'Trẻ di cư' bị 'đẩy' xa các cơ sở mầm non có chất lượng

(PLO) - Tình trạng nhiều trẻ em theo cha mẹ là lao động di cư không được đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục do thiếu trường mầm non công lập tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) và những địa phương có đông lao động di cư tự do đang là “mầm mống” của những vụ bạo hành trẻ em như vụ việc vừa xảy ra tại Nhóm trẻ độc lập Mẹ Mười (Đà Nẵng).

Sáng nay (24/5), Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW) phối hợp với Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người Việt Nam (VAEFA) tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu “Tiếp cận giáo dục mầm non của con em lao động di cư - Thực trạng và khuyến nghị chính sách”. Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ dự án Quỹ Giáo dục xã hội dân sự (CSEF) giai đoạn 2016-2018 do Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người Việt Nam (VAEFA) thực hiện.

Được “miễn” học mầm non vì cha mẹ không đủ khả năng chi phí

Hiện cả nước có khoảng 260 KCN, KCX đang hoạt động với tổng số 2,8 triệu lao động. Thế nhưng, cả nước mới chỉ có 112 trường mầm non ở các KCN, KCX.

Mặc dù Chính phủ đã có chính sách phát triển trường mầm non trong các khu có đông lao động, các KCN, KCX nhưng thiếu đồng bộ và còn khoảng trống trong thực hiện chính sách nên quỹ đất quy hoạch để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục mầm non là không đủ.

Đa số trẻ em di cư được liệt vào diện “trái tuyến” khi tiếp cận hệ thống giáo dục công lập tại địa bàn tạm trú nên phải thực hiện những quy định khắt khe về thủ tục nhập học, cũng như chịu mức chi phí cao hơn.

Nhất là do giờ giấc làm việc của lao động di cư (làm ca, tăng ca…) nên đến nhiều gia đình lao động di cư phải gửi con vào các trường tư thục hoặc những cơ sở trông giữ trẻ tư nhân tự phát hay nhóm trẻ gia đình dù không yên tâm về chất lượng chăm sóc trẻ và đa số có chi phí cao hơn các cơ sở mầm non công lập.

Phó Chủ tich UBND phường Khai Quang, Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Do thiếu nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân và người dân địa phương, nên mở thêm hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo vệ tinh tư thục, dân lập để lao động nhập cư gửi con… Tuy nhiên, một tháng hết khoảng 1-1,5 triệu đồng. Nhiều gia đình không đủ tiền, đành phải gửi con về quê nhờ ông/bà chăm sóc”.

Khảo sát cho thấy chi phí học của trẻ em di cư thường chiếm đến 1/5 thu nhập của cha/mẹ (với mức thu nhập trung bình 6-7 triệu/đồng/người của lao động thuộc KCN Khai Quang, tỉnh Vĩnh Phúc). Một lao động nữ lao động KCN Khai Quang cho biết, do tiền học 1,6 triệu/tháng nên phải gửi con nhỏ (hai tuổi rưỡi) cho bà trông.

Các cơ sở mầm non ngoài công lập còn tồn tại nhiều bất cập. Theo thống kê sơ bộ của Bộ GD&ĐT, tính đến đầu năm 2014, có khoảng 2/3 trong số hơn 16.000 lớp mầm non độc lập tự phát hoạt động được cấp phép.

Số còn lại chưa được cấp phép do các cơ sở này không đủ điều kiện về cơ sở vật chất và vướng mắc về thủ tục thuê địa điểm, đội ngũ giáo viên và nhân viên không ổn định, trình độ hạn chế.

Các chủ nhóm trẻ thiếu kinh nghiệm quản lý, chuyên môn nghiệp vụ về chăm sóc giáo dục mầm non yếu. Ngoài ra, công tác kiểm tra giám sát của phòng giáo dục gặp khó khăn, không phát hiện kịp thời những sai sót để chấn chỉnh do nhóm trẻ, lớp mầm non độc lập tư thục tự phát nằm rải rác trong địa bàn dân cư.

“Học không quan trọng bằng việc kiếm tiền” (!?)

Trẻ em di cư còn chịu nhiều thiệt thòi trong thụ hưởng quyền chăm sóc và vui chơi do cha mẹ phải làm việc ca kíp, làm thêm giờ và thu nhập thấp. Có tới 62% người được hỏi cho rằng trẻ em di cư không tham gia các hoạt dộng địa phương tổ chức và 25% cho rẳng ít tham gia do không có thông tin hay bố, mẹ bận đi làm nên không có thời gian đưa đón con tham gia.

Thêm vào đó, phần lớn trẻ con em lao động di cư tự do đều bị chi phối bởi việc kinh doanh phụ giúp gia đình. Do vậy, trẻ khó có cơ hội, điều kiện học tập và vui chơi. Một số cha mẹ cho rằng việc học không quan trọng bằng việc kiếm tiền nên thường cho trẻ theo họ buôn bán, kinh doanh kiếm sống.

Từ kết quả nghiên cứu “Tiếp cận giáo dục mầm non của con em lao động di cư - Thực trạng và khuyến nghị chính sách”,  Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW) và VAEFA đề xuất chính quyền các địa phương có KCN, KCX và có đông người lao động di cư thực hiện rà soát, dự báo, điều chỉnh qui hoạch phát triển các dịch vụ công bao gồm mầm non công lập gắn với nhà ở của công nhân nhằm bảo đảm trẻ di cư không bị phân biệt đối xử trong tiếp cận giáo dục bao gồm các khoản đóng góp trái tuyến vào các trường công lập.

Nhóm nghiên cứu cũng đề nghị HĐND ở các địa phương có đông KCN, KCX ban hành nghị quyết để các trường mầm non công lập ở các KCN, KCX nhận trông trẻ ngoài giờ và ngày nghỉ với chi phí phù hợp để lao động di cư gửi con trong thời gian tăng ca.

Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT) thống kê số lượng lao động và trẻ em di cư ở các bậc học này tại các địa phương có nhiều KCN, KCX để đề xuất tăng phân bổ ngân sách cho các địa phương này nhằm thúc đẩy phổ cập giáo dục mầm non theo tinh thần Luật Giáo dục (sửa đổi) 2015.

Bộ Công an đề xuất Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 112/NQ-CP ngày 30/10/2017 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ CA nhằm loại bỏ hộ khẩu ra khỏi thủ tục đăng ký nhập học để mọi trẻ em bình đẳng tiếp cận hệ thống giáo dục và y tế công lập.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...