Mười lời thề danh dự của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân với 10 lời thề danh dự
Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân với 10 lời thề danh dự
(PLO) - Theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh với đồng chí Võ Nguyên Giáp khi chuẩn bị thành lập Đội Việt Nam Giải phóng quân, bên cạnh việc thêm từ “tuyên truyền”, nói rõ mối quan hệ giữa Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân với lực lượng vũ trang địa phương; khẳng định thống nhất chỉ đạo cả chủ lực và địa phương, nhấn mạnh một số vấn đề về tổ chức, Người yêu cầu thành lập nhanh và khi thành lập  phải có những lời thề danh dự.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp - người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thành lập Đội - đã soạn ra Mười lời thề danh dự và Mười lời thề ấy được đọc trân trọng trong Lễ thành lập ngày 22/12/1944.
Vang vọng lời thề
Về thời khắc lịch sử này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: “Giữa mùa đông khí trời non cao lạnh buốt, trên một khoảnh đất rộng giữa khu rừng đại ngàn với những hàng cây thẳng tắp, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân lần đầu tiên tập hợp đội ngũ chỉnh tề dưới lá cờ đỏ thắm. Đại diện Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng cùng với rất đông đại biểu nhân dân Tày, Nùng, Dao của hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn đến tham dự, đứng thành hai hàng hai bên bộ đội. Tôi được ủy nhiệm thay mặt Đoàn thể tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và vạch rõ nhiệm vụ của Đội với Tổ quốc”.
Sau lời tuyên bố của đồng chí Võ Nguyên Giáp, đại diện Liên Tỉnh ủy đọc thư chúc mừng, đại diện các tổ chức nông dân, thanh niên, phụ nữ, các đội vũ trang địa phương cũng lên chúc mừng Đội bằng những lời cảm động, đầy tin tưởng và thương yêu. Kế đó, Lễ tuyên thệ của Đội diễn ra. Mười lời thề danh dự đã được chính đồng chí Võ Nguyên Giáp long trọng đọc vang lên lần lượt cùng những cánh tay vung lên, hô vang: “Xin thề! Xin thề!”.
Mười lời thề đó như sau:
“Chúng tôi, đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân xin lấy danh dự một chiến sĩ cứu quốc mà thề dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh:
1. Hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để chống phát xít Pháp-Nhật và bọn Việt gian phản quốc, để giải phóng cho toàn dân Việt Nam, làm cho nước Việt Nam trở thành một nước Dân chủ, Độc lập, Tự do ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới. 
2. Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên, khi nhận một nhiệm vụ gì sẽ tận tâm, tận lực thi hành cho nhanh chóng và chính xác.
3. Bao giờ cũng kiên quyết phấn đấu, dù gian lao, khổ hạnh cũng không phàn nàn, vào sống, ra chết cũng không sờn trí, khi ra trận mạc quyết trí xung phong, dù đầu rơi, máu chảy cũng không lùi bước.
4. Lúc nào cũng khẩn trương hoạt bát, hết sức học tập, chiến đấu để tự rèn luyện thành một người quân nhân Cách mạng, xứng đáng là một người chiến sĩ tiên phong giết giặc cứu nước.
5. Tuyệt đối giữ bí mật cho mọi việc của Đội như nội dung, tổ chức, kế hoạch hành động cùng những người chỉ huy trong Đội và giữ bí mật cho tất cả các đoàn thể cứu quốc.
6. Nếu trong lúc chiến đấu bị quân địch bắt được, dù bị cực hình tàn khốc thế nào cũng quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cứu quốc, không bao giờ phản bội, xưng khai.
7. Hết sức ái hộ các bạn chiến đấu trong Đội cũng như ái hộ bạn thân, hết lòng giúp nhau trong lúc thường cũng như lúc ra trận.
8. Bao giờ cũng chủ trương giữ gìn vũ khí của Đội, quyết không để cho vũ khí hư hỏng hoặc rơi vào tay quân thù.
9. Khi tiếp xúc với dân chúng, sẽ làm đúng ba điều nên: kính trọng dân, cứu giúp dân, bảo vệ dân và ba điều răn: không doạ nạt dân, không lấy của dân, không quấy nhiễu dân. Để gây lòng tin cậy của dân chúng, thực hiện “quân dân nhất trí”, cứu nước diệt gian.
10. Bao giờ cũng nêu cao tinh thần tự phê bình và sửa chữa, giữ tư cách cá nhân mô phạm, không làm điều gì hại đến thanh danh của đội quân giải phóng và hại đến quốc thể Việt Nam.”.
Lẽ sống cao cả
Ngày 24/5/1947, tại Hội nghị dân quân, tự vệ, du kích toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Định Quán, Định Hoá, Thái Nguyên, Tổng Quân uỷ Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam đã công bố Sắc lệnh của Chính phủ ban hành Mười lời thề danh dự và Mười hai điều kỷ luật dân vận của đội viên dân quân, tự vệ và du kích.
Chiến sĩ mới tuyên thệ trước Quân kỳ
Chiến sĩ mới tuyên thệ trước Quân kỳ 
Các văn kiện này được cán bộ, chiến sĩ toàn quân và các đội viên dân quân tự vệ và du kích thuộc lòng. Mười lời thề danh dự được các chiến sĩ quân đội tuyên thệ vào mỗi buổi sáng khi làm lễ chào cờ. 
Việc tuyên thệ bằng Mười lời thề của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định bằng pháp luật. Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Nghĩa vụ quân sự đều có quy định: “Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.   
70 năm qua, tuy có thay đổi một số điểm về ngôn từ cho phù hợp, nhưng cốt lõi của Mười lời thề hầu như không hề thay đổi. Điều này chứng tỏ tầm nhìn bao quát từ quá khứ đến tương lai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trải qua 70 năm, Mười lời thề vẫn còn nguyên giá trị của nó, vẫn ngày đêm nhắc nhở mỗi người lính trong mỗi hành động đời thường cũng như khi đối mặt với quân thù, luôn nêu cao quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ vinh quang mà Đảng, nhân dân giao phó. Mười lời thề đã trở thành máu thịt đối với người chiến sĩ trên mỗi chặng đường chiến đấu và chiến thắng. 
Mười lời thề bao hàm nhiều mặt trong phẩm chất của người chiến sĩ, nhưng  hồn cốt của nó là lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân. Đó là vấn đề có tính nguyên tắc của một đội quân cách mạng mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam giáo dục, rèn luyện. Lòng trung thành, tận tụy của Quân đội ta đã ăn sâu vào máu thịt của mỗi quân nhân, nuôi dưỡng phẩm chất cách mạng, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chiến đấu hy sinh quên mình dưới lá cờ vinh quang của Tổ quốc, bảo vệ trọn vẹn gấm vóc non sông Việt Nam, trở thành lẽ sống cao cả, trở thành phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.
Lòng trung thành của các Đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, của Quân đội nhân dân Việt Nam được xác định, xây đắp trong mỗi quân nhân. Khi bước vào đội ngũ, người chiến sĩ tự hào đọc lên “Mười lời thề danh dự của quân nhân” mà thế hệ cha anh trao lại. Và Mười lời tuyên thệ được đọc thường xuyên trong lễ chào cờ của đơn vị, nhắc nhở mọi quân nhân phấn đấu làm tốt bổn phận của mình, xứng đáng là người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Nghi thức này và Mười lời thề trở thành truyền thống lịch sử của Quân đội ta. 
Người chiến sĩ trong giờ phút thiêng liêng dưới cờ Tổ quốc, bằng trái tim và khối óc của mình đã xin thề: “Hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hoà bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”...  “Nếu bị quân địch bắt, dù phải chịu cực hình tàn khốc thế nào cũng cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, không bao giờ phản bội xưng khai”... Người chiến sĩ đứng dưới cờ không thể nào quên cảm giác mạch máu mình như giãn ra để dòng nhiệt huyết chảy tràn khắp cơ thể và cùng đồng đội hô vang: “Xin thề”.
Vững bước dưới Quân kỳ
Vậy là, 70 năm qua, ở đâu có bóng dáng người lính thì ở đó vang lên những lời thề son sắt. Lời thề ấy được phát lên từ thẳm sâu trái tim và khối óc người lính, để người Vệ Quốc đoàn “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” 60 ngày đêm sống mãi với Thủ đô Hà Nội tháng 12/1946; để người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; để có một thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, làm nên một ngày 30/4/1975 chói ngời sắc đỏ bởi sự hy sinh và lòng dũng cảm của những chiến sĩ Giải phóng quân; để vang mãi khúc quân hành về người lính giữa Trường Sa năm nào, trước lưỡi lê, họng súng của quân xâm lược, khi ngã xuống đã ôm lá cờ Tổ quốc và hô vang: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. 
Quân đội nhân dân Việt Nam vững bước tiến dưới Quân kỳ Quyết chiến quyết thắng
Quân đội nhân dân Việt Nam vững bước tiến dưới Quân kỳ Quyết chiến 
quyết thắng
Mười lời thề danh dự của quân nhân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử của Quân đội ta, thể hiện lòng trung thành vô hạn của người chiến sĩ với Tổ quốc, với nhân dân. Từ Hà Nội - trái tim của cả nước đến Trường Sa, Hoàng Sa hay bất cứ  nơi nào trên địa đầu biên giới, khắp mọi miền của Tổ quốc, hôm qua, hôm nay và mãi sau này luôn âm vang những lời thề quyết thắng. 
Lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa là khát vọng hoà bình của cả dân tộc, là quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng của mình. Vì lẽ đó, những người lính không quản hy sinh, ngày đêm vững vàng trên biển đảo tiền tiêu nơi đầu sóng ngọn gió chống chọi với giặc giã. Trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng là khẩu hiệu hành động của mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam suốt 70 năm qua. Trong những hoàn cảnh khó khăn thử thách, Quân đội ta luôn thực hiện trọn vẹn khẩu hiệu hành động đó. 
Lòng trung thành tuyệt đối của Quân đội với Tổ quốc, với nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa đã làm nên những chiến thắng vang dội trong các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, giữ vững độc lập dân tộc, hoà bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, mang lại hạnh phúc cho nhân dân.

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.