Từ học sinh cá biệt đến chủ nhân giải Nobel Y học

Nhà khoa học người Anh vừa được trao giải Nobel y học vì công trình nghiên cứu mang tính đột phá về tế bào gốc đã từng bị các thầy cô giáo ở trường trung học đánh giá là quá dốt trong các môn khoa học.

Nhà khoa học người Anh vừa được trao giải Nobel y học vì công trình nghiên cứu mang tính đột phá về tế bào gốc đã từng bị các thầy cô giáo ở trường trung học đánh giá là quá dốt trong các môn khoa học.

 Giáo sư John Gurdon. Ảnh: Telegraph
Giáo sư John Gurdon. Ảnh: Telegraph
Khi 15 tuổi, giáo sư John Gurdon đã bị các giáo viên xếp cuối cùng trong tổng số 250 học sinh nam cùng lớp sinh học ở trường Cao đẳng Eton. Cậu bé Gurdon khi đó cũng “đội sổ” trong tất cả các môn khoa học khác.
Vậy mà 64 năm sau ông Gurdon đã được công nhận là một trong những "bộ óc" xuất sắc nhất ở thế hệ của ông sau khi được trao giải thưởng trị giá 1,2 triệu USD cùng với nhà nghiên cứu về tế bào gốc của Nhật Bản Shinya Yamanaka. Phát biểu tại London sau khi nhận được thông tin về giải thưởng, giáo sư Gurdon tiết lộ rằng bản báo cáo thành tích học tập của ông hiện vẫn được đặt trên bàn làm việc ở Viện Gurdon ở Cambridge. 
Nhà sinh vật học xuất sắc cho biết, bản thành tích khiến ông nghĩ rằng việc theo đuổi khoa học ở trường đại học có thể sẽ “chắc chắn là một sự lãng phí thời gian” và đó cũng là thứ duy nhất ông đã cẩn thận đóng khung lại. Giáo sư Gurdon cho hay, giáo viên đã viết bản đánh giá dành cho ông là Gaddum, trên thực tế là một người phụ trách bảo tàng được thuê để dạy cho những học sinh yếu kém nhất.
“Bản báo cáo viết rằng, học sinh Gurdon có hứng thú với môn khoa học và rằng đó thực sự là một ý định nực cười. Dù biết các thí nghiệm không đưa ra được kết quả là bình thường nhưng bản báo cáo vẫn khiến tôi nghĩ có lẽ thầy giáo ấy đã nói đúng” – ông Gurdon kể lại.
Sau khi nhận được báo cáo, Gurdon đã quyết định chuyển sự hướng sang các tác phẩm kinh kiển và theo học ở trường Cao đẳng Christ Church thuộc Đại học Oxford trước khi quyết định theo đuổi môn sinh học. Cũng chính tại trường Đại học Oxford, nghiên cứu sinh Gurdon đã công bố công trình nghiên cứu đột phá về di truyền và chứng minh được rằng tất cả các tế bào trong cơ thể đều chứa các gene giống nhau.
Vào năm 1962, John Gurdon đã phát hiện điều này nhờ việc lấy tế bào ruột của một con ếch trưởng thành, loại bỏ các gene của nó và cấy chúng vào tế bào trứng. Quả trứng này sau đó phát triển thành nòng nọc bình thường. 
Công trình nghiên cứu của ông Gurdon cũng đã dẫn tới việc giáo sư Ian Wilmut cho ra đời chú cừu nhân bản vô tính Dolly vào năm 1996 và phát hiện tiếp theo của giáo sư người Nhật Bản Yamanaka rằng các tế bào trưởng thành có thể được “tái lập trình” thành các tế bào gốc để sử dụng trong y học. Điều này có nghĩa rằng, tế bào từ da người có thể trở thành các tế bào gốc, từ đó có thể biến thành bất kỳ loại mô nào trong cơ thể, có thể thay thế các mô bị bệnh hay đã bị hư hại của các bệnh nhân. 
Về giải thưởng vừa đạt được, giáo sư Gurdon cho biết có thể ông sẽ dành khoản tiền thưởng cho một quỹ do ông sáng lập để hỗ trợ các nghiên cứu sinh tiến sĩ trong năm học thứ 4 của họ. Giáo sư Gurdon cũng thừa nhận ông sẽ đặc biệt vui mừng nếu giáo sư Wilmut được nhận 1/3 giải thưởng. 
Minh Ngọc (theo Telegraph)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.