Châu Âu thay đổi cách tiếp cận trong các vấn đề an ninh châu Á

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian.
(PLO) - Các phát biểu mạnh mẽ của giới chức Pháp về vấn đề Biển Đông gần đây được cho là chỉ dấu cho thấy châu Âu đang dần thay đổi cách tiếp cận đối với các vấn đề an ninh tại khu vực châu Á.

Theo tờ The Diplomat, “không chắc chắn” hay “biến động” chính là những từ khóa chủ yếu được dùng để miêu tả tình hình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore mới đây.

Các diễn biến gần đây trên Biển Đông đang là vấn đề gây quan ngại không chỉ trong khu vực mà đã lan tới các bên ở xa trung tâm của những thách thức an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương - các bên trước kia vốn ưa chuộng lập trường cân bằng, nếu không phải là trung lập.

Điển hình ở đây là Liên minh châu Âu (EU) – khối vốn không hay tham gia vào các vấn đề “an ninh cứng”. Dù vẫn đang đối mặt với những thách thức riêng như vấn đề Trung Đông, người di cư và khủng bố nhưng EU đang thay đổi nhanh chóng lập trường trong vấn đề an ninh ở Biển Đông. 

Động lực chính của sự thay đổi lập trường, ở cả châu Âu và giữa các nước Đông Nam Á, chính là thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông với hoạt động cải tạo đất quy mô lớn và việc nước này từ chối các quy tắc toàn cầu.

Đặc biệt, Bắc Kinh cũng đang thể hiện quan điểm mạnh mẽ từ chối tuân thủ bất kỳ ràng buộc nào từ các thỏa thuận quốc tế mà nước này đã phê chuẩn, cụ thể ở đây là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và quyết định sắp tới trong vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc. Phát biểu của Đô đốc Tôn Kiến Quốc tại Shangri-La về việc Trung Quốc sẽ không chấp nhận phán quyết trọng tài trong vụ kiện do Philippines đệ trình là vấn đề đặc biệt gây lo ngại. 

Theo tờ The Diplomat, lập trường này của Bắc Kinh sẽ gây bất ổn sâu sắc vì nó cho thấy đối với Trung Quốc những thỏa thuận và hiệp ước quốc tế sẽ chỉ có hiệu lực khi nó đưa đến lợi ích cho nước này.

Trong bối cảnh như vậy, lập trường rõ ràng và vững chắc của Pháp được Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian đưa ra tại Shangri La đã được nhiều nước hoan nghênh. Cụ thể, đối mặt với những thách thức trực tiếp tới các nguyên tắc của luật pháp trong vấn đề hàng hải, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp nhấn mạnh rằng những thách thức như vậy vượt ra khỏi khuôn khổ các vấn đề khu vực, đồng thời cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng của việc không tuân thủ UNCLOS.

Về phía Pháp, ông Le Drian nêu rõ nước này không chấp nhận bất cứ đe dọa nào tới tự do hàng hải và hàng không được cho phép theo UNCLOS. Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G7 tại Nhật hồi tháng 5 vừa qua, ông Le Drian cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với một trật tự hàng hải được thiết lập dựa trên luật pháp, sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế và rằng phải ưu tiên đối thoại trong việc giải quyết các tranh chấp thay vì đe dọa, cưỡng ép hay sử dụng vũ lực. 

Trong bối cảnh đó, đề xuất phối hợp giữa các hải quân châu Âu để tăng số chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông đã được đón nhận. Nếu được thực thi, đề xuất này sẽ là dấu hiệu tích cực cho thấy sự tham gia của EU nhằm đóng góp vào sự ổn định của khu vực có tầm quan trọng đối với tất cả các bên trên thế giới này.

Đọc thêm

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.