Trung Quốc 'săn cáo' ở nước ngoài như thế nào?

Trung Quốc 'săn cáo' ở nước ngoài như thế nào?
(PLO) - Thông qua các chiến dịch như “Săn cáo” và “Lưới trời”, Trung Quốc đang thúc giục các đối tác thương mại của mình dẫn độ các quan chức mà nước này cáo buộc là những tội phạm kinh tế. 

Ngày 19/9, Bộ Công an Trung Quốc cho biết với sự phối hợp, hỗ trợ tích cực từ cảnh sát Pháp và Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp, tổ “Săn cáo” của Bộ Công an Trung Quốc đã áp giải thành công một nghi phạm tham nhũng từ Pháp về nước.

Tại Bắc Mỹ, Canada và Trung Quốc đã chính thức thảo luận về việc hoàn thiện hiệp định dẫn độ giống như Australia, Pháp và các nước khác. Các bên tuân thủ sẽ được hưởng các lợi thế: tăng cường thương mại và ngoại giao. Shaun Rein, người sáng lập Tập đoàn Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc cho rằng: “Trung Quốc thích sử dụng thương mại để bồi đắp cho những nước đối xử tốt với họ và khi họ không tốt, họ sẽ bị trừng phạt”.

Theo ông Rein, Ottawa đang hiểu rõ với việc tiến hành các cuộc thương lượng với Bắc Kinh. Canada được biết đến là một trong những địa điểm trú ẩn của 100 tội phạm kinh tế hàng đầu của Trung Quốc. Theo một báo cáo đưa ra hồi năm 2015 của Tạp chí Kinh tế Quốc tế, Canada có 26 đối tượng, đứng thứ hai chỉ sau Mỹ (với 40 người); New Zealand đứng thứ ba với 11 người. 

Dù vậy, một quyết định chính trị vẫn có thể gặp phải các rào cản pháp lý. Năm 2015, New Zealand đã đồng ý dẫn độ một công dân gốc Hàn Quốc là Kyung Yup Kim về Trung Quốc với những cáo buộc giết người. Tuy nhiên, hồi tháng 7/2016, Tòa Tối cao nước này quyết định rằng những cam kết đối xử công bằng đối với bị cáo của Bắc Kinh là không đủ, một dấu hiệu cho thấy luật pháp của Trung Quốc có thể không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn pháp lý, cả với các tội phạm hình sự hoặc kinh tế.

Trong khi đó, Thủ tướng New Zealand John Key nói rằng đất nước mình sẽ ký hiệp định dẫn độ tội phạm nếu đó là những vụ nghiêm trọng, nhưng dẫn độ sẽ không dẫn đến việc bị cáo phải đối mặt với các biện pháp tra tấn hoặc án tử hình. 

Trở lại với trường hợp Canada, khó có thể biết được liệu việc Trung Quốc thả tù nhân người Canada Kevin Garratt có phải là một sự trao đổi hay không. Theo trang mạng của Thủ tướng Canada Justin Trudeau, việc đàm phán được tiến hành bởi các lãnh đạo hai nước trong chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc cuối tháng 8/2016. Trong số các vấn đề hai bên thảo luận có cả chống khủng bố và an ninh mạng, trao đổi về các vấn đề pháp lý và lãnh sự và cả vụ việc ông Garratt.

Ngày 12/9, Danieal Jean, cố vấn an ninh quốc gia của Thủ tướng Trudeau đã gặp một thành viên cao cấp của Đảng Cộng sản để thảo luận về vấn đề này. Hiệp định sẽ cho phép cả Canada và Trung Quốc chia sẻ những tài sản mà các tội phạm Trung Quốc chuyển sang Canada.

Trong khi đó, Washington vẫn chưa ký kết tỏa thuận dẫn độ nào với Bắc Kinh. Mặc dù Mỹ đã trục xuất một trong số 100 nghi can hàng đầu vào năm 2015, song nước này vẫn tỏ thái độ không muốn ký kết hiệp định chính thức, viện dẫn hệ thống luật pháp không đáng tin cậy cũng như việc ngược đãi tù nhân của Trung Quốc. Cũng trong năm 2015, Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã lên án Chính quyền Trung Quốc về việc sử dụng các điệp viên ép những người bị cáo buộc tham nhũng trở về nước ngay lập tức. 

Ngày 19/9 vừa qua, Bộ Công an Trung Quốc cho biết với sự phối hợp, hỗ trợ tích cực từ cảnh sát Pháp và Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp, tổ “Săn cáo” của Bộ Công an Trung Quốc đã áp giải thành công một nghi phạm tham nhũng từ Pháp về nước. Đây là trường hợp dẫn độ thành công đầu tiên đối với các đối tượng vi phạm pháp luật tại Trung Quốc lẩn trốn ở Pháp sau khi hiệp định dẫn độ giữa hai nước chính thức có hiệu lực kể từ ngày 17/7/2015.

Nghi phạm là một người mang họ Trần, đã tham ô 20 triệu Nhân dân tệ trong thời gian từ tháng 2/2009 đến tháng 5/2012, sau đó bỏ trốn sang Pháp tháng 3/2013. Tháng 9/2014, VKSND TP Thuỵ An đã phê chuẩn lệnh bắt giữ đối tượng này, và tháng 11/2014 Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đưa đối tượng vào danh sách truy nã. Cảnh sát Pháp đã bắt giữ đối tượng trên ngày 28/10/2015 và bàn giao cho tổ “Săn cáo” tại Paris. Ngày 15/9, nghi phạm họ Trần đã được dẫn độ an toàn về Bắc Kinh.

“Lưới trời” là chiến dịch bắt đầu được triển khai tại Pháp năm 2015, tiếp sau Italia và Tây Ban Nha, những nước đã có những bước đi tương tự. Thông qua các hiệp định mới hoặc thỏa thuận cũ, Trung Quốc đã thành công trong việc bắt lại các tội phạm tham nhũng. Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, trong nửa đầu năm 2016, nước này đã bắt lại 381 kẻ đào tẩu, thu hồi hơn 1,24 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 240 triệu USD) tiền phạm pháp.

Theo nguyệt san Tài Tân, hơn 40% trong số 738 kẻ đào tẩu quay lại Trung Quốc trong năm 2015 là do các biện pháp “thuyết phục” hơn là ép buộc. “Các thành viên gia đình nhiều khi đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực thuyết phục này”, một quan chức cảnh sát Thượng Hải được trích lời cho biết: “Biện pháp này rất hiệu quả. Một nghi can giống như cái diều. Dù họ ở nước ngoài, các sợi dây buộc họ vẫn ở Trung Quốc và chúng tôi có thể tìm thấy họ thông qua người thân”... 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.