Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947

(PLO) - Với tham vọng giành thắng lợi quyết định, sớm chấm dứt chiến tranh xâm lược bằng chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” sau khi âm mưu thực hiện “giải pháp chính trị” lập chính phủ bù nhìn thất bại, từ giữa năm 1947, Bộ Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị kế hoạch tiến công lên Việt Bắc nhằm mục tiêu chụp bắt cơ quan lãnh đạo kháng chiến, đánh qụy bộ đội chủ lực Việt Nam, triệt phá căn cứ địa Việt Bắc, khóa chặt biên giới Việt - Trung.
Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
Chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp
Kế hoạch tiến công Việt Bắc do tướng Xalăng (Salai)- Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Bắc Đông Dương soạn thảo, được Chính phủ Pháp thông qua đầu tháng 7/1947, dự kiến chia thành 2 bước. 
Bước 1 mang tên Lêa (Léa), dùng 2 gọng kìm bao vây toàn bộ khu căn cứ địa Việt Bắc, trọng tâm là khu tam giác Bắc Kạn - Chợ Đồn - Chợ Mới, triển khai cụ thể như sau: Ngày 7/10, cho quân dù đổ bộ chiếm Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn; cánh quân hướng đông từ Lạng Sơn tiến lên Cao Bằng, vòng xuống Bắc Kạn phối hợp với quân dù, hình thành gọng kìm thứ nhất (dài 420km); cánh quân hướng tây theo đường thủy, ngược sông Lô, sông Gâm lên Tuyên Quang, Chiêm Hóa là gọng kìm thứ hai (270km); ngày 13/10, hai gọng kìm sẽ khép lại ở Đài Thị (đông bắc Chiêm Hóa, dài 12km). 
Bước 2 mang tên Clôclô (Cloclo), tập trung càn quét khu tam giác Bắc Kạn - Chợ Chu - Chợ Mới và tây đường 3, lấy vùng Chợ Chu làm mục tiêu trọng điểm, dự kiến ngày 14/10 đánh chiếm huyện lị Định Hóa, đồng thời cho quân nhảy dù chặn tuyến giao thông Chợ Chu - Thái Nguyên, sau đó tùy tình hình sẽ tiến hành càn quét trong khu vực. 
Bộ Chỉ huy quân đội Pháp dự định thời gian thực hiện kế hoạch là 3 tháng; sử dụng hơn 10.000 quân (lúc đầu dự kiến 20.000 quân), gồm 5 trung đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn dù, 2 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 2 phi đội máy bay (40 chiếc), 3 thủy đội (40 tàu, xuồng), ngoài ra còn có các tiểu đoàn dù tập kết ở sân bay Gia Lâm và Cát Bi, sẵn sàng đổ bộ xuống nơi phát hiện có cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
Về phía ta, Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ tư nhận định: Thu đông 1947, địch sẽ mở những cuộc hành binh lớn, chiến trường chính là Bắc bộ; hướng tiến công có thể là đồng bằng Bắc bộ, Việt Bắc hay Khu 4. Để đối phó với cuộc tiến công của địch, hội nghị chủ trương ngăn chặn, tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận địch nhưng phải giữ gìn bộ đội chủ lực, bảo vệ căn cứ nhưng không cố thủ; phát động chiến tranh du kích rộng khắp, đồng thời tùy khả năng, tập trung bộ đội chủ lực đánh vận động. 
Ngày 4/10, Bộ Tổng chỉ huy giao nhiệm vụ tác chiến cho các khu trong cả hai trường hợp, địch càn quét vùng đồng bằng hoặc đánh lên Việt Bắc; dự kiến nếu địch tiến công Việt Bắc, hướng chính sẽ từ Phúc Yên lên Thái Nguyên, từ Vĩnh Yên lên Tuyên Quang. Lực lượng ta trên địa bàn chiến dịch có 7 trung đoàn bộ binh (18 tiểu đoàn) của Bộ và các khu 1, 12, 10; 30 đại đội độc lập và dân quân du kích tập trung của 5 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên; hỏa lực có 4 pháo 75mm và 70mm, 10 súng máy phòng không các loại. Chiến dịch do Bộ Tổng chỉ huy trực tiếp chỉ huy, đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng. Sở Chỉ huy cơ bản đặt ở Yên Thông, từ ngày 20/10 chuyển sang Tràng Xá (Thái Nguyên), đến cuối tháng 11/1947 chuyển về Lục Rã, Quảng Nạp (Thái Nguyên). 
Chỉ đạo tác chiến
Chỉ đạo tác chiến 
Chiến dịch Việt Bắc 
thu đông 1947 
Chiến dịch được chia thành hai đợt. Đợt 1 (7/10 - 20/11) thực hiện kế hoạch bước 1 (hành quân Lêa), từ 20/9, quân Pháp mở cuộc tiến công nghi binh, kiềm chế trên hướng tây bắc Bắc bộ: đánh chiếm Bát Xát, Sa Pa, Cam Đường (Lào Cai); Than Uyên, Nghĩa Lộ (Yên Bái)...; sáng 7/10 bắt đầu tiến công lên Việt Bắc. Cánh quân dù do Trung tá Sôvanhăc (Suvagnac) chỉ huy, đổ bộ xuống thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới; ngày 8/10 nhảy dù chiếm Chợ Đồn; ngày 9/10 đổ bộ 1 tiểu đoàn xuống thị xã Cao Bằng. 
Trên hướng đông, ngày 7/10 Binh đoàn B gồm bộ binh và cơ giới, do Đại tá Bôphơrê (Beaufre) chỉ huy, từ Lạng Sơn tiến theo đường 4, bị lực lượng ta ngăn chặn, ngày 10/10 mới tới Thất Khê, ngày 12/10 tới thị xã Cao Bằng; một bộ phận được phái xuống Bắc Kạn hỗ trợ cho quân dù. 
Trên hướng tây, ngày 9/10 Binh đoàn C gồm bộ binh và lính thủy đánh bộ, do Đại tá Commuynan (Communal) chỉ huy, ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, bị vướng kè của ta ở Sóc Đăng và bị chặn đánh ở Bình Ca, ngày 13/10 mới tới thị xã Tuyên Quang.
Do không dự kiến đúng hướng tiến công của địch nên lúc đầu ta bất ngờ, bị động đối phó, một số nơi bị tổn thất. Ngày 13/10, Bộ Tổng chỉ huy nhận được bản kế hoạch tiến công Việt Bắc của địch, do Trung đoàn 74 thu được từ chiếc máy bay Junker 52, Toucan (Ju52) chở đoàn sĩ quan tham mưu chiến dịch của địch đi thị sát chiến trường, trong đó có Đại tá Lambe (Lambert) Phó tham mưu trưởng quân Pháp ở Đông Dương, bị ta bắn rơi ở Cao Bằng ngày 9/10. 
Qua nghiên cứu kế hoạch của địch, Bộ Tổng chỉ huy quyết định điều chỉnh phương án tác chiến, tổ chức lại lực lượng: đưa các đại đội độc lập về các địa phương phát động chiến tranh du kích rộng khắp, sử dụng hình thức tác chiến chủ yếu là đánh phục kích để tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận quân cơ động của địch, phối hợp và tạo điều kiện cho các tiểu đoàn tập trung đánh những trận vừa và lớn; lập 3 mặt trận: sông Lô - đường 2, Bắc Kạn - đường 3, đường 4; đánh mạnh ở sông Lô và đường 4, tiến tới bẻ gãy từng gọng kìm của địch. 
Cán bộ Phòng Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu ở Chiến khu Việt Bắc năm 1947
Cán bộ Phòng Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu
ở Chiến khu Việt Bắc năm 1947
Thực hiện chủ trương trên, hoạt động tác chiến của ta trên các mặt trận tăng mạnh. Hướng Bắc Kạn, ta tập kích địch ở Chợ Mới (15/10), Chợ Đồn (21/10), đánh nhiều trận phục kích nhỏ trên đường Phủ Thông - Bắc Kạn, Chợ Mới - Bắc Kạn khiến cho địch không dám sục sạo ra ngoài các vị trí đóng quân. 
Trên mặt trận sông Lô - đường 2, tự vệ và công an thị xã Tuyên Quang đánh 2 trận phục kích bằng địa lôi (22/10 và 19/11) ở km7 và km6 đường Tuyên Quang - Hà Giang, diệt hàng trăm tên địch; pháo binh thực hiện “đặt gần, bắn thẳng”, đánh nhiều trận phục kích đường sông xuất sắc ở Khoan Bộ (23/10), Đoan Hùng (24/10), Khe Lau (10/11), bắn chìm, bắn hỏng 10 tàu, diệt nhiều địch. 
Trên mặt trận đường số 4, ngày 30/10 Trung đoàn 11 tổ chức trận phục kích quy mô tiểu đoàn giao cho Tiểu đoàn 374 thực hiện ở đoạn Bản Sao - đèo Bông Lau đạt hiệu suất chiến đấu cao, phá hủy 27 xe, diệt và bắt 200 quân địch, làm tê liệt tuyến vận chuyển của địch nhiều ngày... 
Sau một tháng hành binh gặp nhiều khó khăn, lực lượng bị dàn mỏng, hai cánh quân Bôphrê và Commuynan đều bị tổn thất và không hội quân được ở Đài Thị theo đúng kế hoạch, địch rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, buộc phải rút lui cục bộ khỏi hàng loạt vị trí ở Bản Thi, Yên Thịnh (28/10), Chợ Đồn (13/11), Chợ Rã, Ngân Sơn (16/11), co về hai thị xã Bắc Kạn và Tuyên Quang.
Đợt 2 (21/11-20/12), sau khi kế hoạch bước 1 (hành quân Lêa) phá sản, quân Pháp chuyển sang bước 2 trong tình thế bị động, không thể thực hiện được kế hoạch Clôclô như dự kiến mà phải điều chỉnh kế hoạch mới mang tên Xanhtuya (Centure - siết chặt vành đai) với nội dung: chuyển hướng từ tây bắc xuống đông nam, tập trung càn quét vùng tứ giác Tuyên Quang - Thái Nguyên -Việt Trì - Phủ Lạng Thương, vừa tiếp tục lùng sục cơ quan lãnh đạo kháng chiến của ta, vừa chuẩn bị cho việc lui quân. 
Đêm 21 rạng sáng 22/11, Binh đoàn Commuynan bí mật rút khỏi thị xã Tuyên Quang, qua Bình Ca, Sơn Dương (Tuyên Quang), xuống Thiện Kế (Vĩnh Yên); một bộ phận vượt Đèo Khế sang Văn Lãng bắt liên lạc với cánh quân Bôphrê từ Chợ Mới (Bắc Kạn) rút về, phối hợp với một đơn vị quân dù nhảy xuống Cù Vân, La Hiên, Tràng Xá. Đồng thời địch còn điều Trung đoàn Marốc 5 (5eRTM) từ Hòa Bình ra càn quét Hưng Hóa, đánh chiếm Việt Trì, tạo bàn đạp và yểm trợ cho cuộc rút lui. 
Về phía ta, từ trung tuần tháng 11, Bộ Tổng chỉ huy chỉ thị cho các mặt trận bố trí lại lực lượng, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị chuẩn bị sẵn sàng đối phó. Tuy nhiên, do không bám sát địch, ta bỏ lỡ cơ hội đánh tiêu diệt, chỉ thực hiện được một số trận nhỏ, đáng kể là các trận phục kích ở Đèo Khế, La Hoàng, Phan Lương (Tuyên Quang); quán Ông Già (Thái Nguyên); đèo Giàng, tập kích địch ở Phủ Thông (Bắc Kạn)... 
Phối hợp với chiến trường Việt Bắc, quân và dân các địa phương trên cả nước đẩy mạnh các hoạt động tiến công, quấy rối trong vùng địch tạm chiếm, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại và mở rộng đánh chiếm ra vùng tự do của địch khiến quân Pháp ngày càng gặp nhiều khó khăn, lúng túng, bị thiệt hại nặng nề và phải căng mỏng lực lượng để đối phó. Ngày 19/12, quân Pháp rút phần lớn lực lượng khỏi Việt Bắc, chỉ còn lực lượng ở hai thị xã Bắc Kạn, Cao Bằng và một số vị trí dọc đường 4, đường 3, kết thúc cuộc hành quân.
Chiến dịch phản công Việt Bắc giành thắng lợi lớn có ý nghĩa chiến lược, ta đã loại khỏi vòng chiến trên 7.200 tên địch, bắn rơi 18 máy bay, đánh chìm 54 tàu, xuồng, phá hủy 255 xe các loại, thu 25 khẩu pháo (20-105mm), hơn 2.000 súng bộ binh; ta hy sinh 260, bị thương 168 cán bộ, chiến sĩ. 
Đây là chiến dịch đầu tiên của lực lượng vũ trang ta trong kháng chiến chống Pháp, mặc dù còn hạn chế về công tác nắm địch, thiếu kinh nghiệm đánh truy kích, vũ khí trang bị kém... dẫn đến hiệu quả chiến đấu không cao, còn bị tổn thất khá lớn về người và kho tàng, nhưng chiến dịch đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, lần đầu tiên quân đội ta vận dụng thành công nghệ thuật chiến dịch “tiến công trong phản công trên địa hình rừng núi”.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.

Đọc thêm

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Việt Nam - quốc gia đang bước vào kỷ nguyên vươn mình trên trường quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. (ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Năm 2024 để lại những dấu ấn nổi bật của ngoại giao Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Những thành tựu này không chỉ củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài về mọi mặt cho đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 1/12/2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, nhiều lần Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh quyết tâm đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng. Người đứng đầu Đảng ta yêu cầu, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, quyết đoán, phải vượt lên chính mình. Chỉ khi chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi và bứt phá khỏi những giới hạn hiện tại thì mới có thể vươn mình lớn mạnh.

10 sự kiện pháp luật năm 2024

10 sự kiện pháp luật năm 2024
(PLVN) - Nhằm ghi lại những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, nổi bật của năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn và công bố các sự kiện pháp luật nổi bật của năm. Việc bình chọn các sự kiện này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

Quốc hội năm 2024: Đồng hành tháo gỡ khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Trong năm 2024, Quốc hội đã xem xét thông qua, cho ý kiến hàng chục luật, nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề cấp bách, phục vụ quốc kế dân sinh. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2024 đã phát huy tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
Sáng 31/12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tăng tốc, bứt phá hơn.

Đội ngũ trí thức, nhà khoa học: Trách nhiệm nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, diễn ra ngày 30/12 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có “phép thuật” để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử…

Những dấu ấn quốc phòng năm 2024

Chủ tịch nước Lương Cường (ngoài cùng bên trái) cùng các đại biểu dự Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2024.
(PLVN) -  Năm 2024, toàn quân chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS,QP) kết hợp phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được triển khai chủ động, sâu rộng...

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật
(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Kiểm toán Nhà nước cần tập trung kiểm toán tính đúng đắn phù hợp, đầy đủ, kịp thời của việc ban hành các văn bản hướng dẫn các luật; việc tổ chức thực hiện pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến các cơ chế đặc thù, phân cấp, phân quyền trong phân bổ, sử dụng nguồn lực và thực hiện các dự án, công trình trọng điểm; việc thực hiện phòng chống lãng phí; việc thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy...

Giai đoạn mới 'cuộc chiến' chống lãng phí

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân).
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Thanh tra vừa tổ chức, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình một lần nữa nhấn mạnh đến công tác thanh tra chống lãng phí.