Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và mối tình đơn phương với “Người em sầu mộng” Thanh Thúy

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
(PLO) - Tình ca Trịnh Công Sơn luôn hiện hữu những bóng hồng thùy mị, dịu dàng, mong manh; vai gày guộc, tóc xõa bay ngang trời... mờ mờ ảo ảo lướt qua đời ông; ý thức rằng đôi bàn tay kiều diễm của họ sẽ nâng đỡ, cứu rỗi linh hồn bị ám ảnh bởi cô đơn và tuyệt vọng của ông. Thèm yêu, cần yêu để yêu đời hơn và thêm phần cảm hứng. Vì thế, nhạc sĩ đa tài họ Trịnh chớm nở mối tình với “Người em sầu mộng” Thanh Thúy ngay từ khi còn rất trẻ...
Nữ ca sĩ... “liêu trai”
Danh ca Thanh Thúy, họ và tên đầy đủ là Nguyễn Thị Thanh Thúy sinh năm 1943. Bà là người con của xứ Huế thơ mộng. Do mẹ của Thanh Thúy mắc bệnh hiểm nghèo nên gia đình phải rời mảnh đất cố đô đưa bà vào Sài Gòn chữa trị. Đến Sài Gòn, gia đình cô thuê một căn nhà nhỏ phía sau chùa Kỳ Viên trong con hẻm trên đường Cao Thắng. Để mưu sinh kiếm thêm tiền thuốc thang cho mẹ, Thanh Thúy đến với nghiệp ca hát khi mới 16 tuổi. Thân gái dặm trường nơi đất khách quê người, song Thanh Thúy vẫn xuất hiện đầy tự tin dưới ánh đèn sân khấu bằng một chất giọng rất riêng và được mệnh danh là “Huyền thoại không bao giờ lặp lại”.
Lần đầu tiên Thanh Thúy xuất hiện trên sân khấu phòng trà Đức Quỳnh cạnh rạp chiếu bóng Việt Long đường Cao Thắng cùng với Minh Hiếu khi  mới quá tuổi trăng rằm. Và ngay lúc đó tiếng hát của cô đã chinh phục được khán thính giả vốn dĩ rất khó tính trong việc thưởng thức âm nhạc.
Năm 1958, Trịnh Công Sơn vào học ở Sài Gòn, ông dần làm quen với không khí vũ trường, phòng trà, phụ diễn tân nhạc gây sôi động cho Sài Gòn về đêm. Một lần đến phòng trà Đức Quỳnh, thư sinh chốn kinh thành Huế bỗng chớm nở những rung động đầu đời với hình ảnh của bóng hồng Thanh Thúy. Dường như đêm nào, Trịnh Công Sơn cũng đến đây, ngoài mục đích thưởng thức âm nhạc ông còn mong muốn được nhìn thấy “em”, người con gái lặng lẽ đi vào “ngõ tối”... 
Sau đó Thanh Thúy thường xuyên xuất hiện ở phòng trà Anh Vũ rồi các chương trình Đại nhạc hội, chương trình phụ diễn Ca nhạc kịch của các rạp chiếu bóng. Những năm đầu của thập niên 1960 tên tuổi của ca sĩ Thanh Thúy đã lừng lẫy không chỉ trên các sân khấu phòng trà mà cả trên sóng đài phát thanh, đĩa nhạc, băng nhạc. Những ca khúc đã gắn liền với tên tuổi Thanh Thúy lúc bấy giờ như: Nửa đêm ngoài phố, Kiếp nghèo, Người em sầu mộng, Ngăn cách, Tàu đêm năm cũ... Hầu hết những tác phẩm âm nhạc được Thanh Thúy thể hiện thành công đều là điệu boléro của nhạc sĩ Trúc Phương và một số ca khúc của Y Vân.
Có thể khẳng định rằng, trong làng âm nhạc Việt Nam chưa từng có ai có giọng hát đặc biệt như thế, mà người ta đã gọi Thanh Thúy là “Huyền thoại không bao giờ lặp lại”. Bởi  nó không lẫn với bất cứ ca sĩ nào và cũng không ai bắt chước theo nổi. Thanh Thúy có âm giọng trầm và cô cũng thường đẩy ca khúc xuống tông thấp nhất có thể... Nhưng nếu có một so sánh duy nhất về tiếng hát Thanh Thúy, thì đó giống như những giọt cà phê buồn, nhỏ từng giọt, từng giọt đau đớn, chát chúa nhưng cũng mê đắm ngọt ngào, ảo ảnh. Giọng trầm nhưng càng nghe lại càng thấy như những sợi tơ âm thanh, dệt mãi dệt mãi thành tấm rèm đêm hư ảo lệ đời.
“Uyên ương hồ điệp” qua nhạc phẩm “Ướt mi”
Đặt chân vào giới văn nghệ sĩ Sài Gòn, lãng tử tình ca Trịnh Công Sơn phải lòng cô ca sĩ Thanh Thúy. Mỗi khi con chim họa mi Thanh Thúy cất lên giọng hát thì càng đặc biệt hơn, lộng lẫy hơn, quyến rũ hơn. Đó là một chất giọng hơi khàn nhưng không đục, được Thanh Thúy luyến láy chuyên nghiệp, nhấn nhá nhiều cung bậc trầm bổng rất “liêu trai” nghe như từ một cõi xa xôi vọng về... Trịnh Công Sơn không chỉ bị hút hồn bởi giọng hát mà còn bởi dáng dấp mảnh mai, dịu dàng rất Huế của cô.  
Thanh Thúy: nữ hoàng điệu boléro
 Thanh Thúy: nữ hoàng điệu boléro
Giữa lúc tiếng hát Thanh Thúy đang bay cao cùng với tên tuổi của mình trên bầu trời nghệ thuật và trong lòng khán thính giả ái mộ thì mẹ cô qua đời. Cái chết của mẹ đã ảnh hưởng rất nhiều tới con đường sự nghiệp và cuộc sống của Thanh Thúy trong giai đoạn này. Đêm đêm dưới ánh đèn sân khấu, trong tà áo dài thướt tha, mái tóc xõa buông lơi, đôi mắt sâu buồn, Thanh Thúy cất giọng hát đầy tâm trạng ấy khiến người nghe như nghẹn đi và Thanh Thúy quả thật là “Người em sầu mộng” của... bao người.
Trong thời gian này, Trịnh Công Sơn đặc biệt mê giọng hát hút hồn của ca sĩ Thanh Thúy. Như một “cơn thèm”, đêm đêm, người nghệ sĩ này không thể thiếu tiếng hát và hình ảnh của cô ca sĩ ấy. Ông thường xuyên lui tới phòng trà nơi Thanh Thúy biểu diễn để nghe cô hát. Cứ như thế, gót hồng Thanh Thúy làm thổn thức trái tim ông; đến độ chính Trịnh Công Sơn luôn dằn lòng tự hỏi: Lẽ nào tôi đã yêu em? Nhưng rốt cuộc, ông sợ trả lời câu hỏi ấy. Bởi lúc đó, ông chỉ là “Cát bụi” chỉ là một sinh viên nghèo, chưa phải nhạc sĩ trong khi đó Thanh Thúy đã là cái tên đình đám ở Sài Gòn. 
Vốn nhút nhát nên tình yêu của ông cũng chỉ thầm lặng, vụng trộm, chờ đợi, đơn phương, nhớ nhung thầm kín. Một ngày nọ, ông đánh liều viết một mẩu giấy nhỏ yêu cầu Thanh Thúy hát ca khúc “Giọt mưa thu” của Đặng Thế Phong. Hết sức bất ngờ, lời yêu cầu của Trịnh Công Sơn được Thanh Thúy thể hiện tuyệt vời với dòng cảm xúc mãnh liệt đến tuôn thành nước mắt. Hình ảnh con chim non trong bài hát làm cô nhớ đến mẹ và cô cảm thấy cô đơn, đau đớn trong day dứt, quằn quại.
Chính giọt nước mắt của nữ ca sĩ tài nghệ Thanh Thúy đã lay động trái tim người nghệ sĩ, đã làm cho tình yêu vốn ngập ngừng, thổn thức trong ông bỗng trỗi dậy. Trịnh Công Sơn kể lại: “Thuở còn trọ học ở Sài Gòn, năm đó tôi 17 tuổi, đêm nào tôi cũng lò dò đến phòng trà ca nhạc để nghe Thanh Thúy hát. Dần dần hình bóng Thanh Thúy đã ăn sâu vào trong tôi lúc nào không biết. Nói yêu Thanh Thúy thì cũng chưa hẳn. Vì mặc cảm nghèo và vô danh. Trong khi đó Thanh Thúy là một ca sĩ có tiếng lúc bấy giờ, kẻ đón người đưa tấp nập. Biết vậy, nhưng tôi không thể đêm nào thiếu hình ảnh và tiếng hát của nàng. Có đêm tôi chỉ đủ tiền để mua một ly nước chanh. Đêm đêm tôi thao thức với những khát khao, mơ ước là phải làm một cái gì đó để tỏ cho Thanh Thúy biết là tôi đang rất ngưỡng mộ nàng”. Và đêm đó, ông nguyện làm cú đêm để viết ca khúc “Ướt mi” bằng điệu slow và những ca từ rất tuyệt, rất sâu lắng thấm thía cái buồn vô hạn đằng sau giọt nước mắt đó để dành tặng cho “người em thương mưa ngâu”.
Trịnh Công Sơn từng chia sẻ: “Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng manh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ. Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống hình thành. Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia. Những giọt nước mắt đó đã trở thành một ám ảnh, thôi thúc làm bùng lên ngọn lửa sáng tạo đang âm ỉ cháy trong tôi. Và, tôi đã viết ra như không kiềm giữ được...”.
Sau khi hoàn thành nhạc phẩm đầu tay “Ướt mi”, Trịnh Công Sơn đã chép thật nắn nót vào một tờ giấy và luôn mang theo bên mình để cơ hội đến là trao cho “nàng”. Nhưng phải năm lần bảy lượt mang đi rồi lại mang về, ông mới dám đánh bạo lên ngồi hàng ghế đầu để có dịp gởi tặng bài hát cho mối tình đầu Thanh Thúy. Đêm đó, ông đã không ngủ được vì hồi hộp, lo lắng, không biết số phận của “Ướt mi” sẽ như thế nào. Phải 3 tuần sau, giữa lúc vô cùng tuyệt vọng, hụt hẫn Trịnh Công Sơn như ngập tràn trong hạnh phúc khi được nghe ca khúc “Ướt mi” cất lên bằng chính giọng hát của cô ca sĩ tài nghệ Thanh Thúy. Lúc đó, hơn ai hết, Trịnh Công Sơn phải là người sung sướng nhất. Thanh Thúy hát xong, cố ý nán lại sân khấu để chờ người đã tặng nhạc. Lúc này, Trịnh  Công Sơn thu hết can đảm bước lên nói lời cám ơn Thanh Thúy vì đã hát bài hát “Ướt mi” rất hay. Thanh Thúy đã rất ngạc nhiên và tỏ ý muốn nói chuyện riêng với tác giả. Cô mời luôn Trịnh Công Sơn về nhà và cả hai ra đón taxi... 
Sau khi “Ướt mi” đến với người nghe thì cũng là lúc mối giao tình đặc biệt giữa nhạc sĩ họ Trịnh và “Người em sầu mộng” Thanh Thúy chớm nở. “Uyên ương hồ điệp” dệt mộng nhưng cuối cùng đây cũng chỉ là mối tình đầu dang dở như bao mối tình khác của Trịnh Công Sơn. Có lẽ, một nghệ sĩ đa sầu đa cảm như Trịnh công Sơn cũng nghiệm được rằng: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở - Đời mất vui khi đã vẹn câu thề”.
Rất nhiều bài viết đã khẳng định mối giao tình đặc biệt giữa hai nghệ sĩ tên tuổi này. Dẫu rằng, Trịnh Công Sơn đã về lại cát bụi. Nhưng chính mối giao tình đó, đã làm nổi lên trên nền âm nhạc Việt Nam hai cái tên Trịnh Công Sơn - Thanh Thúy điển hình cho sự hòa phối giữa kẻ viết tình ca và người hát tình ca, làm thành một liên khúc hào tấu bất hủ với thời gian. Nên cho dù đời riêng, tình riêng có đến với nhau trọn vẹn hay “đứt gánh giữa đường” đi chăng nữa thì đó cũng là duyên phận của những con người nghệ sĩ. Bởi dù có toàn năng và toàn diện thế nào thì người nghệ sĩ vẫn sống trong lưới dệt của “ông tơ bà nguyệt”. Do đó, đến nay dư luận vẫn không thôi đặt dấu chấm hỏi cho mối tình đẹp, giữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nữ ca sĩ Thanh Thúy. 
Còn nữa...

Tin cùng chuyên mục

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Đọc thêm

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.