Triều Tiên tuyên bố về khả năng tự vệ với tên lửa siêu thanh mới

Triều Tiên tuyên bố bắn tên lửa siêu thanh mới Hwasong-8. Ảnh: Yonhap (do Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA công bố vào ngày 29/9/2021)
Triều Tiên tuyên bố bắn tên lửa siêu thanh mới Hwasong-8. Ảnh: Yonhap (do Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA công bố vào ngày 29/9/2021)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm thứ Tư, Triều Tiên cho biết đã tiến hành vụ phóng thử đầu tiên một tên lửa siêu thanh mới được phát triển một ngày trước đó có "ý nghĩa chiến lược" trong việc củng cố khả năng tự vệ của nước này.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, Học viện Khoa học Quốc phòng của Triều Tiên đã bắn thử tên lửa Hwasong-8 từ Toyang-ri, huyện Ryongrim của tỉnh Jagang, và "xác định độ ổn định của động cơ cũng như ống nhiên liệu tên lửa đã được giới thiệu lần đầu tiên.

"Ống" nhiên liệu dường như ám chỉ một thùng chứa nhiên liệu lỏng, điều này sẽ làm giảm thời gian chuẩn bị cho một vụ phóng tên lửa và làm cho vũ khí sẵn sàng sử dụng nhanh như tên lửa nhiên liệu rắn, so với các tên lửa thông thường cần bơm nhiên liệu trước khi bắn.

KCNA không đề cập liệu vũ khí này có phải là tên lửa đạn đạo hay không, nhưng các chuyên gia cho biết nó có vẻ là một tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu lỏng theo tên gọi của nó, Hwasong. Triều Tiên bị cấm sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

KCNA cho biết: "Sự phát triển của hệ thống vũ khí này ... có ý nghĩa chiến lược to lớn trong việc tăng cường rõ rệt sức mạnh độc lập của nền khoa học và công nghệ quốc phòng cực kỳ hiện đại của đất nước và nâng cao khả năng tự vệ của quốc gia về mọi mặt".

Vụ phóng thử cũng khẳng định "sự ổn định của động cơ cũng như ống nhiên liệu tên lửa lần đầu tiên được giới thiệu", KCNA cho biết kết quả thử nghiệm cho thấy tất cả các thông số kỹ thuật đều đáp ứng yêu cầu thiết kế của nó.

Các chi tiết khác, chẳng hạn như khoảng cách và tốc độ của tên lửa được thử nghiệm, không được tiết lộ.

KCNA cho biết Pak Jong-chon, thành viên Đoàn Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền, đã hướng dẫn vụ phóng tên lửa này. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un không tham dự.

Đây là lần thử vũ khí lớn thứ sáu của Triều Tiên được biết đến trong năm nay và cũng diễn ra khoảng hai tuần sau khi Triều Tiên phóng hai tên lửa tầm ngắn ra Biển Đông. Nhà lãnh đạo Kim đã không tham dự bất kỳ buổi thử nghiệm nào.

Vụ thử vũ khí mới được đưa ra trong bối cảnh sự lạc quan thận trọng được tạo ra bởi những tuyên bố "chống lưng" của em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Yo-jong, đưa ra vào cuối tuần trước, trong đó bà nói Bình Nhưỡng có thể tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên theo đề xuất của Hàn Quốc và thậm chí thảo luận về khả năng một hội nghị thượng đỉnh.

Tuy nhiên, bà Kim lưu ý rằng chúng chỉ có thể diễn ra khi Hàn Quốc bỏ tiêu chuẩn kép về việc lên án các cuộc thử nghiệm vũ khí "tự vệ" của Triều Tiên là "hành động khiêu khích" đồng thời "làm đẹp" cho việc xây dựng kho vũ khí của nước này.

Hôm qua, quân đội Hàn Quốc nói rằng Triều Tiên đã bắn một tên lửa tầm ngắn về phía đông vào sáng sớm. Chính phủ Nhật Bản cho biết nó có vẻ là một tên lửa đạn đạo. Vài giờ sau, chính quyền Seoul đã triệu tập một cuộc họp an ninh khẩn cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia và bày tỏ sự tiếc nuối về vụ phóng. Tổng thống Moon Jae-in đã ra lệnh "phân tích toàn diện" vụ phóng tên lửa và những tuyên bố gần đây của Triều Tiên.

Quan hệ liên Triều vẫn rơi vào bế tắc kể từ cuộc gặp thượng đỉnh không có thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên vào đầu năm 2019. Mối quan hệ càng thêm nguội lạnh sau khi Triều Tiên cho nổ tung văn phòng liên lạc ở Kaesong và cắt đứt tất cả các đường dây liên lạc xuyên biên giới để phản đối các truyền đơn chống Bình Nhưỡng được gửi từ Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.