Trung Quốc đề nghị Philippines đàm phán về vấn đề Biển Đông

Ông Rodrigo Duterte - Tân Tổng thống Philippines
Ông Rodrigo Duterte - Tân Tổng thống Philippines
(PLO) - Ngày 4/7, Tờ China Daily đưa tin, Trung Quốc gợi ý đàm phán với Philippines về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông nếu như Manila bỏ qua phán quyết của Tòa án Quốc tế. 

Theo Reuters, Trung Quốc muốn đàm phán với Philippines cũng vì liên quan đến việc tân tổng thống mới của nước này - ông Rodrigo Duterte - đã có những sự thay đổi về lập trường một cách cứng rắn và rõ ràng khi không chịu lùi bước trước Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. 

Philippines có thái độ cứng rắn

Trước đó, Philippines đã kiện Trung Quốc lên Tòa án trọng tài quốc tế về những hoạt động tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông. Trong đơn kiện gửi lên Tòa án, Philippines phản đối Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông với bản đồ “đường 9 đoạn” ôm trọn vùng biển này. Và chỉ còn ít ngày nữa, ngày 12/7, Tòa án trọng tài quốc tế sẽ ra phán  quyết cuối cùng về vụ kiện. 

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Rodrigo Duterte đã từng đề nghị đàm phán đa phương về vấn đề Biển Đông và Trung Quốc tỏ ra hài lòng trước đề nghị này. Tuy nhiên, tuyên bố mới nhất của tân tổng thống đã khiến Trung Quốc bất ngờ và có phần hụt hẫng. Chuyện ông Rodrigo Duterte “nhẹ giọng” với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông trong suốt chiến dịch vận động tranh cử của mình không đồng nghĩa với việc ông sẽ từ bỏ những tuyên bố của Philippines về vấn đề Biển Đông nhằm đổi lấy kinh tế hay sự nhượng bộ trong thương mại từ Bắc Kinh. 

Được biết, Biển Đông có diện tích gần 3,5 triệu kilômét vuông, được cho là tiềm ẩn nhiều tài nguyên và là tuyến đường hàng hải quan trọng đối với giao thương quốc tế. Khu vực này giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Singapore và Indonesia. Các nước này, trong đó có cả Việt Nam cũng đã và đang phản đối những tuyên bố về chủ quyền hết sức vô lý của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền biển đảo. 

Trung Quốc gợi ý đàm phán

Trước tình hình trên, Trung Quốc đã có động thái sẵn sàng đàm phán song phương với Philippines và đề nghị nước này bỏ lơ phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế dự kiến sẽ đưa ra vào ngày 12/7 tới để đi đến đàm phán. Nếu như đồng ý, các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và chính phủ mới của Philippines sẽ nói đến các vấn đề như trở thành đối tác phát triển và hợp tác nghiên cứu khoa học trên Biển Đông...

Trong những tuần gần đây, Trung Quốc liên tục có những chiến dịch tuyên bố về chủ quyền ở Biển Đông nhằm lung lạc lập trường từ phía Philippines. Theo tờ China Daily dẫn nguồn tin không rõ ràng cho biết: “Nếu muốn quay trở lại bàn đàm phán, Manila phải phớt lờ mọi phán quyết từ phía Tòa án quốc tế”. Tuyên bố lần này có phần nhẹ nhàng hơn so với trước đây, khi Trung Quốc đã từng phản đối kịch liệt và cho rằng Tòa án không có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời tố ngược Manila đã “vi phạm luật pháp quốc tế” khi đưa vụ việc ra trước Tòa án quốc tế. 

Trong cuộc phỏng vấn do chính phủ Trung Quốc sắp xếp với Reuters, ông Sienho Yee, giáo sư luật tại Viện Nghiên cứu hải dương và hải phận Trung Quốc thuộc Đại học Vũ Hán cho biết, “Khách quan mà nói Tòa án quốc tế không có thẩm quyền đối với các vụ kiện tranh chấp ở Biển Đông, đàm phán là phương án tốt nhất đề giải quyết các tranh chấp giữa hai nước”. 

Vài ngày trước, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cũng đưa ra những gợi ý đầy thiện chí cho chính phủ mới của Philippines, “Philippines là hàng xóm thân thiết với Trung Quốc, vấn đề Biển Đông chỉ nên giải quyết thông qua đàm phán giữa hai nước và việc kiện ra Tòa án là hoàn toàn không mang lại lợi ích gì”. Ông cũng nói thêm: “Thông qua đàm phán, tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines có thể được giải quyết, trên cơ sở tôn trọng đầy đủ sự thật lịch sử và phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.