Trông cháu có phải nhiệm vụ của ông bà?

Tước đoạt cuộc sống riêng tư của người cao tuổi cũng là một dạng bạo hành (ảnh minh họa)
Tước đoạt cuộc sống riêng tư của người cao tuổi cũng là một dạng bạo hành (ảnh minh họa)
(PLO) - “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”, nhờ có cháu mà trong gia đình có hai người “lên chức” từ bố mẹ, thành ông bà. Niềm vui đó thật vô bờ bến, nhưng nếu không khéo ứng xử thì niềm vui lại biến thành.... bạo hành (!) lúc nào không biết. 

Khi bà không muốn trông cháu

Thời gian gần đây, không hiểu vì lý do gì các cô con dâu đồng loạt lên tiếng “kể tội” bố mẹ mình vì từ chối trông cháu. Cô thứ nhất nói mình rất bức xúc khi bố mẹ chồng nói rằng không rảnh để trông cháu. “Mang tiếng sang giúp con dâu sinh,  trông cháu, lên chức bà nhưng mẹ chồng tôi không phụ tôi nhiều, chỉ khi nào tôi rất cần người giúp thì bà mới bế cháu một chút, ngoài ra mọi thứ tôi phải tự làm.

Khi đến ngày tôi phải trở lại công việc, vợ chồng tôi ngỏ ý nhờ bà giúp trông cháu, cứ tưởng bà sẽ đồng ý ngay, ai ngờ bà trả lời thản nhiên rằng: “Tôi không trông con cho anh chị đâu, tôi không rảnh”. Chồng tôi cũng phải sốc trước câu trả lời đó. Mấy hôm sau, chồng tôi lại ngỏ ý một lần nữa với bà và đề nghị sẽ đưa bà 2 triệu tiền công trông con, thậm chí anh còn lôi cả bố chồng vào gây sức ép. Nhưng câu trả lời vẫn thế, bà mệt lắm, già rồi không trông được đâu”. 

Câu chuyện của cô thứ hai cho thấy, mẹ chồng cô cũng được nhờ từ quê ra trông cháu cho con dâu đi làm, nhưng bà nói đủ lý do không muốn ra. Rằng ruộng vườn đang dở, công việc làm thêm của bà cũng đang thu nhập tốt, nếu bỏ thì bà lấy đâu tiền nuôi em chồng ăn học... Thấy mẹ có lý, chồng cô bàn với cô nếu bà nội ra trông cháu, mỗi tháng sẽ đưa bà ba triệu, coi như trả lương cho bà. Nhưng nghe vậy cô con dâu này vô cùng khó chịu vì theo cô bà là mẹ, là bà nội, ra giúp con, giúp cháu mà còn lấy tiền công, không ra làm sao cả. Thế thì thuê người giúp việc còn hơn. “Với số tiền đó em hoàn toàn có thể thuê một người trông con trong giờ em đi làm, vừa khỏe người lại vừa không mang tiếng nhờ cậy mẹ chồng rồi sống cảnh mẹ chồng nàng dâu. Bà nội ra trông cháu mà phải trả tiền công cho bà mới đúng đạo lý hay sao?” – cô nói với chồng.

Câu chuyện của hai cô con dâu nói trên là khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Hầu hết các cô con dâu, thậm chí con gái đều nghĩ rằng nghĩa vụ đương nhiên của ông bà là phải trông cháu. Thứ nhất, đó là “trách nhiệm lên chức” của ông bà, thứ hai cha mẹ phải có nghĩa vụ giúp đỡ con cái, thứ ba giờ giúp con trông cháu, giữ nhà thì sau này cao tuổi hơn, ngã bệnh, con cái nó mới chăm lo lại cho. Nhiều người già cũng nghĩ vậy nên dù bận bịu kiếm sống để tiếp tục nuôi bản thân, nuôi con còn đi học (như trường hợp của bà mẹ chồng cô con dâu thứ hai), dù yếu mệt thế nào vẫn cố gắng trông cháu giúp con. Thế nên, người già ở Việt Nam ở tuổi nghỉ hưu, sau mấy chục năm lao động quần quật không nghỉ ngơi, giờ có chút lương hưu và khoảng thời gian nghỉ ngơi thì cũng chẳng được sử dụng, chỉ vì phải trông cháu.

Một dạng ngược đãi người cao tuổi?

“Rất ít có bậc cha mẹ nào lại không thương con, thương cháu, và giúp được con cháu chút nào hay chút ấy là họ vui rồi chứ không phải vì tiền bạc. Vì lẽ này mà nhiều nàng dâu lầm tưởng ông bà trông cháu là chuyện đương nhiên, nhưng thực ra trông cháu không phải nhiệm vụ của ông bà” – đây là quan điểm của không ít người trong câu chuyện trao đi đổi lại với hai cô con dâu nói trên trên một diễn đàn gia đình.

“Nếu mẹ chồng em có nhiều tiền, bà suốt ngày đi chơi mà ngại ra trông cháu hay đòi phải trả công mới ra thì em có lý do để bức xúc. Đằng này mẹ chồng em, chồng mất rồi, bản thân bệnh tật lại còn phải nuôi con ăn học. Bà phải đi làm thêm để có tiền lo từng ấy thứ và cũng để không phiền đến vợ chồng em.  Em nói nếu trả công cho bà thì em thuê người ngoài khỏe hơn. Nói vậy chứ con em còn nhỏ, thuê người ngoài làm sao yên tâm bằng bà nội được. Cứ coi như số lương em đi làm là để trả công cho bà thì em vẫn còn giữ được công việc để làm mà con cái có bà nội chăm cũng yên tâm.

Nói gì thì nói, mẹ em thì cần làm việc để có thu nhập, em thì cần người trông con để đi làm. Coi như lúc khó khăn thì mẹ con nhờ cậy giúp đỡ lẫn nhau. Em cứ nghĩ như vậy cho nhẹ nhàng dễ chịu. Thời buổi này kiếm một công việc phù hợp với mình không phải dễ, kiếm được một người mình có thể yên tâm giao con cả ngày càng khó. Thay vì việc em nghĩ trả tiền công cho bà như người dưng thì hãy nghĩ đó là khoản tiền em biếu mẹ chồng hàng tháng chẳng phải tốt hơn sao” -  chị V.A, một người phụ nữ đã lên chức bà phân tích câu chuyện của cô con dâu thứ hai. 

Trong một buổi tọa đàm về vấn đề bạo hành đối với người cao tuổi, nhà văn Trang Hạ đã đưa ra một nhận định rất mới mẻ, đại ý rằng đừng nghĩ, chửi bới, đánh đập, không cho ăn, đuổi ra đường... như thường thấy mới là bạo hành người cao tuổi. Mà tước đoạt của người cao tuổi cuộc sống riêng tư, buộc họ phải có trách nhiệm trông cháu, giữ nhà, thay vì nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân, thăm thú bạn bè, đi chơi... cũng là một sự bạo hành thầm lặng.

“Nhiều người con đi làm về muốn tiếp tục đi chơi với bạn bè, gọi về cho bố mẹ dặn đón cháu, tắm rửa, cho ăn, dạy học hộ con, bố mẹ đành phải chấp nhận, cho dù họ đã có cả ngày dài mệt mỏi, cũng muốn con về trả cháu để nghỉ ngơi, hoặc hẹn đi đâu đó”, nhà văn Trang Hạ nêu ví dụ.

Đồng quan điểm, bà Phạm Tuyết Nhung - Hội Người cao tuổi Việt Nam cho rằng ngược đãi người cao tuổi đang là một vấn đề lớn của xã hội cần được quan tâm đúng mức. Nhiều người bị bắt buộc phải trông cháu cho con cái đi du lịch, đi học hoặc lao động nước ngoài..., mà không có chút tự do cá nhân nào. Đã thế, họ vừa nuôi vừa sợ cháu nó có làm sao thì “chết với chúng nó”. Đó cũng là một dạng của ngược đãi người cao tuổi.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.