Bí mật chiến dịch "Crimea, con đường trở về đất Mẹ"

"Những người lịch sự" ở Crimea.
"Những người lịch sự" ở Crimea.
(PLO) - Cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Đen tiết lộ về chiến dịch của “những người lịch sự” ở Crimea, còn Tổng thống Nga Putin công khai khẳng định chính ông là người lên kế hoạch và ra lệnh thực hiện chiến dịch này.
Hạm đội Biển Đen đã bảo đảm vận chuyển bí mật đến Crimea các đơn vị đặc nhiệm Nga và họ đã phong tỏa lực lượng Ukraine ở đây, cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Đen, Đô đốc Igor Kasatonov tiết lộ.
“Hạm đội Biển Đan đã chuẩn bị đầu cầu, các sĩ quan đã biết điều gì đang xảy ra xung quanh nơi trú đóng các đơn vị Ukraine, các kịch bản diễn biến tình hình được nghiên cứu trên các bản đồ. Nghĩa là Hạm đội Biển Đan đã hoàn thành các nhiệm vụ của mình - “những người lịch sự” (lính đặc nhiệm Nga mặc quân trang không quân hàm, quân hiệu) đã được đưa đến, từ ngày 27 sang 28/2, Xô-viết Tối cao Crimea đã bị chiếm giữ”, 
Đô đốc Kasatonov nói và giải thích thêm, “những người lịch sự” là đặc nhiệm quân đội Nga được đưa đến bằng đường không và đường biển. 
Vị đô đốc Nga đặc biệt lưu ý rằng, chiến địch đã được tiến hành với việc sử dụng rộng rãi các thủ đoạn ngụy trang các hoạt động di chuyển, nhờ đó chiến dịch đã diễn ra hoàn toàn bất ngờ đối với quân đội Ukraine, cũng như tình báo phương Tây.
Theo ông Kasatonov, tình báo NATO đã không kịp theo dõi việc chuẩn bị cho chiến dịch phong tỏa các đơn vị Ukraine vào năm 2014.
 
“Tại Crimea, tình báo NATO đã bỏ lỡ tất cả những gì có thể lẫn những cái không được phép bỏ lỡ. Nguyên nhân là ở chế độ im lặng vô tuyến nghiêm ngặt trong giai đoạn tập trung binh lực, cũng như ở việc khôn khéo sử dụng căn cứ Sevastopol, các phương tiện vận tải chiến đấu vốn đã đưa lực lượng vũ trang Nga đến Criema”, ông Kasatonov nhấn mạnh.
Cuối tháng 2/2014, sau khi Tổng thống Ukraine Yanukovich trốn chạy khỏi Kiev, hàng loạt tòa nhà hành chính ở Crimea đã bị các phần tử vũ trang lạ chiếm giữ (họ còn được gọi là “những người lịch sự”), tại thời điểm đó tự xưng là “lực lượng tự vệ Crimea”. 
Chính những lực lượng này đã phong tỏa các vị trí đóng quân thường xuyên của quân đội Ukraine ở Crimea.
Sau đó, được biết, đó là các đơn vị đặc nhiệm Nga mà theo Tổng thống Putin đã bảo đảm an toàn cho việc tiến hành trưng cầu dân ý về quyền tự quyết của vùng lãnh thổ này, cũng như ngăn chặn các kịch bản leo thang xung đột đi cùng việc các kho vũ khí quân đội Ukraine lọt vào tay các phần tử cực đoan ở Crimea.
Đô đốc Igor Kasatonov từng là Tư lệnh Hạm đội Biển Đen vào năm 1991-1992, trong giai đoạn khủng hoảng giữa Moskva và Ukraine mới giành được độc lập về quyền kiểm soát Hạm đội. Từ năm 1992, ông là Phó Tư lệnh thứ nhất Hải quân Nga. Từ năm 1999, ông chuyển sang ngạch dự bị.
Ông dẫn lời của Thượng tướng Aleksandr Volkov: “Việc tập trung ngoạn mục phương tiện và lực lượng đặc nhiệm tại Crimea có sử dụng các biện pháp ngụy trang bất ngờ đối với người Ukraine, cũng như hàng loạt biện pháp nhằm đánh lạc hướng kịp thời đối phương”.
Đó là chiến dịch chưa từng có trong lịch sử thế giới thời gian gần đây. Tất cả các chi tiết về việc ông Viktor Yanukovych được bí mật sơ tán như thế nào khi chỉ cách điểm phục kích bằng súng máy vài km, được chính Tổng thống Putin hé lộ một năm sau khi xảy ra sự vụ, trong bộ phim tài liệu "Crimea. Con đường trở về Đất mẹ"..
Tổng thống Putin kể trong cuộc phỏng vấn: "Đó là đêm 22 rạng sáng 23/2/2014, cuộc họp kết thúc vào khoảng 7 giờ sáng. Khi chia tay mọi người, trước khi cuộc họp kết thúc, tôi nói với họ rằng tình hình tại Ukraine đã thay đổi nên chúng ta cần bắt tay vào việc đưa Crimea quay trở lại Nga. Bởi chúng ta không thể bỏ mặc số phận vùng lãnh thổ này và người dân sống ở đó trước làn sóng dân tộc chủ nghĩa. 
Và tôi đưa ra các nhiệm vụ cụ thể, nói lý do và phải làm như thế nào, tôi cũng ngay lập tức khẳng định chúng tôi sẽ làm điều đó trong trường hợp chắc chắn người dân Crimea muốn vậy".
 
Bởi vậy mệnh lệnh đầu tiên Tổng thống Nga đưa ra, không phải với các cơ quan an ninh và Bộ Quốc phòng, mà là văn phòng của ông, yêu cầu các chuyên gia Điện Kremli cùng các nhà xã hội học tiến hành một cuộc điều tra bí mật tại Crimea. Người dân Crimea trả lời những câu hỏi nào, nếu từ "trưng cầu ý dân" còn chưa định hình?
Ông Putin kể tiếp: "Đã rõ rằng những người muốn sáp nhập với Nga chiếm 75%. Các bạn biết đấy, cuộc thăm dò được tiến hành bí mật, nên khả năng sáp nhập không nằm trong bối cảnh. Với tôi, đã rõ rằng nếu chúng ta đi theo hướng đó, mức độ và số lượng người muốn sự kiện lịch sử này xảy ra còn cao hơn".
"Mục đích cuối cùng không phải là chiếm Crimea và sáp nhập. Mục đích cuối cùng là để người dân có thể bày tỏ quan điểm họ muốn sống như thế nào. Tôi nói rất thẳng thắn và thành thực. Về phần mình, tôi nghĩ, nếu người dân muốn, điều đó sẽ diễn ra. Nghĩa là họ sẽ ở đó với quyền tự trị lớn hơn, với một số quyền nào đó, song trong thành phần nhà nước Ukraine. 
Tuy nhiên nếu họ muốn theo cách khác, chúng tôi không thể bỏ họ. Chúng tôi biết kết quả trưng cầu dân ý. Và chúng tôi làm những gì cần phải làm", tổng thống Putin cho biết.
Ngày 16/3/2014, tại Crimea đã diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về quy chế của khu tự trị này, trong đó hơn 96% số người tham gia đã ủng hộ Crimea gia nhập thành phần nước Nga.
Ngày 21/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật phê chuẩn hiệp ước về việc Crimea và Sevastopol gia nhập thành phần nước Nga, cũng như việc lập khu vực liên bang Crimea.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.