Trường dỏm - trường giả

Gần đây, có tín hiệu cho thấy một số cơ sở kinh doanh bằng cấp của Mỹ vào VN để tuyển sinh. Đã có ít nhất 21 cơ sở kinh doanh bằng cấp dỏm (tiếng Anh gọi là “diploma mill” - hãng sản xuất bằng cấp) đang có mặt ở VN tích cực tuyển sinh.

Gần đây, có tín hiệu cho thấy một số cơ sở kinh doanh bằng cấp của Mỹ vào VN để tuyển sinh. Đã có ít nhất 21 cơ sở kinh doanh bằng cấp dỏm (tiếng Anh gọi là “diploma mill” - hãng sản xuất bằng cấp) đang có mặt ở VN tích cực tuyển sinh. Làm sao để biết trước đại học quốc tế dỏm? Có nhiều chỉ dẫn. Trước hết là yêu cầu tiếng Anh. Để học thạc sĩ hay tiến sĩ ở Úc, tùy ngành và tùy trường, tiếng Anh của người học phải có điểm IELTS từ 6-7. Nếu là một trường quốc tế dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh ở VN mà không nói yêu cầu tiếng Anh (nghĩa là không cần chứng chỉ IELTS hay TOEFL) hay yêu cầu thấp như tương đương IELTS 5 để học thạc sĩ thì bằng cấp trường đó có ít giá trị. Thời gian học nếu quá ngắn, có nghĩa là trường này dỏm. Thông thường trong hệ thống Anh - Mỹ - Úc, thời gian lấy bằng cử nhân là 3-4 năm, thạc sĩ 1-2 năm và tiến sĩ 3-4 năm. Ở các nước này đại đa số thí sinh học tiến sĩ toàn thời gian, nên chuyện vừa học vừa làm tiến sĩ rất khó được chấp nhận.
Bản photo bằng thạc sĩ của ông Nguyễn Văn Ngọc do Trường đại học Irvine cấp - (Ảnh: Ngọc Hà)
Bản photo bằng thạc sĩ của ông Nguyễn Văn Ngọc do Trường đại học Irvine cấp - (Ảnh: Ngọc Hà)
Có trường quốc tế ở VN biết quy luật này nên họ chèn thêm vào các môn học vô bổ để bảo đảm thời gian. Còn nếu đăng ký học tiến sĩ trên Internet ở các trường dỏm, bạn có thể lấy bằng tiến sĩ (in rất đẹp, chữ viết cổ, logo, chữ ký, dấu nổi) từ một tuần (chẳng cần học) đến một năm (học rất ít). Nhiều người bị mê hoặc bởi tấm bằng in đẹp này. Trong khi đó, website của các trường đại học dỏm hay giả thường không có địa chỉ rõ ràng, danh sách giảng viên sơ sài, mô tả các khóa học sơ sài, thời gian học ngắn... Chúng ta hay bắt gặp các bằng giả và bằng dỏm từ các đại học Mỹ vì hai lý do: (1) sự ưa chuộng bằng cấp Mỹ; (2) đại học và cao đẳng thật của Mỹ có đến trên 3.500, nên chẳng ai nhớ hết nổi tên. Vấn đề bằng giả, bằng dỏm và đại học dỏm, đại học giả của Mỹ cũng nghiêm trọng. Hằng năm người ta ước lượng các trường dỏm và giả ở Mỹ nhận được khoảng nửa tỉ USD từ người mua bằng trên thế giới (người VN không biết trả bao nhiêu trong số này). Trong trường hợp vàng thau lẫn lộn này, nước Mỹ cũng biết cách bảo vệ các trường có uy tín. Đó là các tổ chức kiểm định và công nhận chất lượng của các trường đại học và cao đẳng Mỹ. Chỉ những trường được kiểm định mới nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, sinh viên mới được liên thông và dĩ nhiên mới thu hút được sinh viên. Tuyệt đại đa số người Mỹ và nhà tuyển dụng Mỹ biết rõ trường nào là thật hay giả, vì họ có thể kiểm tra dễ dàng sự trung thực của trường qua các website và danh sách các trường được công nhận trên các website của các tổ chức kiểm định. Tuy vậy, sự gian trá tinh vi hơn khi còn có các tổ chức kiểm định giả. Chúng ta có thể kiểm tra sự dỏm hay giả của một trường Mỹ qua website www.chea.net. Nếu trường nào không có trong danh sách của Tổ chức CHEA thì đó là trường chưa được kiểm định và không đáng tin cậy về chất lượng. Tóm lại, khi còn có nhu cầu thiếu lành mạnh về bằng cấp, vẫn còn có các trường dỏm quốc tế làm xưởng cung cấp bằng dỏm và giả. Để loại các trường dỏm không phải dễ. Kênh báo chí có thể thỉnh thoảng phát hiện các trường hợp này nhưng cũng sẽ không làm xuể. Trách nhiệm chính là người học chân chính và nhà tuyển dụng phải nắm kỹ thuật để kiểm tra bằng giả. Nếu không làm được phải nhờ công ty dịch vụ, chuyên gia hay viết thư hỏi CHEA (nếu là trường Mỹ). Trong một nền kinh tế thị trường như VN quy trách nhiệm cho Bộ GD-ĐT là phải biết loại trừ và phát hiện các bằng quốc tế dỏm e rằng cũng khó cho bộ. Việc này phức tạp và rất tốn thời gian, trừ phi có ai đó nhờ bộ thẩm định sự trung thực của một bằng cấp cụ thể, khi đó bộ coi đây là một dịch vụ. Nhưng sẽ là trách nhiệm của bộ nếu bộ để các trường dỏm vào hoạt động ở VN dù là liên kết. Chuyện bằng quốc tế dỏm sẽ ngày càng nhiều khi người dân khá giả hơn sẵn sàng trả học phí cao để có bằng. Do đó, việc ngăn chặn từ xa, nghĩa là không cho các trường dỏm hoạt động ở VN vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất.
Cần cảnh giác với “đại học liên kết”

Gần đây, có tín hiệu cho thấy một số cơ sở kinh doanh bằng cấp của Mỹ vào VN để tuyển sinh. Đã có ít nhất 21 cơ sở kinh doanh bằng cấp dỏm (tiếng Anh gọi là “diploma mill” - hãng sản xuất bằng cấp) đang có mặt ở Việt Nam tích cực tuyển sinh.

Các cơ sở kinh doanh này xuất hiện dưới danh xưng “university” (đại học), nên dễ gây hiểu lầm cho những người chưa quen với hệ thống đại học Mỹ. Các cơ sở kinh doanh này thấy được nỗi khát khao có bằng nước ngoài của người Việt, và lợi dụng tình trạng thiếu thông tin để kiếm chác.

Đối với họ, việc in ra một tờ giấy làm học vị thạc sĩ, thậm chí tiến sĩ là điều quá dễ dàng vì họ chỉ quan tâm đến đồng tiền.

Chẳng những thế, một vài cơ sở kinh doanh bằng cấp còn liên kết với đại học VN để đào tạo sau đại học. Qua Tuổi Trẻ gần đây, chúng ta biết rằng một phó bí thư tỉnh ủy đã được cơ sở kinh doanh có tên là Irvine University cấp bằng thạc sĩ quản trị danh dự.

Tôi đã kiểm tra và biết Irvine University nằm trong danh sách cơ sở kinh doanh bằng cấp, và không được giới chức giáo dục Mỹ công nhận là trường đại học.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là Irvine University đã liên kết với Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo thạc sĩ! Bản tin của Đại học Quốc gia Hà Nội “43 học viên được trao bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế” còn tuyên bố đây là “một trong những chương trình liên kết đào tạo có uy tín tại Việt Nam”!

Thật khó tưởng tượng nổi một cơ sở kinh doanh bằng cấp dỏm liên kết với một đại học hàng đầu và mang danh nghĩa quốc gia để đào tạo thạc sĩ!

Nguyễn Văn Tuấn

Theo PGS Lưu Tiến Hiệp
Tuổi Trẻ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.