Trung Quốc khuấy động biển Đông để che giấu hạm đội tàu ngầm?

Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc - Ảnh: Reuters
(PLO) - Trung Quốc khuấy động Biển Đông một phần nhằm che giấu bí mật dưới lòng biển, nơi Bắc Kinh đang xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, theo một chuyên gia quốc phòng Úc.
Nhiều tháng nay, Trung Quốc gây náo động ở Biển Đông, khiến Mỹ không thể làm ngơ, phải nhảy vào gây căng thẳng giữa hai bên và cho cả khu vực biển Đông. Giới quan sát cho rằng phải chăng Trung Quốc ngoài việc xây dựng phi pháp đảo nhân tạo và cơ sở hạ tầng quân sự còn có ý đồ che giấu điều gì khác nữa?
Theo tờ Sydney Morning Herald (Úc) ngày 23/6, câu trả lời là tàu ngầm. Trung Quốc đang muốn che giấu đội tàu ngầm đang phát triển dưới lòng Biển Đông.
Sydney Morning Herald cho hay Trung Quốc có đội tàu ngầm khá hùng hậu không thua kém bất kỳ cường quốc quân sự nào, trong đó có nhiều tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo. Trung Quốc muốn phát triển và nâng khả năng tác chiến của đội tàu này, và nhận định không đâu tốt bằng Biển Đông để cho các tàu này trú ngụ. Điều đáng nói là pháo đài dưới lòng biển này được Bắc Kinh tính toán khá kỹ, không để nước khác phát hiện dù từ trên cao.
Các chuyên gia quân sự cho rằng Trung Quốc muốn che giấu đội tàu ngầm hạt nhân của nước này ở Biển Đông để đảm bảo an toàn - Ảnh: Reuters
Các chuyên gia quân sự cho rằng Trung Quốc muốn che giấu đội tàu ngầm hạt nhân của nước này ở Biển Đông để đảm bảo an toàn - Ảnh: Reuters 
“Biển Đông quả thật là nơi tốt để che giấu tàu ngầm của Trung Quốc”, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia an ninh đang giảng dạy tại trường Đại học New South Wales phát biểu với Sydney Morning Herald. Biển Đông có độ sâu hàng ngàn mét, dưới đáy biển còn có những rặng núi đá rất lý tưởng để tàu ngầm trú ngụ mà không dễ bị phát hiện.
Theo giáo sư Thayer, Bắc Kinh xem Biển Đông là một loại tài sản có giá trị chiến lược vì nó bảo vệ sườn phía nam của Trung Quốc, nơi có căn cứ tàu ngầm ở Tam Á (thuộc đảo Hải Nam). Hải quân Trung Quốc đã xây dựng hệ thống đường hầm dưới nước để dẫn dắt tàu ngầm ra vào, kể cả tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo.
Tính đến năm 2014, Trung Quốc đã chế tạo được 56 tàu ngầm tấn công, trong số này có 5 chiếc sử dụng năng lượng hạt nhân và ít nhất 3 chiếc có khả năng phóng tên lửa đạn đạo. Bắc Kinh có kế hoạch phát triển thêm 5 chiếc nữa, theo báo cáo của Lầu Năm Góc hồi năm 2014.
Trong một cuộc họp báo ở Washington hồi tháng 4.2015, một tướng hải quân Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang theo dõi chặt chẽ tàu ngầm của Trung Quốc.
“Bất kỳ quốc gia nào phát triển vũ khí hạt nhân và các bệ phóng có thể vươn tới Mỹ đều nằm trong sự quan tâm của tôi”, Đô đốc William Gortney, Chỉ huy Hạm đội Bắc Mỹ nói. Đô đốc Gortney cho biết, Trung Quốc có chính sách “không ưu tiên” vũ khí hạt nhân, (tức không sử dụng hạt nhân để chế tạo vũ khí – NV), “điều đó khiến tôi cảm thấy yên tâm một chút”.
Đe dọa Mỹ từ Biển Đông
Cũng theo tờ Sydney Morning Herald, những thập niên gần đây, dựa trên công nghệ của Nga và Mỹ, Trung Quốc đã phát triển được nhiều chương trình hạt nhân riêng, có khả năng răn đe, một trong số này là đội tàu ngầm. Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc ít bị dòm ngó và phát hiện hơn là tên lửa đạn đạo liên lục địa trên mặt đất hay máy bay ném bom hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo JL2 bắn từ tàu ngầm của Trung Quốc không thể bắn tới nước Mỹ từ Biển Đông, nhưng Bắc Kinh đang cố gắng cải thiện tầm bắn của nó. Các chuyên gia phân tích quân sự cho rằng đây là lý do mà Trung Quốc muốn sử dụng Biển Đông làm pháo đài dưới biển cho đội tàu ngầm.
Tàu ngầm của Trung Quốc bị đánh giá là ồn ào và dễ bị phát hiện vì vậy việc đưa chúng vào vùng biển Tây Thái Bình Dương là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, một khi Trung Quốc đã cải thiện tầm bắn của tên lửa, thì việc phải di chuyển tàu ngầm tới khu vực gần nước Mỹ không còn ý nghĩa. 
Một mẫu tàu ngầm hạt nhân tấn công của Trung Quốc. Ảnh: Reuters
 Một mẫu tàu ngầm hạt nhân tấn công của Trung Quốc. Ảnh: Reuters
“Tôi kết luận rằng, Trung Quốc đang có chiến lược phát triển pháo đài ở Biển Đông”, Sydney Morning Herald trích phát biểu của giáo sư Bernard D. Cole của trường Chiến tranh quốc gia Mỹ (National War College). Giáo sư Cole, từng là thuyền trưởng tàu hải quân Mỹ, tin rằng với chiến lược này Trung Quốc sẽ phát triển nhanh chóng tên lửa đạn đạo có thể bắn tới nước Mỹ.
Washington quan ngại một khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) trên Biển Đông sẽ hạn chế những chuyến bay trinh thám của các nước, kể cả Mỹ, từ trên cao nhằm phát hiện ra tàu ngầm của Trung Quốc dưới Biển Đông. Hồi tháng 5.2015, một máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Mỹ chở các nhà báo của CNN bay qua khu vực Trung Quốc xây phi pháp các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã ị hải quân Trung Quốc phát tín hiệu cảnh báo đe dọa và xua đuổi. Đó là điều hiếm thấy từ trước đến nay.
Từ hôm nay 23.6, đại diện Mỹ và Trung Quốc gặp nhau ở Đối thoại kinh tế - chiến lược thường niên (tại thủ đô Washington), và những vấn đề căng thẳng ở Biển Đông sẽ được đưa ra. Giáo sư Thayer và các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ lại tiếp tục bao biện việc xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...