Trưng cầu ý dân: Việc giám sát phải độc lập với tổ chức

Ảnh minh họa. Bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện Con Cuông, Nghệ An.
Ảnh minh họa. Bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện Con Cuông, Nghệ An.
(PLO) - Hôm qua (5/5), Hội đồng Tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp 2013 đã họp Phiên thứ 10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng – Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường để cho ý kiến vào Dự án Luật Trưng cầu ý dân. 
Cả 2 phương án đều chưa đạt
Hiến pháp 2013 quy định Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân (TCYD) và chỉ có một quy định về vấn đề TCYD, đó là: “Việc TCYD về Hiến pháp do Quốc hội quyết định”. Cụ thể hóa quy định này, Ban soạn thảo Dự án Luật đưa ra 2 phương án về những vấn đề đề nghị Quốc hội quyết định TCYD. 
Phương án 1 chỉ quy định về mặt nguyên tắc, khái quát những vấn đề được đề nghị để Quốc hội quyết định đưa ra TCYD. Theo đó, vấn đề đưa ra TCYD là những vấn đề quan trọng về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế đặc biệt quan trọng. 
Phương án 2 liệt kê các vấn đề đề nghị Quốc hội quyết định TCYD gồm những vấn đề quan trọng về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; những chính sách quan trọng có liên quan đến chủ quyền, an ninh quốc gia, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế đặc biệt quan trọng; xây dựng các công trình, dự án kinh tế - kỹ thuật đặc biệt quan trọng.
Đại diện Ban soạn thảo, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền thông tin thêm: Tham khảo kinh nghiệm của một số nước thì có tới 65 nước không quy định vấn đề đưa ra TCYD là vấn đề nào mà tùy thuộc vào kiến nghị TCYD của các chủ thể đưa ra kiến nghị, miễn là đáp ứng được những quy định của pháp luật; một số nước chỉ quy định TCYD bắt buộc đối với Hiến pháp; một số khác quy định cụ thể những vấn đề phải TCYD. Trên cơ sở tham khảo, Ban soạn thảo nhất trí với phương án 1.
Quán triệt tinh thần và nội dung các quy định của Hiến pháp, thay mặt Nhóm II của Hội đồng Tư vấn, TS. Dương Thị Thanh Mai phân tích, các vấn đề đề nghị Quốc hội quyết định TCYD phải là những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Đó là chức năng thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Quốc hội. 
Từ đó, Nhóm II cho rằng cả 2 phương án trên đều chưa đạt, cần nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện. “Phương án 1 chưa thật sự khái quát, có những vấn đề không hoàn toàn thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội như vấn đề xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là vấn đề có nội hàm rất rộng, thuộc thẩm quyền quyết định không chỉ của Quốc hội. 
Phương án 2 liệt kê không đầy đủ các vấn đề đề nghị Quốc hội quyết định TCYD. Hơn nữa, có những vấn đề rất khó định lượng và chưa thật phù hợp với quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, chẳng hạn thế nào là vấn đề quan trọng về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, các điều ước quốc tế đặc biệt quan trọng…” – bà Mai thẳng thắn chỉ rõ.
Cần dung hòa quy định về vấn đề đề nghị trưng cầu ý dân
Tán thành sự cần thiết phải xây dựng, ban hành đạo luật này “để vượt qua sự e dè hiện hữu”, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Võ Khánh Vinh cho biết thêm: Qua một số nghiên cứu của Viện cho thấy có sự mong đợi, ý chí, nguyện vọng của người dân để nói lên tiếng nói của mình. 
Có điều, ông Vinh bày tỏ sự thất vọng khi Dự án Luật vẫn chỉ là “vấn đề trên giấy, chưa đưa được, chưa thể hiện được mong muốn thực tế” và đưa ra nhiều ý kiến góp phần hoàn thiện Dự án Luật như không hạn chế quyền biểu quyết TCYD của những người bị bắt giam, người bị tạm giam chưa có bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án; các cuộc TCYD được thực hiện trên phạm vi cả nước và địa phương... Riêng vấn đề đề nghị TCYD, theo ông Vinh, nên quy định theo hướng loại trừ.
Một số ý kiến kiến nghị hoàn thiện phương án 1 theo hướng kế thừa cách quy định khái quát tại Hiến pháp năm 1946: “Đề nghị TCYD về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội”. 
Một số ý kiến đề nghị đồng thời quy định các vấn đề không được đề nghị TCYD như vấn đề thay đổi thể chế chính trị. Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng lại ủng hộ phương án 2. “Vấn đề nào cần đưa ra TCYD thì phải quy định rõ để tránh sự tùy tiện” – ông Dũng nhấn mạnh.
Kết luận phiên họp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng, các vấn đề đề nghị TCYD không nên quy định quá chung chung mà cũng không quy định quá cụ thể. Qua ý kiến tư vấn của các thành viên Hội đồng, Bộ trưởng nhận thấy cơ bản có những vấn đề cần đề nghị TCYD là sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; vấn đề cụ thể trong một đạo luật, một điều ước quốc tế nào đó mà liên quan mật thiết đến người dân (như kết hôn đồng giới); vấn đề quan trọng của đất nước như xây dựng đường cao tốc, có điện hạt nhân rồi thì sau có bỏ không. Đặc biệt, theo Bộ trưởng, TCYD là biểu quyết của dân, là phương thức dân chủ trực tiếp quan trọng và mạnh mẽ nhất nên cần tăng cường giám sát và việc giám sát phải độc lập với tổ chức.

Đọc thêm

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.

Khánh Hòa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024

Quang cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) -  Ngày 1/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL năm 2024 cho khoảng 260 đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương như: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: P. Dương)
(PLVN) - Sáng 1/11, tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền và quyết tâm “ Hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua”

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền
(PLVN) - Những năm gần đây, Sở Tư pháp tỉnh Nam Định đã khẳng định được vị trí, vai trò trong phong trào thi đua của Ngành Tư pháp; liên tục trong các năm nhận được Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Để có được thành tích đó phải kể đến sự nỗ lực của các cán bộ tư pháp; trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của người đứng đầu Sở Tư pháp - Giám đốc Sở Trần Thị Thúy Hiền.

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên mới

GS. Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT
(PLVN) - Không nên nghĩ chúng ta đang chảy máu chất xám, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) cho thế giới, mà nên nghĩ theo hướng, chúng ta phải hợp tác sâu rộng để học hỏi thế giới, để Việt Nam có thể phát triển cùng thế giới. Phải có chính sách đột phá để thu hút “hiền tài” tới Việt Nam sống và làm việc, cống hiến cho Việt Nam.