Hương Khê – Hà Tĩnh: Chưa cưỡng chế thi hành án là có cơ sở pháp lý

Ông Võ Thuần Nho – Chi cục trưởng Chi cục THADS Hương Khê
Ông Võ Thuần Nho – Chi cục trưởng Chi cục THADS Hương Khê
(PLVN) -Để tránh hậu quả khó khắc phục trong thi hành bản án số 12/2019/DS-PT ngày 19/6/2019 của TAND tỉnh Hà Tĩnh về “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, Chi cục THADS huyện Hương Khê chưa thực hiện ngay việc cưỡng chế thi hành, mà tiến hành thực hiện quy trình giải quyết vướng mắc, báo cáo Ban chỉ đạo THADS huyện chỉ đạo theo quy định. 


Cụ thể, ngày 11/02/2020, Chi cục THADS huyện Hương Khê đã báo cáo Ban chỉ đạo THADS huyện Hương Khê xem xét chỉ đạo. Sau đó, Ban chỉ đạo THADS huyện Hương Khê có chỉ đạo: “Quá trình thi hành án ông Hùng và bà Nga chống đối quyết liệt, kiên quyết không tiếp tục thực hiện hợp đồng để giao lại quyền sử dụng đất cho ông Trâm, bà Hoa; Liên tục có đơn kêu cứu – đề nghị khẩn cấp, yêu cầu hoãn thi hành án, tuyệt mệnh thư, cho rằng Bản án vô cùng oan sai...Tài liệu kèm theo đơn của bà Nga, ông Hùng và Biên bản xác minh của Chi cục THADS huyện cho thấy, Bản án khó thi hành, có dấu hiệu có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật và áp dụng Án lệ. Vì vậy Chi cục THADS huyện chủ trì phối hợp với UBND Thị trấn và các tổ chức đoàn thể, tiếp tục vận động các bên đương sự thỏa thuận tự nguyện thi hành án, nếu không có kết quả thì trưng cầu cơ quan có thẩm quyền và ngành cấp trên nghiên cứu hướng dẫn; Hoặc kiến nghị xem xét lại Bản án nếu có căn cứ”.

Chi cục THADS phối hợp UBND thị trấn Hương Khê tiếp vận động các bên đương sự tự nguyện thỏa thuận về thi hành án, nhưng không có kết quả; Ngày 17/02/2020 Chi cục THADS huyện tham mưu cho Ban chỉ đạo THADS huyện văn bản số 175/BC-BCĐTHADS báo cáo vụ việc thi hành án dân sự có khó khăn vướng mắc đề nghị xem xét, chỉ đạo, kiểm tra, giải quyết gửi Ban chỉ đạo THADS tỉnh, Cục THADS tỉnh, Viện KSND tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh; Nhưng đến ngày 19/4/2020 không có cơ quan nào trả lời.

Vì vậy, ngày 20/4/2020 Chi cục THADS huyện Hương Khê ban hành Văn bản số 222/KN-CCTHADS Kiến nghị xem xét lại Bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, gửi đến Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội là thực hiện đúng chỉ đạo của Ban chỉ đạo THADS huyện Hương Khê.

Chi cục THADS huyện Hương Khê kiến nghị đến Tòa án nhân dân cấp cao xem xét lại Bản án. Với 5 nội dung được phát hiện thông qua xem xét nội dung trong bản án, kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Chấp hành viên, tài liệu do bên được thi hành án (ông Trâm, bà Hoa) nộp trực tiếp cho Chi cục và tài liệu theo các đơn kêu cứu, xin hoãn thi hành án của bên phải thi hành án (ông Hùng, bà Nga) gửi đến.

Một là, Giấy chuyển quyền sử dụng đất của ông Hùng chuyển cho ông Trâm và bà Hoa không chỉ vô hiệu về hình thức, mà còn vi phạm các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất do pháp luật về đất đai và Bộ luật dân sự. 

Hai là, về tài liệu chứng minh bên chuyển nhượng (ông Hùng, bà Nga) đã nhận tiền, có nhiều điểm bất cập: số liệu được các bên (ông Hùng và ông Trâm) thừa nhận chỉ có 46.500.000, đồng trả nợ ngân hàng do ông Hùng nhận và viết giấy chuyển nhượng; và 31 triệu là nợ vay trả lãi của bà Nga và bà Hoa. Trong khi giấy xin chuyển nhượng với giá 90 triệu, Bản án phản ánh đã nhận 96 triệu. Không có tài liệu nào xác định bà Nga vợ ông Hùng đã nhận tiền chuyển nhượng. 

    Ba là, Áp dụng án lệ  không đúng thực tế: Bản án, nêu áp dụng án lệ số 04/2016/AL:…Trường hợp nhà đất là tài sản chung vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng, nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cũng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; Bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý sử dụng nhà đất đó  công khai, người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất. 

Nhưng Biên bản xác minh ngày 05/12/2019 do ông Hùng, bà Nga, ông Trâm, bà Hoa phản ánh, quá trình sử dụng đất từ khi ký giấy chuyển nhượng ngày 28/5/1998 đến nay do ông Hùng và bà Nga quản lý sử dụng. Mặt khác ông Hùng và bà Nga đang sử dụng công khai, xây dựng 02 ky ốt cho thuê công khai trên đất này (cạnh UBND Thị trấn Hương Khê). 

Bốn là, về thời hiệu khởi kiện: Đây là trường hợp tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất; không phải là tranh chấp về quyền sử dụng đất; Như vậy, Giấy chuyển nhượng đất ở của ông Hùng và ông Trâm lập ngày 28/5/1998, đến năm 2019 không còn thời hiệu khởi kiện; thuộc trường hợp đình chỉ theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12. 

Năm là, vụ việc tranh chấp này, tại Bản án số 123/2013/HC-PT ngày 10/7/2013 của Tòa phúc thẩm TANDTC và Bản án số 01/2012/HC-ST ngày 22/8/2012 của TAND tỉnh Hà Tĩnh đều có chung nhận định và kết luận:  “Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập từ năm 1998 nhưng đến 2001, ông Trâm mới đi làm thủ tục chuyển nhượng. Tại thời điểm này, trình tự thủ tục chuyển nhượng QSDĐ phải thực hiện theo Nghị định 17/1999/NĐ-CP của Chính phủ nhưng hồ sơ chuyển nhượng không tuân thủ theo biểu mẫu đã được quy định theo khoản 1 Điều 10 của Nghị định mà vẫn chấp nhận bản thỏa thuận chuyển QSDĐ được hai bên lập ngày 02/6/1998 (bản ngày 28/5/1998). Mặt khác, trong các bản thỏa thuận này đều có tên của các bà vợ của ông Hùng, ông Trâm là bà Nga, bà Hoa nhưng phần cuối của các bản thỏa thuận này bà Nga, bà Hoa không ký tên, không tuân thủ các quy định của pháp luật nên đã vi phạm cả về nội dung lẫn hình thức của hợp đồng”. Vì vậy Tòa phúc thẩm TANDTC đã tuyên hủy Bản án số 01/2012/HC-ST ngày 22/8/2012 của TAND tỉnh Hà Tĩnh; Giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Hà Tĩnh giải quyết lại theo thủ tục chung.  

Đến nay, TAND tỉnh lại tuyên tiếp tục thực hiện hợp đồng theo giấy xin chuyển nhượng ngày 28/5/1998, là có mâu thuẫn với nhận định của Tòa cấp trên. Như vậy, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hương Khê chưa cuỡng chế thi hành bản án là có cơ sở pháp lý.

Đọc thêm

Siết chặt chế tài xử lý để hạn chế tình trạng vỡ “họ”

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 26/12. Hội nghị do Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Lê Thị Hoàng Thanh chủ trì.

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.