Sáng nay, 24/9, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn đã trao phiên bản khắc mộc bản “Chiếu dời đô” cổ nhất tính đến thời điểm hiện nay cho Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo.
>> Công bố “Chiếu dời đô” mạ vàng lớn kỷ lục
Tại buổi lễ, bà Vũ Minh Hương, Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước cho biết, trong quá trình tìm kiếm tài liệu thuộc khối Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới liên quan đến chủ đề Thăng Long - Hà Nội, các cán bộ của Trung tâm lưu trữ quốc gia IV thuộc Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước đã tìm thấy bản khắc “Chiếu dời đô” của vua Lý Công Uẩn nằm trong bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư.
Đây là bản khắc chữ Hán ngược, khổ khuôn in 20 x 29,5cm. Toàn bộ “Chiếu dời đô” gồm 214 chữ (không kể phần chú thích)… Tuy chưa xác định chính xác được bản khắc này có từ thời Lê hay thời Nguyễn, nhưng có thể nói, tính đến thời điểm hiện nay, đây là bản khắc cổ nhất còn lại của Việt Nam về nội dung “Chiếu dời đô”.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cho rằng, việc tìm thấy bản khắc mộc “Chiếu dời đô” nói trên là tin vui có ý nghĩa lớn lao và thiêng liêng… Với ý nghĩa như vậy, việc trao phiên bản khắc mộc “Chiếu dời đô” cho Hà Nội là để thành phố trưng bày, giới thiệu với nhân dân, du khách quốc tế về lịch sử Hà Nội, lịch sử nước ta.
Về phía Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đánh giá, bản khắc mộc “Chiếu dời đô” rất có ý nghĩa trong thời khắc kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chủ tịch Thành phố cảm ơn tâm huyết, công sức của các cán bộ lưu trữ trong việc sưu tầm và công bố tài liệu có giá trị này.
Cũng tại buổi lễ, bà Vũ Minh Hương, Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước đã trao tặng lãnh đạo TP Hà Nội 1.000 bản của hai cuốn sách: “Khoa bảng Thăng Long - Hà Nội qua tài liệu Mộc bản triều Nguyễn” và “Mộc bản triều Nguyễn - Chiếu dời đô và một số kiệt tác”.
Hai cuốn sách nhằm giới thiệu những tài liệu gốc có giá trị văn hóa, lịch sử về khoa bảng Thăng Long - Hà Nội, về bản khắc cổ các tác phẩm bất hủ có giá trị lịch sử rất lớn và thiêng liêng đối với dân tộc như Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn năm 1010, bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn…
Theo Dân Trí
>> Công bố “Chiếu dời đô” mạ vàng lớn kỷ lục
Tại buổi lễ, bà Vũ Minh Hương, Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước cho biết, trong quá trình tìm kiếm tài liệu thuộc khối Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới liên quan đến chủ đề Thăng Long - Hà Nội, các cán bộ của Trung tâm lưu trữ quốc gia IV thuộc Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước đã tìm thấy bản khắc “Chiếu dời đô” của vua Lý Công Uẩn nằm trong bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư.
Phiên bản của bản khắc mộc "Chiếu dời đô" cổ nhất |
Đây là bản khắc chữ Hán ngược, khổ khuôn in 20 x 29,5cm. Toàn bộ “Chiếu dời đô” gồm 214 chữ (không kể phần chú thích)… Tuy chưa xác định chính xác được bản khắc này có từ thời Lê hay thời Nguyễn, nhưng có thể nói, tính đến thời điểm hiện nay, đây là bản khắc cổ nhất còn lại của Việt Nam về nội dung “Chiếu dời đô”.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cho rằng, việc tìm thấy bản khắc mộc “Chiếu dời đô” nói trên là tin vui có ý nghĩa lớn lao và thiêng liêng… Với ý nghĩa như vậy, việc trao phiên bản khắc mộc “Chiếu dời đô” cho Hà Nội là để thành phố trưng bày, giới thiệu với nhân dân, du khách quốc tế về lịch sử Hà Nội, lịch sử nước ta.
Về phía Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đánh giá, bản khắc mộc “Chiếu dời đô” rất có ý nghĩa trong thời khắc kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chủ tịch Thành phố cảm ơn tâm huyết, công sức của các cán bộ lưu trữ trong việc sưu tầm và công bố tài liệu có giá trị này.
Sau khi nhận bản khắc này, Hà Nội sẽ trưng bày, giới thiệu với đông đảo nhân dân |
Cũng tại buổi lễ, bà Vũ Minh Hương, Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước đã trao tặng lãnh đạo TP Hà Nội 1.000 bản của hai cuốn sách: “Khoa bảng Thăng Long - Hà Nội qua tài liệu Mộc bản triều Nguyễn” và “Mộc bản triều Nguyễn - Chiếu dời đô và một số kiệt tác”.
Hai cuốn sách nhằm giới thiệu những tài liệu gốc có giá trị văn hóa, lịch sử về khoa bảng Thăng Long - Hà Nội, về bản khắc cổ các tác phẩm bất hủ có giá trị lịch sử rất lớn và thiêng liêng đối với dân tộc như Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn năm 1010, bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn…
Theo Dân Trí