Trung Quốc mắc những “sai lầm nghiêm trọng”

Giáo sư Kishore Mahbubani – Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore - trong một bài viết đăng tải ngày 26/7 cho rằng, Trung Quốc đang bắt đầu có những “sai lầm nghiêm trọng”, thể hiện rõ nét qua cách hành xử của nước này tại Hội nghị các nước ASEAN hồi đầu tháng.

Giáo sư Kishore Mahbubani – Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore - trong một bài viết đăng tải ngày 26/7 cho rằng, Trung Quốc đang bắt đầu có những “sai lầm nghiêm trọng”, thể hiện rõ nét qua cách hành xử của nước này tại Hội nghị các nước ASEAN hồi đầu tháng.

Giáo sư Kishore Mahbubani. Ảnh: Straits Times
Giáo sư Kishore Mahbubani. Ảnh: Straits Times

Theo giáo sư Mahbubani, sau 30 năm thể hiện vị thế địa chính trị, người Trung Quốc dường như đang đánh mất sự khôn khéo trong chiến lược ngoại giao ngay khi họ cần nó nhất. Ông cho rằng, Trung Quốc trong những năm gần đây đã mắc một số sai lầm trong cách hành xử với các nước như: yêu cầu Nhật Bản xin lỗi về vụ bắt tàu cá Trung Quốc sau khi Tokyo đã thả tàu cá này, từ chối cấp thị thực cho các quan chức cấp cao của Ấn Độ…

Tuy nhiên, giáo sư Mahbubani cho rằng, những sai lầm nói trên chỉ là rất nhỏ nếu đem so với sai lầm mà Trung Quốc đã phạm phải tại Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN ở Campuchia hồi đầu tháng, khi ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của mình không đưa ra được tuyên bố chung. Giáo sư Mahbubani nhận định, sự thất bại này thoạt tưởng là do Campuchia – với tư cách là nước Chủ tịch ASEAN - không muốn đề cập đến các tranh chấp trên biển Đông nhưng trên thực tế, cả thế giới, bao gồm hầu hết các nước ASEAN đều xem lập trường của Campuchia là do sức ép quá lớn từ Trung Quốc.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền vô lý trên biển Đông, ông Rodolfo Biazon - Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Hạ viện Philippines - ngày 26/7 nói rằng đây có thể là thời điểm để Manila yêu cầu Liên Hợp quốc (LHQ) gửi lực lượng gìn giữ hòa bình nhằm ngăn chặn các cuộc xung đột vũ trang giữa 2 nước trong vùng biển đang xảy ra tranh chấp.

Đề nghị của ông Rodolfo được đưa ra sau khi Bộ chỉ huy quân sự phía Tây Philippines (Westcom) xác nhận sự có mặt của một đội tàu cá Trung Quốc ở gần quần đảo Trường Sa và Hải quân Philippines cho biết tàu của họ đã sẵn sàng để ngăn tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Philippines.

Ông Mahbubani cho rằng, chiến thắng của Trung Quốc thực ra là một chiến thắng “quá đắt”. Bắc Kinh có thể đã thắng “trận chiến tuyên bố chung”, nhưng lại đánh mất 20 năm gây dựng thiện chí có được nhờ rất nhiều nỗ lực như việc ký kết thỏa thuận thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc vào năm 2002.

“Quan trọng hơn là, các lãnh đạo trước đây của Trung Quốc tính toán rằng một ASEAN hùng mạnh và đoàn kết sẽ là lá chắn hữu ích chống lại chiến lược kiềm chế của Mỹ. Nhưng giờ đây, với việc chia rẽ ASEAN, Trung Quốc đã giúp Mỹ có cơ hội tốt nhất để khẳng định vị thế địa chính trị trong khu vực này” – giáo sư Mahbubani nói.

Nhận xét về yêu sách đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc, giáo sư Kishore Mahbubani nói, đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc đã tự vẽ lên trên biển Đông không hề chứng minh được gì mà ngược lại có thể sẽ chỉ là cái “gông lớn” đeo vào cổ Trung Quốc.

Theo ông Mahbubani, Trung Quốc đã không khôn ngoan khi gửi kèm bản đồ có hình “đường lưỡi bò” trong công hàm phản đối báo cáo chung về thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia lên Liên Hợp quốc (LHQ) hồi năm 2009. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đính kèm tấm bản đồ này trong một văn bản chính thức gửi tới LHQ.

“Sau khi đệ trình đường đứt khúc 9 đoạn lên LHQ, Trung Quốc bước vào thế không lối ra, vì khó có thể biện hộ cho tấm bản đồ theo quy định của luật pháp quốc tế” – ông Mahbubani phân tích. Bởi, giáo sư Mahbubani trích dẫn kết quả nghiên cứu của nhà sử học nổi tiếng Wang Gungwu nói rằng, tấm bản đồ đầu tiên tuyên bố chủ quyền trên biển Đông là của người Nhật Bản và sau đó đã được Trung hoa Quốc dân Đảng kế thừa.

Còn về mặt đối nội, đường 9 đoạn có thể gây rắc rối cho chính phủ khi đem lại cho những người chỉ trích một vũ khí hữu ích. Do đó, Trung Quốc sẽ phải rất chật vật để thỏa hiệp với cả bên trong lẫn bên ngoài về yêu sách chủ quyền vô lý mà nước đã đặt ra trên biển Đông. “Nói cách khác, vài tảng đá trên biển Đông có thể đẩy Trung Quốc vào một tình thế vô cùng khó khăn và nan giải” – giáo sư Mahbubani kết luận.

Minh Ngọc (Theo ST, Inquirer)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.