Trưởng thành hơn từ “Học kỳ quân đội”

Hướng dẫn các “chiến sĩ nhí” gấp chăn màn, sắp đặt nội vụ vệ sinh
Hướng dẫn các “chiến sĩ nhí” gấp chăn màn, sắp đặt nội vụ vệ sinh
(PLO) - Sau 10 ngày trải nghiệm cùng chương trình “Học kỳ trong quân đội” tại Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 2 (Sư đoàn 395) 156 “chiến sĩ nhí” tỉnh Hải Dương đã trở về với gia đình. Những nội dung được học tập, rèn luyện ở môi trường quân ngũ sẽ là hành trang bổ ích và cần thiết để các em  tự tin, trưởng thành hơn khi bước vào đời.

5 giờ 30 phút sáng, khi những tiếng kẻng báo thức vang lên là lúc 156 chiến sĩ nhỏ tự giác thức dậy gấp chăn màn, ra sân tập thể dục và làm các công việc cá nhân. 

Học làm chiến sĩ

Từ những bỡ ngỡ ban đầu, những động tác còn vụng về, qua 10 ngày được học tập, rèn luyện các chiến sĩ nhí đã dần quen với môi trường kỷ luật Quân đội. Với nước da đen sạm sau những ngày rèn luyện vất vả đầy nắng gió, em Trần Đức Trọng (15 tuổi, học sinh Trường THCS Chí Minh, thị xã Chí Linh) chia sẻ: “Học ở môi trường quân đội tuy hơi vất vả nhưng em cảm thấy vui. Cái gì em cũng thấy mới lạ. Em đã học được tính kỷ luật, tính tự lập và tự tin hòa nhập với các hoạt động tập thể. Khi về nhà, em sẽ cố gắng dậy sớm để tập thể dục, sắp xếp chăn màn gọn gàng, không để bố mẹ phải nhắc nhở nữa”.

Lần đầu tiên được tiếp xúc, thực hành các thao tác tháo lắp súng tiểu liên AK, em Nguyễn Minh Chiến (học sinh Trường THCS Võ Thị Sáu, TP Hải Dương) tỏ ra rất thích thú: “Mấy ngày đầu em cảm thấy mệt và muốn về nhà, sau đó thì quen dần và thấy thích. Bây giờ em đã biết tự rửa chén đũa, xếp chăn màn, dậy tập thể dục buổi sáng... Em thấy rất vui khi được giao tiếp với nhiều bạn, được các anh, chị lớn tuổi hơn giúp đỡ, chia sẻ trong cuộc sống”.

Đại úy Nguyễn Văn Thuấn, Trợ lý Thanh niên Trung đoàn 2 (Sư đoàn 395), Phụ trách chương trình huấn luyện “Học kỳ trong quân đội” cho biết: “Ngày đầu tiên đặt chân đến doanh trại, phần lớn các em đều khóc vì nhớ bố mẹ và vì chưa quen với nếp sinh hoạt nghiêm khắc trong quân đội. Sau vài ngày học tập, rèn luyện đa số các cháu đã quen dần chế độ sinh hoạt quân ngũ. Các em được trải nghiệm, làm quen và biết về cuộc sống của các chú bộ đội”.

Rèn luyện kỹ năng sống

Tìm hiểu được biết, để tạo sự hứng thú cho các em trong học tập, rèn luyện, năm 2016, Ban tổ chức đã chú trọng hơn đến các nội dung, bài giảng phù hợp với tâm lý, lứa tuổi vị thành niên, giáo dục kỹ năng sống, hướng các em phát triển toàn diện về chân - thiện - mỹ.

Do vậy, ngoài các bài học về kiến thức quân sự, rèn luyện kỷ luật, tác phong người chiến sĩ, chương trình còn trang bị thêm kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội cần thiết cho các em như: Kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho trẻ; kỹ năng giao tiếp tâm sinh lý tuổi teen; tổ chức các hoạt động nhóm, tình nguyện, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, thể thao; các trò chơi…  Các buổi tối, các em được giao lưu văn nghệ với các cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 3. 

Dù thời gian không dài nhưng nhờ được rèn luyện, giáo dục trong môi trường quân đội các em đã có nhiều thời gian để giao tiếp, tâm sự, chia sẻ với nhau, từ đó tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa các chiến sĩ nhí; nhiều học sinh, nhất là những “cậu ấm”, “cô chiêu” đã trưởng thành, tự tin, chững chạc, chín chắn hơn; có tinh thần tập thể, sống tự lập, có trách nhiệm hơn đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Bà La Thu Hường, phụ huynh học sinh (ở thôn Mỹ Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ) chia sẻ: “Ở nhà cháu rất rụt rè, ít giao tiếp với người lạ, chưa biết tự lập, mọi sinh hoạt của cháu tôi đều phải lo. Khi cho cháu tham gia chương trình, vợ chồng tôi rất lo lắng vì cháu chưa xa gia đình bao giờ. Thế nhưng khi tham gia chương trình, cháu viết thư về kể: Con đã biết tự giặt quần áo, chăm sóc bản thân, tự tin lên sân khấu ca hát với các bạn, tôi rất mừng. Tôi thấy con gái đen đi nhiều, nhưng cháu cứng cỏi, mạnh dạn và trưởng thành hơn. Chương trình thực sự là môi trường rèn luyện bổ ích, có ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống, giao tiếp cho thế hệ trẻ”...

Đọc thêm

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.