Quyền con người không còn là một thứ “quà tặng”

Quyền con người không còn là một thứ “quà tặng”
(PLO) - Đánh giá cao những quy định tiến bộ vượt bậc của Hiến pháp về quyền con người, song các đại biểu dự Hội thảo “Định hướng thể chế hóa bằng pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền con người trong Hiến pháp 2013” đều cho rằng, quan trọng nhất là việc thực thi các quyền đó trong thực tế như thế nào.
Các đại biểu đều chung nhận định trong bản Hiến pháp sửa đổi lần này, quyền con người quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân  được đề cao, đưa lên vị trí trang trọng hàng đầu trong Hiến pháp (Chương II), thể hiện nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. 
Dẫn chứng quy định “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng”,  GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Đại học Quốc gia Hà Nội lưu ý, khi cụ thể hóa bằng luật (ví dụ như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự) cần phải đặt vấn đề bảo vệ quyền con người lên trên hết, nhất là những người bị yếu thế, người bị giam, giữ…. 
“Ở đây, việc cụ thể hóa bằng luật không có nghĩa là mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyền đó đều cần được quy định trong luật, mà chỉ cần quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc” - ông Dung nói.
PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Viện Nhà nước và Pháp luật đồng tình, quy định quyền công dân chỉ bị giới hạn theo quy định của luật là điều kiện tốt để đảm bảo tính hiện thực của nó. Theo ông Nghị, sợ nhất là những quy định “tù mù” khiến việc triển khai khó khăn. 
Thời gian tới, để các quy định về quyền con người trong Hiến pháp thực sự đi vào cuộc sống, một trong những vấn đề cần làm, theo ông Nghị, là sớm soạn thảo và ban hành các đạo luật về hội, về tự do ngôn luận, về biểu tình, về báo chí, về tiếp cận thông tin, về trưng cầu ý dân để tạo hành lang pháp lý cho con người, công dân thực hiện ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn các quyền của mình.
Một điểm nhấn khác trong Hiến pháp 2013 được các đại biểu đánh giá cao là trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được đề cao và thể hiện xuyên suốt trong Hiến pháp. Điều này thể hiện ở hầu hết các điều của Hiến pháp đều quy định trách nhiệm và đảm bảo của Nhà nước với quyền con người. 
Từ nhận định “Quyền con người, quyền công dân theo quan niệm trước đây là một sản phẩm, một thứ “quà tặng” từ phía Nhà nước cho công dân thì nay, với Hiến pháp 2013 gắn với từng con người, được Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm”, GS. TS Trần Ngọc Đường - chuyên gia cao cấp, Văn phòng Quốc hội đề nghị phải tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật về tố tụng dân sự, hành chính và hình sự.
Đề xuất lập Hội đồng tư vấn
Dẫn lời của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trả lời truyền thông về “một số quyền con người, quyền công dân cho đến hôm nay còn đang bị “treo” hoặc bị chậm cụ thể hóa, một phần do chưa được đưa vào Chương trình xây dựng luật của Quốc hội, và một phần do lỗi của các cơ quan chuẩn bị dự án luật trình lên chưa đảm bảo tính khả thi”, TS. Nguyễn Văn Hiển - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp  cho biết, theo dự kiến, có đến 28 đạo luật sắp tới cần được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để cụ thể hóa trực tiếp những quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân. 
Thực hiện kế hoạch này, trách nhiệm của Bộ Tư pháp rất nặng nề, do đó ông Hiển đề nghị: “Bộ cần có những giải pháp mạnh mẽ, thậm chí phải lập một hội đồng tư vấn để xem xét tất cả những luật này nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trên tinh thần, nội dung của Hiến pháp”.
Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên: 
Nhiều quyền hiến định có thể vẫn sẽ hình thức nếu không được thể chế hóa trong các luật  cụ thể
Việc quy định các quyền con người trong Hiến pháp là rất quan trọng vì đây là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người và mỗi công dân được hưởng thụ và thực hiện cũng như bảo vệ quyền con người và quyền công dân của mình. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là các quyền đó phải được thực thi trong thực tế. Trong cơ chế thi hành pháp luật hiện nay, nhiều quyền hiến định trong Hiến pháp sửa đổi có thể vẫn sẽ là quyền hình thức nếu không được thể chế hóa trong các luật  cụ thể.
Vấn đề này đặt ra trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước, từ việc phổ biến, tuyên truyền các nội dung mới của Hiến pháp sửa đổi đến việc hoàn thiện hệ thống  pháp luật và thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy để bảo đảm thực thi.

Tin cùng chuyên mục

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Đọc thêm

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.

Tập huấn tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên

Toàn cảnh Lớp tập huấn.
(PLVN) - Ngày 9/4, Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp phối hợp với UNICEF tại Việt Nam tổ chức Lớp tập huấn về tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật cho luật sư (LS), tư vấn viên pháp luật (TVVPL) có kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho NCTN tại Khu vực phía Bắc.