Mỹ tăng cường hiện diện quanh bán đảo Triều Tiên

Mỹ đang tăng cường sự hiện diện xung quanh bán đảo Triều Tiên
Mỹ đang tăng cường sự hiện diện xung quanh bán đảo Triều Tiên
(PLO) - Mỹ đang tăng cường sự hiện diện xung quanh bán đảo Triều Tiên trước kỳ Thế vận hội Mùa đông sẽ được tổ chức tại Hàn Quốc vào tháng tới bằng cách điều các máy bay ném bom tàng hình, ít nhất 1 tàu sân bay bổ sung và một tàu đổ bộ mới vào khu vực.

Theo AP, hồi tuần trước, Không quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương thông báo 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 “Spirit” với xấp xỉ 200 nhân sự đã được triển khai từ Căn cứ không quân Whiteman ở Missouri tới đảo Guam ở Thái Bình Dương. Tuyên bố của không quân Mỹ ở Thái Bình Dương nhấn mạnh việc điều động lực lượng được tiến hành để giới lãnh đạo nước này có những biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo ổn định ở khu vực.

B-2 là máy bay ném bom hiện đại nhất của không quân Mỹ, có khả năng mang các vũ khí hạt nhân. Đây cũng là máy bay duy nhất có thể thả bom GBU-57 lớn nhất, nặng tới 14 tấn của không quân Mỹ. Hồi năm ngoái, Triều Tiên đã đe dọa lên kế hoạch tấn công đảo Guam khi các máy bay ném bom B-1B của Mỹ bay từ Guam qua không phận của nước này. 

Việc điều động các máy bay B-2 này diễn ra chỉ ít ngày sau khi tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ cũng đã khởi hành tới phía tây Thái Bình Dương. Truyền thông Hàn Quốc đưa tin tàu sân bay này và nhóm tác chiến đi cùng sẽ tới vùng biển gần bán đảo Triều Tiên trước khi Thế vận hội khai mạc vào ngày 9/2. Ngoài ra, tàu sân bay USS Ronald Reagan đồn trú ở cảng Yokosuka, phía nam Tokyo, Nhật cũng đang ở khu vực. Triều Tiên cho rằng Mỹ cũng đang có kế hoạch điều thêm tàu khu trục USS John Stennis từ Bremerton, Washington. 

Cùng với đó, Thủy quân lục chiến Mỹ ngày 14/1 cũng thông báo tàu đổ bộ USS Wasp đã được cải tiến để có thể chở theo binh sỹ và để các máy bay chiến đấu tàng hình F-35B cất cánh đã tới Nhật Bản. Động thái trên diễn ra sau khi Mỹ đồng ý hoãn các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn với Triều Tiên cho đến khi Thế vận hội kết thúc. 

Theo giới chức quân sự Mỹ, việc điều động các khí tài của nước này tới khu vực xung quanh bán đảo Triều Tiên là hoạt động huấn luyện thường xuyên và cải tiến lực lượng đã được lên kế hoạch từ trước và nằm trong khuôn khổ các hoạt động điều động lực lượng của nước này. Còn các nhà quan sát cho rằng, việc điều động lực lượng của Mỹ tới Guam có lẽ là để đảm bảo không xảy ra sự cố trong suốt thời gian diễn ra Olympic cũng như gửi thông điệp tới Bình Nhưỡng rằng quyết định hoãn tập trận không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối.

Song, phía Triều Tiên đã lên tiếng cáo buộc Mỹ đang cố “dội nước lạnh” vào các cuộc đàm phán mới được nối lại giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. “Các động thái như vậy là sự khiêu khích quân sự không thể tha thứ, làm nguội lạnh bầu không khí cải thiện quan hệ giữa 2 miền Triều Tiên”, đảng Lao động Triều Tiên trong một bài xã luận được đăng tải cuối tuần qua tuyên bố. 

Cũng liên quan đến tình hình Triều Tiên, các đại diện của cả 2 miền Triều Tiên ngày 15/1 đã tiến hành vòng 2 của các cuộc đàm phán ở gần Khu vực phi quân sự nhằm tìm cách mở đường cho phái đoàn Triều Tiên tham gia Thế vận hội Pyeongchang. Phía Mỹ đã chính thức bày tỏ hoan nghênh các cuộc đàm phán. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.