Trường Đại học Y Dược Hải Phòng xây dựng lộ trình học phí năm học mới

Trường Đại học Y dược Hải Phòng
Trường Đại học Y dược Hải Phòng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm học 2023-2024, dự kiến Trường Đại học Y Dược Hải Phòng sẽ tăng học phí khoảng 30% so với năm học cũ.

Ngày 10/5/2023, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2108/QĐ-BYT về việc giao quyền tự chủ tài chính của một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế năm 2023 và giai đoạn 2023 -2025. Trong đó, trường Đại học Y Dược Hải Phòng được phân loại là đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 2) năm 2023 và giai đoạn 2023-2025.

Trao đổi với báo chí, PGS. TS Đinh Thị Thanh Mai, Phó hiệu trưởng trường Đại học Y dược Hải Phòng cho biết, trong năm học tới, nhà trường dự kiến sẽ tuyển sinh tăng thêm 100 chỉ tiêu ở tất cả các mã ngành so với năm học trước.

Theo điểm b khoản 2 điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự đảm bảo chi thường xuyên thì mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên được quy định tại điểm a của Nghị định.

Trường Đại học Y dược Hải Phòng kết nối sinh viên với các nhà tuyển dụng.

Trường Đại học Y dược Hải Phòng kết nối sinh viên với các nhà tuyển dụng.

Theo đó, trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã xây dựng mức thu học phí dựa trên các quy định của Nghị định 81/2021/NĐ-CP. Năm học 2023-2024, dự kiến mỗi sinh viên đại học nhập học sẽ đóng học phí trong khoảng 27-35 triệu đồng/năm tùy theo ngành học. Dù thay đổi mức tự chủ nhưng nhà trường chỉ xây dựng lộ trình tăng học phí xấp xỉ 30% đối với sinh viên, học viên mới. Đối với sinh viên, học viên đang theo học tại trường, dự kiến mức thu học phí áp dụng theo đúng lộ trình của Nghị định 81/2021/NĐ-CP nói trên.

Song song với lộ trình tăng học phí, nhà trường vẫn thực hiện hỗ trợ miễn giảm học phí cho các sinh viên theo học là người có công với cách mạng hoặc thân nhân của người có công với cách mạng; thuộc hộ nghèo, cận nghèo; dân tộc thiểu số.

So sánh với trường các trường đào tạo y, dược trên cả nước, mức thu nói trên của trường Đại học Y dược Hải Phòng được đánh giá là khá hợp lý. Sinh viên trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đã nộp học phí với mã ngành cao nhất khoảng 60-70 triệu/năm từ nhiều năm nay.

Trường Đại học Y dược Hải Phòng xác định việc nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu sống còn để thu hút sinh viên cũng như “giữ chân” giáo viên giảng dạy. Do đó, trong những năm qua, nhà trường đã nỗ lực đầu tư cho mục tiêu này nhưng không đủ nguồn lực triển khai tốt nhất mọi hoạt động.

“Dù còn khó khăn nhưng nhà trường luôn cố gắng đảm bảo 100% phòng học có điều hoà, internet miễn phí, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của sinh viên theo học. Chúng tôi mong muốn lộ trình tăng học phí của nhà trường sẽ tạo nên điều kiện tốt nhất để nâng cao chất lượng đào tạo”, PGS.TS Đinh Thị Thanh Mai nhấn mạnh.

Đọc thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.