Trung Quốc mới là bên thua ở Hội nghị tại Côn Minh?

Các Ngoại trưởng ASEAN – Trung Quốc tại cuộc họp
Các Ngoại trưởng ASEAN – Trung Quốc tại cuộc họp
(PLO) - Tờ The Diplomat ngày 16/6 đã có bài bình luận về kết quả của Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc vừa diễn ra tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc. Theo tờ báo này, Trung Quốc chứ không phải ASEAN mới là bên thất bại thực sự tại Hội nghị, dù ASEAN không ra được tuyên bố chung. 

Trung Quốc gây sức ép?

Theo tờ Straits-Times của Singapore, tại Hội nghị đặc biệt nói trên, ASEAN đã chuẩn bị một tuyên bố chung của khối để đọc tại cuộc họp báo chung với Trung Quốc. Trong tuyên bố được chuẩn bị này, theo Straits Times, các Ngoại trưởng ASEAN bày tỏ sự quan ngại sâu sắc của nhóm về các diễn biến gần đây, gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có nguy cơ hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định tại Biển Đông. Tuyên bố cũng kêu gọi đảm bảo tự do hàng hải và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp theo luật pháp quốc tế. 

Tuy nhiên, vào phút cuối, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thay vào đó đã đưa ra một bản đồng thuận bao gồm 10 điểm và đề nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN thông qua, trong đó có nhiều điểm mà ASEAN không thể chấp nhận được.

Do bất đồng này nên ASEAN – mà theo dự kiến trước đó sẽ do Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan làm đại diện cùng chủ trì họp báo với ông Vương – đã quyết định không tham gia họp báo chung vì “việc thể hiện công khai sự bất đồng với Ngoại trưởng Trung Quốc tại họp báo là điều thô thiển”. Thay vào đó, ASEAN đã quyết định sẽ để các nước tự công bố bản tuyên bố chung tới giới truyền thông của nước mình mà họ cho là phù hợp. 

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Malaysia tối 14/6 đã công bố bản tuyên bố chung đã được chuẩn bị trước. Động thái này, theo một quan chức ASEAN, là chỉ dấu rõ ràng về sự thất vọng của Malaysia cũng như nhiều nước khác đối với việc Trung Quốc gây áp lực một cách thô lỗ và ngạo mạn lên khối. Song, chỉ ít giờ sau đó, Malaysia đã rút lại bản tuyên bố.

Ai mới là bên thất bại thực sự?

Tuy nhiên, theo The Diplomat, nếu hiểu rõ ý đồ của Trung Quốc trước cuộc họp và phản ứng của ASEAN trên cương vị một khối thống nhất và của các nước riêng rẽ ở cả các cuộc tranh luận riêng và các tuyên bố chung thì có thể thấy Bắc Kinh đã thất bại trong việc đạt được mục đích của mình.

Cụ thể, The Diplomat cho biết, qua cuộc họp ở Côn Minh, Trung Quốc muốn khẳng định 3 điểm chính. Thứ nhất, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác nhau có khả năng giải quyết những khác biệt trong vấn đề Biển Đông mà không cần can thiệp từ bên ngoài, trong đó có phán quyết tới đây của Toà trọng tài thường trực tại The Hague.

Thứ hai, dù vấn đề Biển Đông đang ảnh hưởng tới quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á nhưng vấn đề này không nên được thổi phồng vì nó chỉ là một phần trong quan hệ đối tác rất thành công của Trung Quốc và ASEAN.

Thứ ba, Trung Quốc muốn các nước thấy rằng ASEAN vẫn xem Biển Đông không phải là vấn đề giữa ASEAN và Trung Quốc mà chỉ là vấn đề song phương giữa Bắc Kinh và 4 nước ASEAN, từ đó nhấn mạnh sự chia rẽ trong nội bộ khối giữa các nước có tuyên bố chủ quyền, các nước có quan tâm và những nước không có quan điểm. 

Dù Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn tuyên bố chung của ASEAN được công bố nhưng nước này đã thất bại trong việc đạt được 3 ý định nói trên. The Diplomat cho rằng, ở ý định thứ nhất, cuộc họp ở Côn Minh cho thấy rằng chỉ riêng ASEAN và Trung Quốc không thể giải quyết được vấn đề Biển Đông thành công chừng nào Bắc Kinh còn tiếp tục cố tình gây chia rẽ sự đồng thuận của khối và thúc đẩy các nước ASEAN riêng rẽ tự tìm kiếm các biện pháp để giải quyết khác biệt với Trung Quốc cũng như tìm đến các bên bên ngoài để thể hiện quan ngại chính đáng của họ.

“Cách tiếp cận của Trung Quốc khiến ngoại giao trở thành giải pháp dường như không hiệu quả và khiến các giải pháp khác trở nên hợp lý hơn” – một nhà ngoại giao cho hay.

Mục tiêu thứ hai của Trung Quốc khi tổ chức Hội nghị cũng không thành công khi về cơ bản tuyên bố về cuộc họp bao gồm 2 phần, trong đó phần đầu thể hiện tình trạng quan hệ ASEAN – Trung Quốc và việc chuẩn bị cho kỷ niệm 25 thiết lập mối quan hệ này trong khi toàn bộ phần thứ 2 nêu cụ thể về vấn đề Biển Đông và nêu rõ rằng vấn đề này đang ảnh hưởng đến quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc. 

Ở điểm thứ ba, các diễn biến xung quanh hội nghị và quanh bản tuyên bố chung đã cho thấy nỗ lực của Bắc Kinh muốn hạ nhiệt căng thẳng và cho rằng đây chỉ là vấn đề giữa nước này với 4 nước có tuyên bố chủ quyền đã thất bại khi các nước như Singapore hay Indonesia đều đã đưa ra bản tuyên bố của mình, trong đó đề cập nhiều đến vấn đề Biển Đông.

Đọc thêm

Tấn công khủng bố kinh hoàng đầu năm mới tại Mỹ

Hiện trường vụ đâm xe. (Ảnh: NBC News)
(PLVN) - Một vụ tấn công kinh hoàng đã xảy ra tại Bourbon Street, khu phố Pháp nổi tiếng của New Orleans vào ngày đầu năm mới. Một người đàn ông đã lái xe tải lao thẳng vào đám đông, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Vụ việc đang được điều tra như một hành động khủng bố, gây chấn động cả nước Mỹ.

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 chứng kiến loạt tai nạn chấn động trên thế giới, từ vụ va chạm tàu hỏa tại Mỹ, tai nạn máy bay ở Hàn Quốc, đến các sự cố nghiêm trọng như hỏa hoạn ở Bangladesh, cá mập tấn công người ở Australia và vụ nổ nhà máy thuốc nổ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi sự kiện đều gây mất mát lớn về người và tài sản, nhắc nhở chúng ta chú ý, tăng cường hơn các giải pháp bảo đảm an toàn...

Hành trình vaccine từ phòng thí nghiệm đến mũi tiêm

Ấn Độ đã trở thành trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu. (Ảnh: Viện Huyết thanh Ấn Độ - npr.org)
(PLVN) - Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến đại dịch COVID-19, sự ra đời của vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của y học, mang lại hy vọng và sự sống cho hàng triệu người trên thế giới. Dù vậy, ít ai hiểu rõ câu chuyện đằng sau mỗi liều vaccine là những năm tháng nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất miệt mài. Đó là một quá trình dài hơi, đòi hỏi không chỉ sự chính xác khoa học mà còn cả những cam kết về an toàn, đạo đức và hợp tác quốc tế.