Giáo hội Phật giáo Việt Nam “chặn” linh vật ngoại lai

Cặp sư tử đá ngoại lai ở chùa Trung Kính Thượng (Cầu Giấy, Hà Nội) đã được di dời tháng 9/2013 sau bài báo của PLVN
Cặp sư tử đá ngoại lai ở chùa Trung Kính Thượng (Cầu Giấy, Hà Nội) đã được di dời tháng 9/2013 sau bài báo của PLVN
(PLO) - Để ngăn chặn “làn sóng” tượng sư tử đá, biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với mỹ thuật truyền thống Việt Nam tràn vào các chùa, cơ sở thờ tự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa đồng loạt lên tiếng bằng hai công văn thể hiện tinh thần rất kiên quyết.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có Công văn số 196/CV-HĐTS GHPGVN gửi Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố. Công văn do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký GHPGVN ký, nêu rõ yêu cầu GHPGVN các tỉnh, thành phố phải hướng dẫn trụ trì các chùa, cơ sở tự viện không tiếp nhận công đức những vật trên, cũng như trụ trì các chùa, cơ sở tự viện, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng phải chủ động không bài trí và tổ chức di dời ngay các tượng sư tử đá và các linh vật không đúng với mỹ thuật truyền thống Việt Nam.
Hướng dẫn bài trí linh vật đúng truyền thống
Theo Công văn 196, nếu cơ sở thờ tự, tự viện nào có nhu cầu bài trí linh vật thì nhất thiết phải liên hệ với Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN để được hướng dẫn cụ thể về hình tượng và cách bài trí theo đúng truyền thống trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam.
Cùng thời gian, Công văn số 64/TTr-VHGĐ do Phó Chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL Phạm Xuân Phúc ký cũng khẳng định, tại nhiều di tích, danh thắng xuất hiện các hiện vật lạ bài trí trong khuôn viên di tích và nội tự như sư tử đá, hổ đá, lọ lộc bình, hoành phi, câu đối, tượng… không những không phù hợp với truyền thống văn hóa thuần phong mỹ tục Việt Nam, làm sai lệch yếu tố gốc của di tích, mà việc tiếp nhận này còn không được phép của cơ quan có thẩm quyền, vi phạm nghiêm trọng pháp luật về di sản văn hóa. 
Từ đó, Công văn số 64 của Bộ VH-TT&DL yêu cầu nếu phát hiện ra các linh vật, biểu tượng lạ, các Sở VH-TT&DL địa phương phải kiên quyết yêu cầu đưa các hiện vật lạ ra khỏi di tích và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Theo Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, chỉ mình Giáo hội tuyên truyền trong nội bộ chưa đủ, mà chính quyền và các ban ngành từ địa phương đến Trung ương cần truyền thông rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân, phật tử, những người chế tác sư tử đá… đều biết và nhận thức được. 
“Có thể lấy việc đốt vàng mã ra làm ví dụ, nhà Phật không có lệ đốt vàng mã và Nhà nước cũng có chủ trương hạn chế dần vì đây là việc làm mê tín, tiêu tốn tiền của. Thế nhưng, nói cấm, nói hạn chế mà chỉ làm ở phần ngọn thì không được. Người sản xuất vàng mã vẫn sản xuất thì khắc sẽ có người mua, người dùng. Tương tự như vậy, các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ vẫn đều đặn sản xuất ra sư tử đá đủ kiểu mà không có sự lên tiếng định hướng của cơ quan chức năng cho vấn đề hình mẫu thì chắc chắn sư tử đá kiểu Trung Quốc vẫn sẽ đến được với người có nhu cầu” - Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu phân tích.
Các chùa “dọn dẹp” linh vật ngoại lai 
Sau khi Bộ VH-TT&DL có Công văn số 2662 về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam và sau đợt thanh, kiểm tra của đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Đặng Bích Liên dẫn đầu thì đình, chùa Mộ Lao, Hà Đông và chùa Gia Quất, Long Biên, Hà Nội được coi là những nơi đầu tiên “dọn dẹp”, di dời linh vật ngoại lai ra khỏi di tích. Nhưng, theo ghi nhận của Báo PLVN thì cách đây đúng một năm, tháng 9/2013 chùa Trung Kính Thượng, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã tiến hành việc này. 
Ngày 9/9/2013, Báo PLVN đăng tải bài viết “Sư tử đá kiểu Trung Quốc canh đền chùa Việt Nam – bao giờ chấm dứt?” trong đó có nêu ví dụ dẫn chứng đôi sư tử đá ở cổng chùa Trung Kính Thượng. Chỉ đúng một ngày sau khi bài báo của PLVN phát hành, ngày 10/9/2013, UBND TP.Hà Nội đã có công văn chỉ đạo Sở VH-TT&DL, UBND quận Cầu Giấy xem xét, giải quyết vấn đề sư tử đá ở cổng chùa Trung Kính Thượng nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy. 
Ngày 25/9/2013, UBND quận Cầu Giấy đã gửi công văn báo cáo kết quả cho biết, sau buổi kiểm tra thực tế và làm việc trực tiếp với nhà sư trụ trì, cặp sư tử đá ở cổng chùa Trung Kính Thượng đã được di chuyển ra khỏi khu vực chùa. Cho đến nay, trong khuôn viên chùa cũng như khu vực cổng không có sự hiện diện của sư tử đá ngoại lai.

Tin cùng chuyên mục

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.