bộ, ngành hoặc cơ quan, tổ chức khác nhau.

Quy định này nhằm khắc phục việc các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng, khó khăn khi cần trưng cầu giám định đối với các vụ án tham nhũng có quy mô lớn liên quan đến chuyên môn của nhiều bộ, ngành khác nhau như thời gian qua.

Bên cạnh đó, để tạo cơ sở pháp lý thống nhất, bảo đảm chặt chẽ trong việc đánh giá, sử dụng kết luận GĐTP, dự án Luật bổ sung quy định về căn cứ, cách thức đánh giá, sử dụng kết luận GĐTP. Theo đó, người tiến hành tố tụng khi đánh giá, sử dụng kết luận GĐTP cần phải căn cứ vào: trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ của người giám định; phương pháp, quy trình thực hiện giám định; trang thiết bị, phương tiện sử dụng thực hiện giám định; các yếu tố bảo đảm sự độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định. Quy định này nhằm khắc phục tình trạng khó khăn, thiếu cơ sở trong đánh giá, sử dụng kết luận GĐTP hiện nay.

Tránh “vướng” với pháp luật tố tụng

Tại cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung diễn ra mới đây dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Lê Thành Long, một số đại biểu đến từ Bộ Công an đã nêu nhiều góp ý về vấn đề trên. Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành pháp, tư pháp Vũ Huy Khánh băn khoăn về tính đồng bộ của quy định căn cứ, cách thức… trưng cầu giám định tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung với quy định liên quan tại Bộ luật Tố tụng Hình sự do phạm vi điều chỉnh những quy định này lại thuộc Bộ luật Tố tụng Hình sự. 

Còn ông Trần Minh Lệ (Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra) phân tích, Điều 25 Luật GĐTP hiện hành quy định về trình tự, thủ tục, cách thức trưng cầu giám định, liên quan đến nhiều lĩnh vực, không chỉ có tố tụng. Nếu bổ sung quy định về căn cứ trưng cầu vào ngay khoản 1 Điều 25 thì không hợp lý về vị trí và nội dung sẽ bị dài dòng khi đánh giá về phương thức, thủ đoạn, công cụ, phương tiện.

Ông Lệ đề nghị giữ nguyên Điều 25 và làm rõ nội dung quyết định trưng cầu gồm những gì, nếu có bổ sung thêm thì chỉ quy định ngắn gọn là nội dung trưng cầu liên quan đến việc chứng minh hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.

Ông Nguyễn Minh Châu (Cục Giám định nhà nước về công trình xây dựng, Bộ Xây dựng) lại nhất trí với việc bổ sung các căn cứ, đánh giá sử dụng kết quả kết luận giám định… Bên cạnh đó, ông Châu mong muốn bổ sung quyền, nghĩa vụ cho bên được trưng cầu như cơ chế để thu hút người làm giám định hoặc các chế tài xử phạt khi có hành vi vi phạm.

Bàn về vấn đề trên, Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định phạm vi sửa đổi Luật GĐTP cần tập trung cao theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Còn trong quá trình xây dựng dự thảo Luật mà phát hiện thêm những vấn đề khác vướng mắc có thể sửa thì mới xem xét để sửa đổi.

Bộ trưởng cũng cho rằng cần cân nhắc thêm khi đặt ra việc sửa đổi các quy định về căn cứ, cách thức… trưng cầu giám định trong pháp luật tố tụng. Vì vậy, chỉ những quy định nào phục vụ trực tiếp cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà không trái với pháp luật tố tụng thì sẽ sửa đổi trong Luật GĐTP, kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp thiết của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Đọc thêm

Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai năm 2024

Các đại biểu chính thức phát động Cuộc thi.
(PLVN) -Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự chỉ đạo của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương. Sáng ngày 7/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp Đoàn Thanh niên Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai E - Golden năm 2024.

Việt Nam - Italia: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi

Toàn cảnh buổi tiếp.
(PLVN) - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã tiếp xã giao ông Marco Della Seta, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Italia tại Việt Nam cùng Đoàn cán bộ của Ủy ban Con nuôi quốc tế Italia (CAI) nhân dịp Đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn công tác do ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch Ủy ban CAI, cơ quan thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Italia làm trưởng đoàn.

Nhiều kết quả tích cực trong thúc đẩy bình đẳng giới

Toàn cảnh Phiên thảo luận.
(PLVN) - Ngày 6/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp – Cam kết quốc tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của Việt Nam”.

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ
(PLVN) - Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) của cả nước, ngày 04/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Đoàn cơ sở Học viện Tư pháp và các Chi đoàn, Đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức chương trình "Dâng hương và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội". Đồng chí Trịnh Xuân Tùng - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.