Trùm Khmer Đỏ nhận 30 năm tù

Sau phiên tòa dài và tốn kém, Tòa án đặc biệt được Liên Hợp Quốc (LHQ) bảo trợ đã thông báo Duch bị kết án 35 năm tù giam.

Hôm 26/7, “Duch” - cựu lãnh đạo nhà tù ở Phnom Penh dưới chế độ Khmer Đỏ (1975-1979) - đã bị Tòa án đặc biệt ở Campuchia kết án 30 năm tù giam vì tội chống nhân loại.

Trùm Khmer Đỏ nhận 30 năm tù ảnh 1
Duch – cựu Giám đốc nhà tù Tuol Sleng - tại phòng xử án ở Phnom Penh hôm 26/7.

 Đây là bản án đầu tiên mà Tòa án do Liên Hợp Quốc bảo trợ tuyên phạt đối với một số trùm diệt chủng Khmer Đỏ đang bị giam giữ ở Campuchia.

Sau phiên tòa dài và tốn kém, Tòa án đặc biệt được Liên Hợp Quốc (LHQ) bảo trợ đã thông báo Duch bị kết án 35 năm tù giam.

 Tuy nhiên, sau đó mức án này đã được giảm xuống còn 30 năm vì lý do có một thời kỳ Duch bị giam giữ không đúng luật sau khi y bị bắt năm 1999 – thời kỳ Tòa án quốc tế chưa được thành lập.

Ngoài ra, Duch còn được giảm thêm 11 năm đã thụ án, điều đó có nghĩa là y chỉ phải ngồi thêm 19 năm sau song sắt.

“Tên cựu đao phủ” Duch, tên thật là Kaing Guek Eav, 67 tuổi, bị xét xử vì đã điều hành nhà tù Tuol Sleng (còn được gọi là S-21), nơi 15.000 người đã bị tra tấn và hành quyết từ năm 1975 đến năm 1979.

Y bị kết án vì tội chống nhân loại, tội phạm chiến tranh.

Mức án dành cho Duch trên đây thấp hơn so với mức án 40 năm tù mà bên công tố đề nghị hồi tháng 11/2009 chống lại Duch. 

Tại phiên xét xử, Tòa án đã đưa ra những chứng cứ không chối cãi được về trách nhiệm của Duch. Các thẩm phán dựa trên đống hồ sơ khổng lồ mà chế độ Khmer Đỏ để lại, trong đó có nhiều bức ảnh, những bản thú tội, ghi âm để kết luận.

Trong lời phát biểu tại tòa, y thừa nhận đã chỉ đạo giết hơn 14.000 tù nhân, nhưng nói rằng chỉ tuân lệnh cấp trên. Y cũng cầu xin được tha thứ.

 Tuy nhiên, các công tố viên cho rằng, Duch đã ra lệnh sử dụng các biện pháp tra tấn tàn bạo để lấy lời khai, trong đó có rút móng chân và gây sốc điện, đồng thời cũng chính là người thông qua toàn bộ các vụ hành quyết.

Trước cổng Tòa án, hôm qua hàng trăm người đã tập trung để theo dõi phiên xử được truyền hình trực tiếp.

 Bản án trên là kết quả đầu tiên kể từ khi Tòa án đặc biệt được LHQ bảo trợ thành lập năm 2003 sau những cuộc mặc cả triền miên giữa Campuchia và cộng đồng quốc tế, rồi chỉ bắt đầu hoạt động 3 năm sau đó.

Nằm dưới bàn tay độc ác của Duch, nhà tù Tuol Sleng đã từng trở thành một cỗ máy giết người hiệu quả của chính quyền Pol Pot.

Chỉ có 14 người được cho là còn sống sót khỏi Tuol Sleng và thoát ra khỏi trại giam này khi Campuchia được giải phóng. Norng Chan Phal – một trong những người còn sống sót khỏi Tuol Sleng – tuyên bố: “Tôi muốn thấy Duch phía sau song sắt trong phần đời còn lại của y và thấy y bị buộc phải lao động trong nhà tù”.

Tôi muốn hắn ta cảm thấy cái mà hắn ta đã bắt người khác phải chịu” - Norng Chan Phal nói thêm.

Khmer Đỏ cầm quyền ở Campuchia từ năm 1975-1979. Dưới chế độ này, khoảng 1,7 triệu người Campuchia đã bị chết do bị bỏ đói, ép làm việc trong điều kiện tàn tệ và tử hình. Khmer Đỏ thi hành những chính sách tàn khốc như sơ tán người ra khỏi các thành phố, bắt ép dân chúng lao động khổ sai ở nông thôn và giết chóc tàn bạo những người bị nghi ngờ là chống chế độ.

Hồi năm ngoái, Phal cũng kể rằng khi anh còn là một đứa trẻ, các cai tù ở Tuol Sleng đã đe dọa, đánh đập và sau đó là chụp ảnh mẹ anh. Rồi anh không bao giờ gặp lại bà nữa.

Trong số 5 cán bộ lãnh đạo của chính quyền Khmer Đỏ hiện đang bị giam giữ, Duch là nhân vật đầu tiên phải ra hầu tòa. Duch đã từng biến mất trong gần 20 năm trước khi bị một nhà báo Anh phát hiện và bị bắt giữ năm 1999.

Y đã từng sử dụng nhiều tên giả, sau khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ, để lẩn trốn ở phía Tây Bắc Campuchia và chuyển sang đạo Cơ đốc. 

Nhiều cựu lãnh đạo Khmer Đỏ khác vẫn đang chờ được xét xử, trong đó có Nuon Chea – Phó Chủ tịch đảng của Pol Pot, Khieu Samphan – Chủ tịch nước thời Khmer Đỏ, Ieng Sary – cựu Thủ tướng và Ieng Thirith – cựu Bộ trưởng Nội vụ. Các phiên tòa này dự kiến sẽ được tổ chức vào năm 2011. Nhân vật số một của chế độ Khmer Đỏ là Pol Pot đã chết năm 1998./. 

Nhà tù Tuol Sleng do Duch điều hành từng là một ngôi trường trung học ở Phnom Penh nhưng đã được Khmer Đỏ chuyển thành một trung tâm tra tấn tàn bạo 15.000 người, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, từ năm 1975 đến năm 1979.  Còn được gọi là S-21, Tuol Sleng được coi là trung tâm đầu não của mạng lưới 70 nhà tù dành cho những cuộc thanh trừ đẫm máu của Khmer Đỏ.

T.T (Theo AFP, Phnompenh Post)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.