Trung Quốc lo ngại khi Nhật triển khai Lữ đoàn Thủy quân lục chiến

Lữ Đoàn Đổ Bộ Triển Khai Nhanh (ARDB) mới được thành lập của Nhật Bản
Lữ Đoàn Đổ Bộ Triển Khai Nhanh (ARDB) mới được thành lập của Nhật Bản
(PLO) - Trong tuần vừa qua, Trung Quốc đã có những phản ứng lo ngại khi Nhật Bản thành lập đơn vị đặc biệt Thủy quân lục chiến nhằm chống lại các cuộc tấn công trên biển. Đây là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Thế chiến II, Nhật Bản cho ra mắt một đơn vị như vậy. 

 Ra mắt lữ đoàn ARDB

Theo CNN dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản, đơn vị mang tên chính thức là Lữ đoàn Đổ bộ Triển khai nhanh (ARDB), được ra mắt tại một căn cứ quân sự gần Sasebo, phía Tây Nam đảo Kyushu. Đơn vị này có sự hiện diện của 1.500 thành viên mặc quân phục ngụy trang và thực hiện một cuộc diễn tập quân sự giành lại hòn đảo Nhật từ quân xâm lược trong vòng 20 phút.

Được biết, đơn vị đặc biệt này là đơn vị thủy quân lục chiến đầu tiên của Nhật kể từ Thế chiến II. “Trong bối cảnh tình hình quốc phòng và an ninh ngày càng khó khăn xung quanh Nhật Bản, việc phòng vệ các đảo của chúng ta đã trở thành một nhiệm vụ trọng yếu”, ông Tomohiro Yamamoto, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong một bài phát biểu. Bộ trưởng Quốc phòng Itunori Onodera cũng cho biết, trong trường hợp diễn ra cuộc tranh chấp hòn đảo của Nhật Bản, nhiệm vụ của lữ đoàn là nhanh chóng tiếp cận và giành lại thứ thuộc về mình. 

Lữ đoàn mới thành lập của Nhật Bản có năng lực gần tương đương với đơn vị Thủy quân lục chiến viễn chinh của quân đội Mỹ (MEU), lực lượng có khả năng lên kế hoạch và tác chiến tại các vùng nước hải ngoại cách xa căn cứ. Lữ đoàn này cũng là thành phần mới nhất của Lực lượng Thủy quân lục chiến đang phát triển, bao gồm các tàu chở máy bay trực thăng, tàu đổ bộ, máy bay chở lính cánh quạt nghiêng Osprey và xe tăng tấn công đổ bộ, nhằm răn đe Trung Quốc trong khi nước này ra sức giành quyền tiếp cận dễ dàng hơn đối với vùng Tây Thái Bình Dương.

Nhận xét về đơn vị đặc biệt mới của Nhật, ông Grant Newsham, chuyên gia từ Diễn đàn Nghiên cứu chiến lược Nhật Bản cho biết, nếu Nhật Bản quyết tâm, họ có thể xây dựng lực lượng thủy quân lục chiến với năng lực tác chiến không thể xem thường chỉ trong 1 năm rưỡi. Tuy nhiên, Tokyo vẫn cần xây dựng trung tâm chỉ huy hải quân hỗn hợp để điều phối hoạt động tác chiến, đồng thời bổ sung nhiều tàu đổ bộ chở quân và các khí tài khác.

Mong muốn hồi sinh của quân đội Nhật

Lâu nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe luôn muốn thay đổi Hiến pháp của quốc gia này thời hậu chiến. Mới đây nhất là vào tháng 5/2017, ông Abe nói muốn sửa đổi Hiến pháp và đưa vào một phiên bản mới vào năm 2020. “Tôi muốn vào năm 2020, quân sự Nhật Bản sẽ tái sinh cho một khởi đầu mới”, ông Abe nói. Bên cạnh vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, trong những năm gần đây, vấn đề hạt nhân Triều Tiên cũng khiến Chính phủ Nhật Bản không thể ngồi yên một chỗ. 

Sau Thế chiến II, Nhật Bản không xây dựng quân đội. Nhiệm vụ quốc phòng của nước này được giao phó cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, trực thuộc bộ Quốc phòng. Hiến pháp Nhật Bản cũng nêu rõ Tokyo từ bỏ quyền phát động chiến tranh. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, mặc dù Hiến pháp là vậy, nhưng Nhật Bản vẫn luôn duy trì một lực lượng vũ trang mạnh top đầu thế giới. Gần đây, việc nước này tập trung cho quân sự và mong muốn thay đổi Hiến pháp đã gây nên những tranh cãi ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc. 

Trung Quốc bày tỏ lo ngại

Ngay sau khi tuyên bố thành lập đơn vị mới của Nhật, phía Trung Quốc đã có một số phản ứng. “Các nước láng giềng của Nhật theo dõi sát mọi hoạt động của giới quân đội Nhật, vì các lý do lịch sử”, ông Geng Shuang, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố. 

Trước đó, ngày 31/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang đã lên tiếng kêu gọi Nhật Bản đưa ra “một quan điểm lịch sử đúng đắn”, sau khi Chính phủ Nhật phê duyệt một loạt sách giáo khoa có ghi rằng quần đảo Senkaku là lãnh thổ thuộc về Nhật. “Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và nỗ lực ngăn chặn mọi sự xâm phạm chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư”, ông Lu Kang nhấn mạnh. 

Hiện, Trung Quốc đang vượt qua Nhật Bản về chi tiêu quốc phòng. Năm 2018, Trung Quốc đã có tuyên bố chủ quyền đối với một nhóm các đảo không người ở mà Tokyo kiểm soát trong vùng Biển Hoa Đông, đồng thời sẽ chi 1,11 ngàn tỷ nhân dân tệ (176,56 tỷ USD) cho lực lượng vũ trang của mình, hơn gấp ba lần Nhật Bản. Đây có lẽ là một trong những lý do vì sao đơn vị thủy quân lục chiến của Nhật được thành lập. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.