Triển khai một loạt giải pháp tháo gỡ công tác kiểm định xe cơ giới

Tình trạng ùn tắc đăng kiểm tiếp tục gia tăng
Tình trạng ùn tắc đăng kiểm tiếp tục gia tăng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ GTVT vừa kiến nghị Thủ tướng một loạt giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kiểm định xe cơ giới, đáp ứng khả năng cung cấp dịch vụ công phục vụ nhân dân.

Theo thống kê đến ngày 11/3, Hà Nội có 9/31 trạm đăng kiểm đang hoạt động với 14 dây chuyền kiểm định.

Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, số trung tâm đăng kiểm đang hoạt động tại Hà Nội vẫn còn rất ít và chưa thể giúp Hà Nội giải quyết được tình trạng xe quá hạn không được đăng kiểm trong thời gian tới.

Ước tính trong tháng 3, Hà Nội có gần 70.000 xe đến hạn kiểm định. Với 14 dây chuyền, mỗi ngày các trung tâm này chỉ kiểm định được khoảng 700 xe. Nếu không được các địa phương lân cận hỗ trợ thì khả năng các đơn vị đăng kiểm chỉ đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu.

Trước thực tế này, Cục Đăng kiểm Việt Nam cùng Bộ GTVT đã nghiên cứu, áp dụng và trình chính phủ một loạt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động đăng kiểm xe cơ giới.

Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Sở GTVT triển khai các giải pháp như: Bố trí thời gian làm thêm giờ kể cả thứ bẩy và chủ nhật; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ người dân đăng ký kiểm định trước, đăng ký từ xa thời gian kiểm định; điều động, huy động nhân lực bổ sung cho các đơn vị đăng kiểm bị thiếu, sử dụng cả các đăng kiểm viên đang được tại ngoại hoặc đã nghỉ hưu,… để duy trì hoạt động.

Đồng thời, khuyến cáo người dân tại Hà Nội, TP.HCM chủ động đưa xe sang các trung tâm đăng kiểm ở các tỉnh lân cận để thực hiện kiểm định xe, tránh phải chờ lâu, ùn tắc; khuyến cáo các lái xe, chủ phương tiện chủ động đưa xe đi bảo dưỡng, sửa chữa để không bị từ chối đăng kiểm, tuân thủ quy định đăng kiểm xe.

Cùng với đó phối hợp với chính quyền địa phương điều tiết, phân luồng giao thông, đảm bảo an ninh trật tự tại các đơn vị đăng kiểm; phát hiện kịp thời các đơn vị tự ý tạm dừng hoạt động đăng kiểm không có lý do chính đáng để xử lý theo quy định của pháp luật; phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an rà soát để cho phép các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đang bị dừng hoạt động được hoạt động trở lại,…

Ngày 9/3, Bộ GTVT tiếp tục có công văn số 2329/ BGTVT-KHCN&MT trình Chính phủ một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kiểm định xe cơ giới, đáp ứng khả năng cung cấp dịch vụ công phục vụ nhân dân.

Tại công văn, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT sớm nghiên cứu xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 139/2018/NĐ-CP (Nghị định 139) theo trình tự, thủ tục rút gọn để cập nhật, bổ sung các quy định phù hợp với tình hình hiện nay và xu thế phát triển.

Trước mắt, trong thời gian xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 139, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù để giải quyết tình hình ùn tắc kiểm định xe ôtô hiện nay.

Cụ thể, đối với các quy định hiện hành tại Nghị định 139: "Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 3 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao" nay Bộ GTVT đề nghị áp dụng: "Mỗi đơn vị đăng kiểm xe cơ giới phải bố trí 1 đăng kiểm viên bậc cao, mỗi dây chuyền kiểm định phải bố trí đăng kiểm viên có đủ năng lực thực hiện được đầy đủ các công đoạn kiểm tra".

Lý do khi áp dụng, quy định mới này sẽ sử dụng, khai thác tối đa được năng lực của các đơn vị đăng kiểm mà vẫn đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tại điểm b khoản 2 Điều 14 quy định hiện hành: "Có tối thiểu 12 tháng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên theo nội dung do Bộ GTVT quy định" nay đề nghị áp dụng: "Có tối thiểu 12 tháng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên theo nội dung do Bộ GTVT quy định. Trường hợp học viên đã có kinh nghiệm trực tiếp thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa tại cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ôtô từ 36 tháng trở lên, từ 24 tháng đến dưới 36 tháng, từ 12 tháng đến dưới 24 tháng (có xác nhận của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng) thì thời gian thực tập tối thiểu tương ứng lần lượt là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng".

Lý do là giảm thời gian thực tập đối với các học viên đã có kinh nghiệm làm việc thực tế và đáp ứng được đầy đủ năng lực chuyên môn cho hoạt động kiểm định.

Tại khoản 3 Điều 19 đề nghị áp dụng trường hợp đăng kiểm viên đã bị thu hồi giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định 139 (bao gồm các đăng kiểm viên đã nghỉ hưu theo chế độ) được đánh giá lại để cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên". Lý do là bỏ thời gian thực tập đối với các đăng kiểm viên đã có kinh nghiệm làm việc thực tế mà không trực tiếp thực hiện công tác kiểm định hoặc hướng dẫn, đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên quá 12 tháng trở lên.

Tại Điều 26 quy định hiện hành: "Số lượng xe cơ giới được kiểm định của đơn vị đăng kiểm: Số lượng xe cơ giới được cấp giấy chứng nhận kiểm định trong ngày (tính trong 8 giờ làm việc) phải thỏa mãn đồng thời các quy định như sau: Trường hợp một đăng kiểm viên kiểm tra một xe trên dây chuyền kiểm định thì số lượng xe không quá 20 xe; trường hợp nhiều đăng kiểm viên cùng kiểm tra một xe trên dây chuyền kiểm định thì số lượng xe không quá 20 lần số lượng đăng kiểm viên. Không quá 90 xe đối với một dây chuyền kiểm định loại I và không quá 70 xe đối với một dây chuyền kiểm định loại II. Trường hợp dây chuyền kiểm định loại II chỉ sử dụng để kiểm định xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg thì số lượng xe kiểm định được áp dụng như đối với dây chuyền loại I".

Bộ GTVT đề nghị không áp dụng Điều 26 nêu trên với lý do không giới hạn công suất để phát huy hết năng lực của đơn vị đăng kiểm.

Bộ GTVT cũng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép các đơn vị đăng kiểm đã bị đình chỉ hoạt động (thời hạn 1 tháng hoặc 3 tháng theo quy định tại Điều 10 Nghị định 139) được hoạt động trở lại nếu đã đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực theo quy định tại Nghị định 139.

Các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng chính hãng của các nhà sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ôtô đáp ứng quy định về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng tại Nghị định số 116/2017/NĐ-CP và các trang thiết bị, nhân lực đáp ứng QCVN 103:2019/BGTVT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới) được phép hoạt động kiểm định xe ôtô.

Cho phép các phương tiện quá hạn đăng kiểm trong vòng 15 ngày được phép di chuyển đến các đơn vị đăng kiểm để thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định. Các phương tiện này không được chở người, hàng hóa, kinh doanh vận tải.

Công an giao thông sẽ hỗ trợ các trung tâm đăng kiểmCông an giao thông sẽ hỗ trợ các trung tâm đăng kiểm

Tiếp đến, tại hội nghị triển khai chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an về công tác đăng kiểm chiều 10/3, Cục trưởng Cảnh sát giao thông cho biết lực lượng Công an giao thông sẽ hỗ trợ các trung tâm kiểm tra kỹ thuật, nghiệp vụ, góp phần giải quyết ùn ứ, chờ đợi dài ngày để đăng kiểm hiện nay.

Theo đó, 50 cảnh sát giao thông đang làm việc tại trung tâm đăng kiểm thuộc lực lượng công an nhân dân sẽ hỗ trợ các đơn vị kiểm định ở Hà Nội và TP HCM, từ 11/3. Cục trưởng Cảnh sát giao thông cũng yêu cầu những người được giao nhiệm vụ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, chuyên nghiệp, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết theo đúng quy trình đăng kiểm.

Những ngày qua, tình trạng ùn tắc đăng kiểm tiếp tục gia tăng do thiếu hụt trầm trọng đăng kiểm viên. Chủ phương tiện ở Hà Nội phải xếp hàng chờ đợi nhiều ngày mới đến lượt đăng kiểm, thậm chí phải đi xa, sang các tỉnh lân cận. Với một loạt giải pháp “nóng” từ các ngành chức năng kỳ vọng công tác đăng kiểm xe cơ giới sẽ sớm hạ nhiệt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Đọc thêm

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'
(PLVN) - Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông trên địa bàn Hà Nội trở nên đặc biệt sôi động. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ứng trực ngày nghỉ, bảo đảm việc di chuyển của người dân diễn ra thuận lợi và an toàn...

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai
(PLVN) - Thành phố Lào Cai vừa nâng cấp, cải tạo dự án cầu Phố Mới với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng. Dự án nhằm mang lại diện mạo mới cho cây cầu quan trọng này, đồng thời nâng cao an toàn giao thông và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các đơn vị quản lý tập trung kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường ĐT.638 và quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh. 

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.