Từ Côn Đảo nghe Bác mất

Vào mùa nghỉ hè niên học 1964, sau cả chục năm biệt tích, bỗng xuất hiện mấy cán bộ đi lại vào lúc nửa chiều trên vùng cát Điện Bàn. Xóm làng trở nên chộn rộn khi mấy anh du kích xuất hiện. Dù học chưa xong chương trình trung học phổ thông cơ sở, lúc bây giờ là đệ tứ, Văn Đức Long thấy rạo rực như cá ức nước mưa giông, anh rời ghế nhà trường, tham gia du kích xã. Chưa hết mùa hè năm 1965, Long cùng hàng trăm thanh niên Điện Bàn bước qua Cầu vinh quang, thoát ly lên đường, gia nhập các đoàn quân giải phóng.

Vào mùa nghỉ hè niên học 1964, sau cả chục năm biệt tích, bỗng xuất hiện mấy cán bộ đi lại vào lúc nửa chiều trên vùng cát Điện Bàn. Xóm làng trở nên chộn rộn khi mấy anh du kích xuất hiện. Dù học chưa xong chương trình trung học phổ thông cơ sở, lúc bây giờ là đệ tứ, Văn Đức Long thấy rạo rực như cá ức nước mưa giông, anh rời ghế nhà trường, tham gia du kích xã. Chưa hết mùa hè năm 1965, Long cùng hàng trăm thanh niên Điện Bàn bước qua Cầu vinh quang, thoát ly lên đường, gia nhập các đoàn quân giải phóng.

Đơn vị tiếp nhận Long là Sư đoàn bộ binh số 2, trực thuộc Quân khu 5, thường gọi là Sư Hai. Từ tháng 3-1968, sau chiến dịch Xuân Mậu Thân, Đặc Khu ủy Quảng Đà đưa 37 cán bộ là đảng viên của Hòa Vang và Điện Bàn vào thành phố Đà Nẵng, xây dựng nên những chi bộ mới. Và, ngày 23-3-1968, thành lập đơn vị Q.91 Quảng Đà, gọi là biệt động Lê Độ. Văn Đức Long từ Sư Hai được điều động về Q.91 Quảng Đà…

Vào lúc 0 giờ 30 ngày 5-5-1968, mở màn chiến dịch Hè trên toàn chiến trường Quảng Đà. Riêng Đà Nẵng, Tiểu đoàn 89 đặc công tập kích bãi xe Cẩm Bình, phá hủy 56 xe, diệt một đại đội lính Mỹ. Pháo binh pháo kích vào sân bay Đà Nẵng, sân bay Nước Mặn, sân bay Xuân Thiều, căn cứ hải quân Sơn Trà, tổng kho An Đồn. Hai mũi biệt động nội thành, gồm 16 chiến sĩ, nhận nhiệm vụ đánh vào hai mục tiêu là Tòa thị chính và Đài phát thanh Đà Nẵng. Văn Đức Long nhận chức vụ mũi trưởng, cùng 8 chiến sĩ đánh Tòa thị chính Đà Nẵng, với một yêu cầu cho nổ một khối thuốc chừng 20kg, gây một tiếng vang lớn trong sào huyệt của quân thù.

Hôm ấy, ngày 30-4-1968, tại một căn nhà nhỏ trong lùm tre ở Dốc Ba Lê, thôn Châu Lâu, xã Điện Hồng, nơi đơn vị đóng quân, Long được chi bộ đơn vị kết nạp vào Đảng, trước bốn ngày xuất quân.

Trong buổi chiều liên hoan trước khi lên đường, Quận đội trưởng Kim dặn dò, trong đó có một ý mà anh em chiến sĩ chú ý, là làm sao, trước giờ hành động, tập kết đủ quân số. Đủ quân số có nghĩa là đã đạt 95% thành công. Buổi xuất quân có mặt ông Sỹ Tấn, cán bộ phụ trách Binh vận, có ông Hà Bân - Chính trị viên Thành đội, anh Khuôn cán bộ bảo vệ… Quận đội trưởng Kim đứng trước sơ đồ trận đánh, nói: “Trước mặt các đồng chí là rất nhiều huân chương - anh chỉ số huân chương trên bàn - các đồng chí chọn cái huân chương nào thì chọn. Sau trận đánh thắng, lãnh đạo sẽ gắn huân chương lên ngực các đồng chí!”. Buổi lễ xuất quân thật nghiêm trang, thật xúc động. Trước khi đứng lên phát biểu hứa sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, Long thầm nghĩ, “một là xanh cỏ, hai đỏ ngực”.

Thế nhưng, kế hoạch bất thành, Long và một số biệt động và giao liên phục vụ cho hai mục tiêu bị rơi vào tay địch. Bị đưa qua lao Thanh Bình, Long chịu tra tấn cực hình. Sau một tháng tra hỏi, Long một mực khai là Nguyễn Đình Thiệp, quê An Nông-Hòa Hải đi làm thuê.

Ngày 6-9-1968, Long cùng trong số 92 tù chính trị của Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi bị đưa ra Côn Đảo. Hai hàng lính mặt mày lăm lăm, tay cầm những cây gỗ tròn như ngón chân cái, trợn mắt, nheo mày nhìn anh em tù, lên giọng côn đồ: Đây là Côn Sơn chứ không phải đất liền nghe con!

Côn Sơn đi dễ khó về,

Già đi bỏ xác, trẻ về còng lưng

Tất cả vào trại 1. Mấy hôm thì qua trại 6.

Ngày 12-9-1968, vì tuyên bố chống chào cờ, bị đánh tả tơi, chúng đưa bốn anh em từ Đà Nẵng ra là Hoàng Nam, Văn Đức Long, Phan Chánh Dinh, Nguyễn Đình Trung và Trương Công Bằng vào một cái nhà dù. Trên nền sạp làm bằng cây cau rừng, năm anh em nằm tựa vào nhau, truyền hơi ấm cho nhau. Bỗng nửa đêm có tiếng người gọi. Cửa mở, một người đưa vào một gói thuốc viên và một cái xô nhựa, trong xô là một thứ nước đùng đục như nước cơm. Anh em nhìn cái xô nước, rồi nhìn nhau đầy nghi ngờ, bọn chủ ngục âm mưu gì đây?

Từ trong phòng mờ mờ, xuyên qua cái khe ánh sáng giữa hai tấm dù, nhìn ra ngoài, Long nhận ra người đưa cái xô nước vào trông khá quen. Long chồm ra nhìn rồi hỏi: Anh có phải là anh Phước không?

Sao anh biết tôi? Người vừa đưa cái xô nước nhìn Long, ngạc nhiên.

Anh Phước chỉ cái xô nước, nói: Lãnh đạo bảo tôi tìm thuốc bổ dưỡng cho các anh, thuốc viên thì uống cho giảm máu bầm. Đó là nước thuốc hòa ra, uống bổ phổi. Anh Phước dặn mấy lời ngắn gọn rồi đi. Mỗi anh làm một ca đầy cái nước đục như nước cơm. Sau nầy biết đó là thuốc bổ mà các anh của mình, là tù nhân nhưng là bác sĩ như bác sĩ Nguyễn Minh Triết, y tá Nguyễn Kim Phước… chúng cho ra làm ở bệnh xá, đã trích bớt từ thuốc của quân phạm và thường phạm cho anh em mình bị đau nặng, bị đánh đòn tra.

Nguyễn Kim Phước là anh ruột của Nguyễn Thị Vinh, cô bạn học cùng lớp với Long ở trường tiểu học Cẩm Hà.

Sau cái đêm uống thuốc bổ phổi mấy ngày thì, nửa đêm, Nguyễn Kim Phước đến phòng số 6, đưa cho Long một gói thuốc bổ B1, B12 và một lá thư. Thư của Đảng ủy nhà lao khen và đánh gía tính tích cực những cuộc đấu tranh chống chào cờ, chống đánh đập vô cớ tù nhân, chống cắt xén, ăn bớt tiêu chuẩn ăn của tù nhân…

Ngày 2-2-1969, địch đưa Văn Đức Long cùng một số người tù khác trở lại đất liền giam ở tầng 3 khu ED khám Chí Hòa (khu biệt giam dành cho số chống chào cờ). 2 tháng sau, địch lại đưa anh cùng 47 anh em tù về lại Đà Nẵng, giam ở nhà giam Kho đạn. Tại đây, anh cùng đồng đội tiếp tục chống chào cờ bất chấp mọi đòn tra tấn dã man của kẻ thù. Ngày 19-6-1969, anh lại bị đưa ra Côn Đảo với hồ sơ đính kèm Nguyễn Đình Thiệp: 2 lần đánh cảnh sát, 3 lần chống chào cờ tại các nhà giam Côn Đảo, Chí Hòa và Đà Nẵng và nhiều lần chống các quy định của nhà lao.

Một buổi chiều ngày 4-9-1969, tại Côn Đảo, Nguyễn Đình Tiến ôm lấy Long, nói trong tiếng nấc:- Bác Hồ mất rồi!

Tiến nói, ra bệnh xá xin thuốc, anh em nghe radio nói lại. Một không khí buồn đau lan đi trong các phòng giam. Các anh lãnh đạo nhà tù bàn việc để tang Bác Hồ. Các anh lấy vải áo đen của anh em, khâu một cái dây ống dài rồi cắt ra từng đoạn ngắn như ngón tay út, phân phát cho anh em, mỗi người bẻ cây tăm nhọn, găm băng tang lên áo. Đồng loạt các phòng làm lễ mặc niệm tưởng nhớ Bác Hồ. Cả phòng không ai cầm được nước mắt. Sau đó mấy ngày thì một bài thơ khóc Bác được chuyền đi, từ trại mộc qua trại cấm cố, vào tận chuồng cọp. Trong phòng cấm cố, có trên năm mươi anh em, rưng rưng nghe đọc bài thơ nhớ thương Bác. Sau chừng ấy năm, nay anh đã là ông ngoại của các cháu, là Chủ tịch Hội Tù yêu nước phường Phước Ninh, quận Hải Châu, vẫn còn nhớ những câu như thơ, mộc mạc, giản dị, thuộc nằm lòng từ ngày Bác ra đi hơn 40 năm trước. Anh đọc lại, mắt nhòa muốn khóc:

Hai tháng chín của mùa Thu năm Kỷ Dậu,

Ngày giã từ một bậc vĩ nhân.

Tin đau thương bay đi khắp xa gần,

Toàn dân Việt, đến nhân dân thế giới,

Đến thế giới cũng tỏ lời ca ngợi,

Hồ Chí Minh là người lãnh đạo tài ba,

Lái con thuyền trong bão táp phong ba,

Đưa dân Việt đến tuyệt đài danh vọng.

Cả năm châu nể vì kính trọng,

Vì ngang nhiên dân Việt đứng tuyến đầu.

Rồi bây giờ còn đâu?

Bác đi vào lịch sử.

Thanh niên Nhật xuống đường chống Mỹ,

Cả Nam Hàn rồi lan khắp năm châu.

Điện phân ưu, điện chia sầu,

Đến tấp nập với những dòng nước mắt…

Phiden Castro người chân thành đi trước

Chiếc quan tài người nghĩa phụ của con…

Khẩu hiệu giăng giăng đại lộ, đường mòn.

Toàn dân Việt tri ân Hồ Chủ tịch.

Toàn dân Việt tiếc thương Hồ Chí Minh.

Vườn Ba Đình không một chỗ chen chân.

Xí nghiệp, công trường, xưởng máy, đồng xanh,

Ngừng tất cả trong ba ngày Quốc tang

Và miền Nam, chiến trường ngưng bom đạn.

Trong ba ngày để hoài niệm, tri ân…

HỒ DUY LỆ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.