Tại hội thảo “chia sẻ kinh nghiệm về chống phân biệt, kỳ thị và đối xử với trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (trẻ OVC)” vừa diễn ra tại TP.HCM, các chuyên gia cho rằng, để những đứa trẻ có số phận đáng thương có thể vượt lên số phận của mình thì rất cần lương tâm, trách nhiệm của mọi con người trong xã hội.
Cô độc trong lớp học
Theo bà Bùi Thị Kim Chủng, Phó phòng giáo dục huyện Củ Chi cho biết: “Việc thất bại khi đưa 15 em từ Trung Tâm Mai Hòa vào trường An Nhơn Đông là do phụ huynh học sinh mang tâm lý lo ngại về mặt sức khỏe vì biết được Trung tâm Mai Hòa là nơi lưu trú, điều trị cho các bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối. Sau nhiều đợt tuyên truyền, vận động… các em được đi học như các em bình thường khác tại trường An Nhơn Đông”.
Năm học 2009-2010, 4 em ở Trung tâm Mai Hòa vừa hoàn thành chương trình tiểu học để vào học lớp 6 và 3 em học lớp 5 ở trường An Nhơn Tây. Hiện còn 8 em có độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 4 vẫn chưa đưa vào trường học được, vì chưa được sự đồng thuận từ phía phụ huynh.
Cô độc trong lớp học
Theo bà Bùi Thị Kim Chủng, Phó phòng giáo dục huyện Củ Chi cho biết: “Việc thất bại khi đưa 15 em từ Trung Tâm Mai Hòa vào trường An Nhơn Đông là do phụ huynh học sinh mang tâm lý lo ngại về mặt sức khỏe vì biết được Trung tâm Mai Hòa là nơi lưu trú, điều trị cho các bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối. Sau nhiều đợt tuyên truyền, vận động… các em được đi học như các em bình thường khác tại trường An Nhơn Đông”.
Năm học 2009-2010, 4 em ở Trung tâm Mai Hòa vừa hoàn thành chương trình tiểu học để vào học lớp 6 và 3 em học lớp 5 ở trường An Nhơn Tây. Hiện còn 8 em có độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 4 vẫn chưa đưa vào trường học được, vì chưa được sự đồng thuận từ phía phụ huynh.
Sơ Nguyễn Thị Bảo, đại diện Trung tâm Mai Hòa cho biết: “Chúng tôi có cử các nhân viên của Trung tâm đi họp phụ huynh cho 3 em này, về đến Trung tâm các nhân viên cho tôi biết, các phụ huynh vẫn phản ứng rất mạnh với Hiệu trưởng nhà trường và không muốn 3 em này được đi học. Tuy nhiên sau khi được giải thích, họ đồng ý cho học nhưng sẽ cấm con em họ chơi với 3 cháu. Tôi không dám đòi hỏi gì hơn nhưng tôi rất đau lòng khi nghe 3 em kể lại đến giờ ra chơi thì chỉ ngồi ở ghế đá chỉ biết đọc truyện, không có bạn nào chơi với mình”.
Sơ Bảo cho biết thêm: "Khi vào lớp, có cháu ngồi bàn trên cùng để không đụng chạm tới ai, còn có cháu thì ngồi bàn dưới cùng và cũng không có bạn bè nào hết. Tôi nói với các cháu cố gắng tham gia phong trào như xung phong hát để các bạn gần gủi mình hơn nhưng các cháu nói rằng: “Các bạn không cho con làm gì hết”.
Cần chung một tấm lòng
Tại Hội thảo, có nhiều đại diện phòng Giáo dục quận, huyện, trường học đã chia sẻ kinh nghiệm về công tác chống phân biệt, kỳ thị và đối xử với trẻ OVC. Đây là những đơn vị đã từng xảy ra các trường hợp có trẻ OVC bị phân biệt kỳ thị trước đây.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Qúy, Chuyên viên tổ chức phòng chống dịch bệnh của Mỹ khẳng định: “Trong những lần đi kiểm tra vệ sinh học đường đã nhận thấy giáo viên và thậm chí cả Hiệu trưởng của một số trường thiếu kiến thức, thiếu quan tâm đến việc tuyên truyền HIV/AIDS. Hiện, tại TP.HCM có khoảng hơn 60.000 trẻ OVC và số trẻ tiếp cận, chăm sóc rất thấp chỉ chiếm khoảng 7%.
Bà Trần Kim Thanh, Phó Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM cho rằng, để thực hiện được công việc chống phân biệt, kỳ thị trẻ OVC có hiệu quả thì phải có sự kiên trì, nhẫn nại và tinh thần, trách nhiệm, tâm huyết của mỗi con người.
Tại hội thảo, bác sỹ Nguyễn Tài Dũng khẳng định: “HIV không phải là mầm bệnh dễ lây, tỷ lệ lây sau một lần tiếp xúc có nguy cơ cao chỉ 0,3%. Trong khi tỷ lệ lây của viêm gan siêu vi C cao hơn 10 lần và siêu B là 100 lần. Vì vậy, để những đứa trẻ có số phận đáng thương có thể vượt lên số phận của mình thì rất cần lương tâm, trách nhiệm của mọi con người trong xã hội”.
Thọ Lang
Sơ Bảo cho biết thêm: "Khi vào lớp, có cháu ngồi bàn trên cùng để không đụng chạm tới ai, còn có cháu thì ngồi bàn dưới cùng và cũng không có bạn bè nào hết. Tôi nói với các cháu cố gắng tham gia phong trào như xung phong hát để các bạn gần gủi mình hơn nhưng các cháu nói rằng: “Các bạn không cho con làm gì hết”.
Cần chung một tấm lòng
Tại Hội thảo, có nhiều đại diện phòng Giáo dục quận, huyện, trường học đã chia sẻ kinh nghiệm về công tác chống phân biệt, kỳ thị và đối xử với trẻ OVC. Đây là những đơn vị đã từng xảy ra các trường hợp có trẻ OVC bị phân biệt kỳ thị trước đây.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Qúy, Chuyên viên tổ chức phòng chống dịch bệnh của Mỹ khẳng định: “Trong những lần đi kiểm tra vệ sinh học đường đã nhận thấy giáo viên và thậm chí cả Hiệu trưởng của một số trường thiếu kiến thức, thiếu quan tâm đến việc tuyên truyền HIV/AIDS. Hiện, tại TP.HCM có khoảng hơn 60.000 trẻ OVC và số trẻ tiếp cận, chăm sóc rất thấp chỉ chiếm khoảng 7%.
Bà Trần Kim Thanh, Phó Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM cho rằng, để thực hiện được công việc chống phân biệt, kỳ thị trẻ OVC có hiệu quả thì phải có sự kiên trì, nhẫn nại và tinh thần, trách nhiệm, tâm huyết của mỗi con người.
Tại hội thảo, bác sỹ Nguyễn Tài Dũng khẳng định: “HIV không phải là mầm bệnh dễ lây, tỷ lệ lây sau một lần tiếp xúc có nguy cơ cao chỉ 0,3%. Trong khi tỷ lệ lây của viêm gan siêu vi C cao hơn 10 lần và siêu B là 100 lần. Vì vậy, để những đứa trẻ có số phận đáng thương có thể vượt lên số phận của mình thì rất cần lương tâm, trách nhiệm của mọi con người trong xã hội”.
Thọ Lang