Rúng động thông tin rắn hổ mây khổng lồ xuất hiện ở rừng ngập mặn Vĩnh Châu

Anh Phương chỉ khu rừng thấy rắn khổng lồ
Anh Phương chỉ khu rừng thấy rắn khổng lồ
(PLO) - Mới đây, một số người dân ở xã ven biển Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) khẳng định, trong lúc đi rừng họ đã tận mắt trông thấy một con rắn có kích thước vô cùng lớn, chiều dài lên tới gần 20m, đầu ngóc cao quá ngọn cây đước...
Người dân không dám vào rừng
Quan sát trên bản đồ vệ tinh thì toàn bộ dải đất từ cửa biển Mỹ Thạnh (sông Mỹ Thanh) tới khu vực phường 2 (thị xã Vĩnh Châu) là một màu xanh bạt ngàn của rừng. Theo thống kê thì rừng phòng hộ ven biển của Sóc Trăng kéo dài suốt 72km dọc bờ biển, phân bố tập trung ở ven biển các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề và Cù Lao Dung. Trong đó, Vĩnh Châu là nơi có diện tích rừng phòng hộ cao nhất với gần 3.500 hecta. Hệ sinh thái rừng cũng rất đa dạng gồm các loài cây ngập mặn cùng với vô số loài chim, thủy sản...
Người đầu tiên trông thấy rắn “khổng lồ” trong rừng phòng hộ là bà Nguyễn Thị M (vợ ông Tôn, tạm trú tại ấp Mỹ Thanh, xã Vĩnh Hải). Khoảng tháng 6/2014, bà M vào rừng đi bắt ba khía (một loài họ cua). Lúc này trời quang mây tạnh, hoàn toàn không có gió nhưng bà M lại nghe thấy tiếng rào rào, cây rừng bị đốn gãy đổ roàn roạt. Nhiều năm hành nghề bắt ba khía, đường trong rừng bà M đều thông thuộc nhưng chưa bao giờ gặp chuyện lạ như vậy.
Chưa kịp định thần xem có chuyện gì xảy ra, bà M chết trân tại chỗ, mặt cắt không còn giọt máu khi nhìn lên thì thấy đầu một con rắn đang thè lẽ lưỡi, thở phì phò. Chỉ có điều, cả đời bà chưa bao giờ nhìn thấy con rắn nào to như thế. Đầu rắn ngóc cao quá đầu ngọn cây đước (cây đước cao khoảng 10m) nhưng đuôi rắn vẫn còn ngoe nguẩy ở dưới đất. Sợ hãi rụng rời, bà M “tè” cả ra quần, ú ớ không kêu được tiếng nào. Mãi một lúc sau, khi “ông rắn” đã đi mất từ đời nào, bà M mới chạy một mạch về nhà.
Ông Nhơn mô tả đường đi của rắn
 Ông Nhơn mô tả đường đi của rắn
Chỉ tay về hướng cánh rừng rậm rạp trước mặt, anh Phạm Vũ Phương (41 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thanh, xã Vĩnh Hải) vẫn còn tái mét mặt khi nhớ lại hôm gặp rắn khổng lồ. Theo lời anh Phương, sau hôm bà M gặp rắn khoảng 10 bữa, anh vào rừng đi cắm câu. “Tôi đang lững thững đi bộ thì thấy con rắn bò theo hướng trong rừng ra, đuôi nó còn vắt ngang đường dài chừng 1 thước, thân bự chà bá phải cỡ bằng thân cây dừa”, anh Phương kể.
Từ lúc còn thanh niên, anh Phương đã vào rừng kiếm củi, bắt chim, các loài  rắn anh cũng đã gặp nhiều, nhưng con rắn bự nhất cũng chỉ to bằng cổ tay người lớn là cùng. Con bự cỡ bắp đùi là con trăn chứ không phải rắn. “Từ lúc cha sinh mẹ đẻ tới giờ, tôi chưa bao giờ gặp con rắn nào lớn như vậy. Thân nó đen xì, vẩy ánh xanh mốc mốc. Nó mà đớp một cái thì mình tiêu đời chứ chạy sao nổi...”, tiếp lời nhân chứng. Hôm đó, cũng vì quá sợ hãi nên anh Phương muốn chạy mà cứ đứng “chôn chân” tại chỗ chạy không được, đến lúc về tới nhà mà vẫn tim đập chân run.
Sau anh Phương, nhiều người dân ở xã Vĩnh Hải trong lúc đi rừng còn phát hiện dấu trườn bò kéo dài để lại trên bùn đường kính lên tới gần 20cm. Mọi người đều khẳng định đó là dấu vết của “rắn khổng lồ” bởi lẽ khu vực lõi rừng phòng hộ ven biển đều là đường mòn, sình lầy, xe máy còn không đi được nên không thể có bất cứ phương tiện nào để lại dấu bùn lớn như vậy. Ngoài ra, một số thanh niên trong lúc đi đặt đục bắt cá òn nghe thấy tiếng chuyển động rào rào trên ngọn cây, bùn đất rơi lả tả. Đó chắc chắn phải là một loài sinh vật rất lớn.
Rắn hổ mây huyền thoại?
Đem thông tin về “rắn khổng lồ” hỏi ông Lý Hoàng Chợ (Trưởng ấp Mỹ Thanh, xã Vĩnh Hải). Ông Chợ xác nhận đúng là trong thời gian gần đây, người dân có đồn đại về việc trong rừng ngập mặn xuất hiện 1 con rắn khổng lồ. “Nhiều người nói nó dài tới 15m, mắt to như hai cái đèn pin. Mấy người đi bắt ba khía về còn nói gặp con rắn lội qua mương, đầu ở phía bên này mà cái đuôi vẫn còn ở bờ bên kia. Chuyện rắn lớn là có thật chứ không phải không có”, vị trưởng ấp cho hay.
Ông Chợ cũng phân trần rằng: “Có thể kích thước của con rắn không quá lớn như vậy, mà phần nào đã bị đồn thổi thêm lên”. Tuy nhiên cũng có một số người dân địa phương cho rằng thông tin về “rắn khổng lồ” chỉ là chuyện tầm bậy, không đáng tin. “Mấy người được lâm trường chia lô giữ rừng bị mất đồ hoài nên họ tung tin là có rắn để không ai dám vào rừng nữa. Chứ tôi sống ở đây mấy chục năm cũng chưa từng nghe có rắn lớn như vậy”, một người dân hồ nghi.
Đem nghi vấn này ra hỏi anh Phương, người đàn ông này khẳng định chắc nịch: “Ai chưa gặp thì chưa biết nó lớn cỡ nào. Chứ tôi đã gặp rồi, tôi dám cam đoan đó là sự thật. Mà không chỉ có tôi, hôm trước có 6 thanh niên đi bắt ba khía về cũng gặp con rắn nằm chình ình chắn ngang đường. Mấy người này sợ quá còn chắp tay vái lạy nữa mà”. Ông Lâm Hoàng Nhơn (63 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thanh), được chia lô giữ rừng ở khu 1 (Hồ Lạng) thuộc rừng phòng hộ ven biển Vĩnh Châu cũng khẳng định: “Ở đây không có ai bị mất đồ. Chuyện rắn khổng lồ là có thật chứ không phải tin đồn bậy bạ”.
Anh Phạm Vũ Phương còn cho rằng con rắn này mặc dù to lớn nhưng khá hiền lành bởi “có lẽ nó ở rừng lâu ngày, già quá nên... tu rồi”. Còn ông Nhơn thì cung cấp, cánh rừng đước ven biển rất rộng. Đặc biệt, có một cách rừng trước đây là căn cứ hoạt động của Tỉnh ủy, cây cối vô cùng rậm rạp. “Người dân quen gọi chỗ đó là đám lá tối trời bởi toàn sình lầy, mương rạch chằng chịt, dừa nước với giang mọc ken dầy. Mình ên (một mình-PV) không dám đi vào đó đâu, vào là lạc không biết đường ra. Có thể trước đây con rắn trú ngụ ở khu rừng đó, giờ ở bên đó bị động không ở yên nên nó mới chạy ra ngoài”, ông Nhơn cho hay.
Căn cứ vào dấu sình để lại cũng như đặc điểm mà người dân mô tả, ông Nhơn cho rằng, loài rắn này chính là rắn hổ mây khổng lồ đã từng được người dân miền Tây nhắc tới từ lâu. Nhắc tới rắn hổ mây là nhắc đến một loài rắn đã trở thành huyền thoại ở nhiều tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Điều đặc biệt là sự mô tả của mọi người, ở các vùng khác nhau về loài rắn này đều trùng khớp, như thân mốc vàng, mang bành to như cái mẹt, hai mắt đỏ rực, phóng như gió cuốn trên đọt cây, thường đi có đôi...
Dù mô tả có phần khác nhau nhưng điểm chung là kích thước của loài rắn này đều vô cùng to lớn. Ở vùng Thất Sơn thì tả nó to bằng cây thốt nốt già, vùng U Minh Hạ (Cà Mau) rắn hổ mây có thân to bằng khạp da bò (chum cỡ lớn), U Minh Thượng (Kiên Giang) thì con rắn hổ mây chỉ còn cỡ cái phích đại. Dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, báo Câu chuyện Pháp luật cũng từng đăng tải thông tin “rắn khổng lồ” xuất hiện ở khu vực xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre (nơi có những cánh rừng dừa rậm rạp).
Có thể tin rằng, rắn hổ mây khổng lồ ở miền Tây là loài có thật. Tuy nhiên, chiều dài, cân nặng của chúng có thể đã bị người dân “tam sao thất bản” phóng đại lên rất nhiều. Cũng không loại trừ khả năng một số nhân chứng nhìn thấy loài trăn, nưa nặng trên dưới trăm ký, đã nhầm và thêu dệt thành rắn hổ mây. Dù sao, câu chuyện về một loài rắn có kích thước khổng lồ cũng khơi gợi trí tò mò và khả năng tìm tòi khám phá cho các nhà nghiên cứu sinh vật. Trước mắt, các cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng cũng cần xác minh thông tin do người dân cung cấp để có phương án phù hợp.
Rắn hổ mây là rắn hổ mang chúa?
Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở) dẫn nguồn từ cuốn “Living Snakes of the World” (tạm dịch: Những loài rắn còn sống trên thế giới) và cuốn “Động vật lưỡng cư trên thế giới” cho rằng, rắn hổ mây chính là tên gọi khác của rắn hổ mang chúa (tên khoa học: Ophiophagus hannah). Đây là loài rắn độc có kích cỡ lớn nhất thế giới và là loài duy nhất thuộc chi Ophiophagus. Tuy nhiên các tài liệu này cũng mới chỉ ghi nhận, chiều dài tối đa của rắn hổ mang chúa là từ 5,7m, trọng lượng ít khi vượt quá 20kg. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

(PLVN) - Chiều 10/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12-Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

Đọc thêm

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: