Trốn tội hiếp dâm, ông chủ WikiLeaks chạy đến tỵ nạn?

Tuần qua, chính quyền Ecuador tuyên bố cho phép nhà sáng lập WikiLeaks - Julian Assange - người đang ẩn náu tại đại sứ quán nước này ở Anh -  tị nạn chính trị tại nước mình. Trong khi đó phía Anh tuyên bố sẽ làm mọi cách để Julian Assange không thể di chuyển đến Ecuador.

Tuần qua, chính quyền Ecuador tuyên bố cho phép nhà sáng lập WikiLeaks - Julian Assange - người đang ẩn náu tại đại sứ quán nước này ở Anh -  tị nạn chính trị tại nước mình. Trong khi đó phía Anh tuyên bố sẽ làm mọi cách để Julian Assange không thể di chuyển đến Ecuador.
Từ “lắng nghe kiến của nhiều phía”…
Julian Assange chạy trốn vào tòa đại sứ của Ecuador vào ngày 19/6/2012 và yêu cầu được giúp đỡ. Nhà sáng lập WikiLeaks chỉ quyết định xin tỵ nạn chính trị sau khi không còn cơ hội kháng án, chống dẫn độ ông này về Thụy Điển để xét xử về tội lạm dụng tình dục và hiếp dâm. 
Cảnh sát Anh trước tòa nhà Đại sứ Ecuador ở London
Cảnh sát Anh trước tòa nhà Đại sứ Ecuador ở London
 Assange lo ngại đây chỉ là màn kịch mà phía Thụy Điển đưa ra để nhằm giăng bẫy mình, còn sau đó nước này sẽ chuyển giao ông cho Mỹ. Tại Mỹ nhiều khả năng Assange sẽ bị xử tội rất nặng, vì trước đó vào năm 2010, trang web của WikiLeaks đã công bố hàng trăm nghìn tài liệu mật của chính quyền Mỹ, gây chấn động cả thế giới.
Tất nhiên, ông Assange còn “lối thoát” khác là kháng cáo lên Tòa án nhân quyền châu Âu tại Strasbourg, Pháp. Trong trường hợp, tòa án này thụ lý đơn kháng cáo của Assange, thì việc dẫn độ ông sẽ tạm ngưng thực thi. Tuy thế, ông Assange không mạo hiểm với bước đi pháp lý này, vì xác suất thành công là cực nhỏ.   
Lúc đầu, các nhà ngoại giao Ecuador tuyên bố sẽ ra quyết định trong vòng một ngày. Tuy nhiên do sự phức tạp của vấn đề, phía Ecuador quyết định giảm căng thẳng bằng cách không đưa ra thời hạn cụ thể về việc có chấp nhận hay không cho ông Assange quy chế tỵ nạn chính trị. Dù khi đó còn nhiều mối bận tâm về Olympic 2012, nhưng chính quyền Anh đã lên tiếng phản đối khá mạnh mẽ. Có lẽ vì thế mà các chính khách của Ecuador ngỏ ý với London và Washington rằng, nước này sẽ không ra quyết định trong thời gian diễn ra Olympic. Hơn thế, phía Ecuador còn cho thấy họ không muốn ai đó phật lòng và đang rất lắng nghe ý kiến của nhiều phía. Tuy nhiên, Ecuador cũng khẳng định, nước này không phải là “con rối” trong tay ai đó mà là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Nếu như quyết định đưa ra không làm các nước khác hài lòng thì đó là sự thể hiện độc lập của Ecuador. 
Các phát biểu của phía Ecuador nêu trên mang tính ngoại giao nhiều hơn là thực chất. Còn trên thực tế, các nhà lãnh đạo của quốc gia Mỹ Latin này thể hiện sự thiện cảm đối với nhà sáng lập WikiLeaks. Một trong những phát biểu gây ấn tượng thuộc về Bộ trưởng ngoại giao Ecuador - Ricardo Patino. Ông này trong buổi họp báo ngày 5/7/2012, đã nói rằng, các cáo buộc đối với Assange là “vô lý”, trong khi căn cứ để khởi tố ông này là “chiếc bao cao su bị rách”.  
Một sự thiện cảm khác mà Ecuador dành cho ông Assange là chính quyền nước này yêu cầu phía Thụy Điển hỏi cung nhà sáng lập WikiLeaks ngay trong khuôn viên đại sứ quán Ecuador tại Anh. Các nhà ngoại giao Ecuador còn nhấn mạnh, sở dĩ họ đề nghị như thế vì thực sự quan ngại đến an toàn sinh mệnh của ông Assange. Tất nhiên là phía Thụy Điển đã từ chối lời đề nghị của Ecuador. 
Đến đơn phương ra quyết định 
Bước qua tháng 8/2012, tình hình có vẻ nóng dần lên. Trên các phương tiện thông tin bắt đầu xuất hiện tuyên bố của các quan chức Ecuador hứa hẹn trong một vài ngày tới sẽ ra quyết định đối với ông Assange. Vào thứ ba ngày 14/8, Tổng thống Ecuador - ông Rafael Correa, thông báo trong vòng một tuần sẽ có quyết định chính thức với vấn đề này. Ngay sau đó, báo “The Guardian” công bố thông tin rằng, Quito đã quyết định cấp cho ông Julian Assange quy chế tỵ nạn chính trị. Phía Ecuador không phủ nhận thông tin này và hứa ngày 16/8 sẽ có quan điểm chính thức. 
Lúc này , phía Anh quyết định không chờ đợi mà phải “tấn công”. Vào ngày 15/8, Bộ Ngoại giao Anh yêu cầu chính quyền Ecuador trao trả ông Assange và còn đe dọa, trong trường hợp ngược lại, London có thể tấn công đại sứ quán Ecuador. Phía Anh biện minh cho hành động của mình bằng cách viện dẫn đạo luật có từ năm 1987 và ít được ai biết đến. Đạo luật này cho phép vi phạm quy chế bất khả xâm phạm trong ngoại giao, nếu như phía Anh chứng minh được tòa đại sứ Ecuador được sử dụng không đúng công năng. Cùng với tuyên bố này, Anh điều động nhiều cảnh sát đến trước đại sứ Ecuador tại London.   
Vào thời điểm này, tại Quito, chắc chắn phía Ecuador đã hiểu phải là gì với ông Assange. Giả sử nếu như Ecuador không muốn bảo vệ ông Assange, thì hành động của London khiến Tổng thống Rafael Correa thay đổi lập trường. Ngay ngày hôm sau, Bộ trưởng ngoại giao Ecuador - Ricardo Patino, tuyên bố Ecuador bảo vệ ông Assange. Ông Ricardo Patino giải thích rằng, Tổng thống Rafael Correa quyết định như vậy bởi không thể yêu cầu London cũng như Stockholm về sự đảm bảo sẽ không chuyển giao ông Assange cho Washington. Hơn thế, ông Patino tin tưởng rằng, phiên tòa xét xử ông Assange tại Thụy Điển sẽ không công bằng khi các bằng chứng buộc tội ông là không nghiêm tức.  
Ông Julian Assange đứng trên ban công tòa nhà Đại sứ Ecuador để phát biểu
Ông Julian Assange đứng trên ban công tòa nhà Đại sứ Ecuador để phát biểu
Phía Anh và Thụy Điển ngay lập tức có các phản ứng. Bộ trưởng ngoại giao Anh - William Hague, tuyên bố quyết định của chính quyền Ecuador “không thay đổi được điều gì”: Vẫn như trước đây, London có nghĩa vụ chuyển giao công dân Úc Assange cho phía Thụy Điển và sẽ buộc phải làm việc này. Ngài bộ trưởng còn nói thêm, sẽ không có ai chuẩn bị tấn công đại sứ Ecuador cả, nhưng không quên nhấn mạnh, có thể sẽ bao vây nơi đây vô thời hạn. 
Thụy Điển cũng bày tỏ sự phiền muộn của mình. Bộ Ngoại giao nước này đã triệu hồi đại sứ Ecuador  và đề nghị Quito phải giải thích vì sao lại cho rằng phiên tòa đối với ông Assange là không công bằng? Với Mỹ, quốc gia hẳn rất quan tâm đến số phận của nhà sáng lập WikiLeaks và có thể từng gây sức ép đối với London trong vấn đề này lại chọn quan điểm trung dung. Theo thư ký Nhà Trắng - Victoria Nuland, giải quyết vấn đề liên quan đến số phận của ông Julian Assange là việc riêng của London, Stockholm và Quito.
Phản ứng tương tự Mỹ là đại diện cao cấp của Liên minh châu Âu (EU) về đối ngoại và chính sách an ninh - bà Catherine Ashton. Bà này từ chối đưa bất kỳ bình luận nào về những gì đang diễn ra trong vụ nhà sáng lập WikiLeaks.
Trong khi đó tại châu Mỹ Latin, các quốc gia nơi đây lại hết sức quan tâm đến vụ việc này. Thể theo yêu cầu của Ecuador, Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) đã nhóm họp bất thường và đã lên án Anh đe dọa tấn công đại sứ quán Ecuador, đồng thời bày tỏ quan điểm ủng hộ Ecuador.  
Với nhà sáng lập WikiLeaks, những gì đang diễn ra về bản chất không giúp thay đổi tình thế của ông. Theo một số chuyên gia, ông Julian Assange rất khó có thể rời khỏi nước Anh. Hơn thế, ông khó có thể bước chân ra khỏi tòa nhà đại sứ quán Ecuador ở London. Bởi, quyền bất khả xâm phạm không phải có hiệu lực với toàn bộ khuôn viên đại sứ quán. Chính vì thế, vẫn có khoảng lãnh địa mà cảnh sát có thể xâm nhập và bắt giữ ông Assange. Chẳng hạn, nếu nhà sáng lập WikiLeaks xuất hiện trên nóc tòa nhà đại sứ quán, theo các luật sư, ông này có thể sẽ bị bắt ngay lập tức. Ngay cả trường hợp Assange có ra được tới sân bay thì ông cũng khó mà lọt qua cửa kiểm soát, nơi có nhiều nhân viên công quyền sẵn sàng bắt giữ ông.  
Các phượng tiện truyền thông còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến phát biểu của ông Assange, dự kiến thực hiện trên phố trước tòa đại sứ quán Ecuador. Tuy nhiên điều này không diễn ra  khi ông này đứng trên ban công tòa nhà để phát biểu. 
Cũng có ý kiến cho rằng, không loại trừ Ecuador sẽ đưa vụ Assange ra Liên Hợp quốc. Và còn có các giả thiết ly kỳ hơn như có thể nhà sáng lập WikiLeaks sẽ hóa trang thành người khác. Hay người ta sẽ cho ông vào kiện hàng ngoại giao nào đó để chuyển đi… tất cả các giả thiết này chỉ là đồn thổi và không mấy có cơ sở, khó có thể trở thành hiện thực. 
Một viễn cảnh không mấy tươi sáng là ông Assange sẽ vẫn trú ngụ dài lâu trong đại sứ quán Ecuador, trong khi quan hệ giữa London và Quito tiếp tục căng thẳng.  
Ngụy Ngữ Ngôn

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.