Từ 1/7/2020, nâng chuẩn trình độ cho hơn 500.000 giáo viên

Số giáo viên cần nâng chuẩn trình độ từ 1/1/2020 dự kiến khoảng 500.000 người (ảnh minh họa)
Số giáo viên cần nâng chuẩn trình độ từ 1/1/2020 dự kiến khoảng 500.000 người (ảnh minh họa)
(PLVN) -Theo quy định của Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 1/7/2020), giáo viên mầm non phải có bằng cao đẳng sư phạm, giáo viên tiểu học và giáo viên trung học cơ sở phải có bằng cử nhân sư phạm. Số giáo viên cần nâng chuẩn trình độ dự kiến khoảng 500.000 người.

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo lần 2 của Nghị định quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở (MN, TH, THCS).

Theo quy định của Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 1/72020), tiêu chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên các cấp học được nâng lên nhiều. Cụ thể, giáo viên MN phải có bằng cao đẳng sư phạm; giáo viên TH và THCS đều phải có bằng cử nhân sư phạm.

Để đáp ứng tiêu chuẩn trình độ được quy định tại Luật Giáo dục 2019 như nêu trên, tại điều 2 của dự thảo, Bộ GD&ĐT đề xuất các đối tượng giáo viên sau phải thực hiện nâng chuẩn trình độ: giáo viên MN chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên TH, THCS chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo GV hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ hồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên.

Về độ tuổi của giáo viên phải nâng chuẩn trình độ, dự thảo Nghị định này quy định tính từ ngày 1/7/2020, giáo viên MN, TH, THCS trừ thời gian đào tạo theo quy định, còn đủ 5 năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu.

Được biết, có khoảng 400.000 - 500.000 giáo viên MN, TH, THCS thuộc đối tượng nêu trên trên tổng số 1,2 triệu GV của cả nước phải tham gia các khóa đào tạo để nâng chuẩn trình độ.

Cũng theo dự thảo Nghị định, giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn, vẫn được hưởng 100% lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định; Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục; Được khen thưởng, biểu dương nếu có thành tích xuất sắc trong học tập… Tuy nhiên, trong suốt thời gian khóa học, giáo viên vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ công tác theo quy định khi không phải tham gia các hoạt động đào tạo.

Đọc thêm

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.

Quy định mới về giám sát trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Từ ngày 15/11/2024, bỏ quy định giám sát CSGT bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 46/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong đó sửa đổi, bổ sung quy định hình thức giám sát của Nhân dân trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.