Thẩm tra Dự án Luật Cư trú (sửa đổi): Đa số tán thành bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú

Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại phiên họp
Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại phiên họp
(PLVN) - Tại phiên họp toàn thể lần thứ 28 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, thẩm tra Dự án Luật Cư trú (sửa đổi) ngày 12/5, các ý kiến đều tán thành với việc Dự thảo Luật đã bỏ các quy định về Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình, cá nhân. Bên cạnh đó, một số ý kiến băn khoăn về tính khả thi, thống nhất. 

Thay đổi phương thức quản lý cư trú

Cho ý kiến tại phiên họp, Ủy ban Pháp luật tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Cư trú để tiếp tục thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do cư trú của công dân, tạo hành lang pháp lý bảo đảm tốt hơn việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân. 

Việc sửa đổi toàn diện Luật Cư trú nhằm ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong quản lý cư trú, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân trong việc thực hiện quyền tự do cư trú. 

Về phương thức quản lý dân cư theo số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, theo Tờ trình của Chính phủ, một trong những chính sách lớn của Dự án Luật là thay đổi phương thức quản lý cư trú (thường trú, tạm trú) từ quản lý bằng sử dụng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Theo đó, Dự thảo Luật đã bỏ các quy định về Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình, cá nhân theo Luật Cư trú hiện hành. Các ý kiến tại phiên họp đều bày tỏ nhất trí với đề xuất này. 

Đại biểu (ĐB) Nguyễn Thanh Hồng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội (QH) - chỉ ra rằng, năm 2013, khi sửa đổi Luật Cư trú, chúng ta đã bàn đến chuyện theo lộ trình đến thời điểm này sẽ bỏ sổ hộ khẩu giấy. Thực tế, khi làm Luật Căn cước công dân, Luật Hộ tịch cũng đã đặt vấn đề đến thời điểm nhất định sẽ tích hợp việc quản lý liên quan đến cư dân thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Thẻ căn cước công dân.

“Đây là hoàn toàn phù hợp với những gì chúng ta đã xác định trong quá trình ban hành chính sách, quy định liên quan đến quản lý hộ tịch, căn cước. Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư là nền tảng, kết nối cơ sở dữ liệu chuyên ngành, thế này là phù hợp”, ĐB nói.

Theo ĐB, về mặt kinh tế, việc này rất phù hợp với chủ trương hiện nay là triển khai Chính phủ điện tử, Cổng Dịch vụ công Quốc gia, kinh tế số… và chúng ta có đủ điều kiện để bỏ hộ khẩu giấy. Bên cạnh đó, bỏ hộ khẩu giấy sẽ tiết kiệm nhân lực, con người, thời gian, chi phí ngân sách.

ĐB cũng chỉ ra rằng, thời gian qua, trong một số hoạt động liên quan đến quản lý nhà nước, nếu chúng ta đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quản lý hộ tịch, hộ khẩu thông qua hệ thống điện tử, như công tác điều tra dân số vừa qua rõ ràng, thuận lợi. 

Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Thanh Hồng cũng đề nghị Chính phủ đánh giá thêm tác động, làm rõ xem có xung đột nào giữa luật này với các luật khác hay không và cần rà soát lại các luật có liên quan đến quản lý hộ khẩu. ĐB cũng đề nghị Chính phủ đánh giá thêm về việc thực hiện Luật Hộ tịch, cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư; báo cáo thêm sự kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu…

Băn khoăn tính khả thi

Một số ý kiến cũng chỉ ra rằng, phương thức quản lý cư trú mới chỉ có thể được vận hành thông suốt trên cơ sở tất cả công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân. Trong khi đó, theo Báo cáo của Bộ Công an, đến nay mới có hơn 18 triệu công dân được cấp số định danh cá nhân thông qua công tác cấp căn cước công dân, đăng ký khai sinh cho trẻ em và dự kiến đến tháng 12/2020 sẽ hoàn thành việc xác lập số định danh cá nhân cho toàn bộ công dân Việt Nam. 

Tuy nhiên, cũng theo Báo cáo của Bộ Công an thì công tác này cần nhiều thời gian, đòi hỏi sự chính xác, có kiểm tra, đối soát chặt chẽ. Trong khi đó, việc đầu tư, bố trí kinh phí cho hoạt động này còn chưa bảo đảm nên sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện... 

Thêm vào đó, theo Báo cáo của Bộ Công an, dự kiến tháng 6/2021 sẽ đưa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào vận hành. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho thấy, một số gói thầu về xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mới đang trong giai đoạn đàm phán ký hợp đồng. Đồng thời, kinh phí đầu tư xây dựng Cơ sở dữ liệu này cũng chưa được cấp đủ. 

Khẳng định ủng hộ phương án bỏ Sổ hộ khẩu chuyển thành phương thức quản lý dân cư hiện đại trên cả nước nhưng ĐB Nguyễn Trường Giang bày tỏ băn khoăn về tính khả thi của quy định. Cho biết đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, ĐB chỉ ra rằng báo cáo thẩm tra cho thấy chúng ta mới có được hơn một nửa số vốn.

“Tờ trình có khẳng định sẽ cấp đủ nhưng Chính phủ cần khẳng định với ít nhất là Ủy ban Thường vụ QH và chuẩn bị cho việc đầu tư công trung hạn ở giai đoạn tiếp theo hay bổ sung ngay tại giai đoạn hiện nay. Đề nghị phải khẳng định việc này trước QH, trong trường hợp quyết tâm làm thì phải có phương án cấp vốn đầy đủ”, ĐB nói.

Làm rõ về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết, về nguồn ngân sách, Chính phủ đã khẳng định đảm bảo nốt nguồn ngân sách đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Về số định danh, theo ông Ngọc, Ban soạn thảo đã xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương về các trường thông tin để đảm bảo kết nối đồng bộ sau khi số định danh này đi vào hoạt động và được chia sẻ.

Các đơn vị cơ bản đồng tình với ý kiến của ban soạn thảo của Bộ Công an. Do đó, việc chia sẻ của các bộ, ngành, địa phương về các trường thông tin đã có bước chuẩn bị và đảm bảo các yêu cầu để làm cho đồng bộ. 

Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 28, Ủy ban Pháp luật cũng thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Đa số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội.

Tuy nhiên, một số đại biểu chỉ rõ, việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị ở thành phố Đà Nẵng là vấn đề lớn, quan trọng, mang tính chính trị - xã hội sâu sắc, cần được nghiên cứu một cách thận trọng, kỹ lưỡng nên cần báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Các thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành với việc thí điểm tổ chức một cấp chính quyền ở đô thị và 3 cấp chính quyền ở nông thôn tại thành phố Đà Nẵng như đề xuất của Chính phủ.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc chỉ tổ chức một cấp chính quyền ở đô thị sẽ phần nào làm ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền đại diện, quyền làm chủ của người dân và hoạt động giám sát của HĐND đối với UBND quận, phường, các cơ quan tư pháp quận (do không tổ chức HĐND ở quận và phường nên chỉ có HĐND thành phố là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của người dân ở địa phương).

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

(PLVN) - Chiều 10/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12-Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

Đọc thêm

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: