Tranh luận gay cấn về tội danh của “chóp bu” muaban24

Đến nay, nhiều đối tượng chóp bu của Muaban24 đã bị bắt, tội danh mà những nhân vật này bị khởi tố điều tra là tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”. Vậy, ngoài tội danh này, các đối tượng cầm đầu Muaban24 còn phải đối mặt với những tội danh nào khác?.

 

Đến nay, nhiều đối tượng chóp bu của Muaban24 đã bị bắt, tội danh mà những nhân vật này bị khởi tố điều tra là tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”. Vậy, ngoài tội danh này, các đối tượng cầm đầu Muaban24 còn phải đối mặt với những tội danh nào khác?.

Các
Các bị cáo.

Đổi tiền thật, lấy tiền ảo

Thông tin ban đầu từ các cơ quan chức năng cho biết, các đối tượng trong “mạng mua bán hàng đầu Việt Nam (website Muaban24.vn) đã xây dựng hệ thống Muaban24 theo mô hình mở các tài khoản, gian hàng trên mạng và phát hành một loại tiền ảo (tiền D) có giá trị trong hệ thống Muaban24, theo đó tương đương 1D = 10 nghìn đồng tiền thật. Khi người chơi tham gia vào Muaban24 phải nộp 5,2 triệu đồng để mua gian hàng, như vậy, sẽ có 520D để chia cho hoa hồng và các cấp phía trên (như: VIP, VIP lãnh đạo, Phó Giám đốc, Giám đốc…), còn tiền thật sẽ được chuyển về "đầu não" của Muaban24.
Do đó, người chơi chỉ được sở hữu một loại tiền ảo, còn tiền thật đã bị chiếm đoạt mà không hay biết. Với quy định, tiền ảo sẽ được đổi thành tiền thật nếu người chơi muốn rút. Điều này khiến người chơi tưởng rằng mình có tiền nhưng thực chất, tiền đã bị các đối tượng cầm đầu rút ra chia nhau.  
Cơ quan công an đọc lệnh bắt người đứng đầu Muaban24
Cơ quan công an đọc lệnh bắt người đứng đầu Muaban24
Có thể nói, cách thức tiến hành kinh doanh mặt hàng (gian hàng điện tử) này là dạng biến tướng của loại hình kinh doanh đa cấp không lành mạnh. Đối với hình thức bán hàng đa cấp, thì thành viên của mạng lưới mua một món hàng thật; còn mua gian hàng điện tử trên mạng Muaban24.vn là một hàng hóa ảo.
Điều đáng nói là cả hai loại hình buôn bán này có cách hoạt động giống nhau: Mua hàng rồi lôi kéo thật nhiều người tham gia vào mạng lưới để chia số tiền ban đầu mà người mới phải nộp cho những người môi giới, cấp trên trong mạng lưới là mục đích cuối cùng, sản phẩm hàng hóa mới không hề được tạo ra. Nhiều người chơi, sau khi nhận thấy bị chiếm đoạt tiền đã muốn đổi điểm để rút tiền thật. Đến lúc này, các đối tượng mới yêu cầu người chơi phải "nhượng" tiền ảo đó cho người khác. 
Ngoài 8 tỉnh, thành đã khởi tố các vụ án liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản, trốn thuế của mạng lưới Muaban24 là Hải Dương, Phú Thọ, Hà Nội, Lào Cai, Bắc Kạn, Hưng Yên, Đắk Lắk, Hà Nam; Cơ quan Điều tra của các tỉnh, thành khác đang tiếp tục làm rõ hành vi sai trái các chi nhánh Muaban24; vòi bạch tuộc của Muaban24 đã vươn tới 32 tỉnh, thành phố trong cả nước, với hơn 50 chi nhánh.
Các đối tượng, trực tiếp là Nguyễn Mạnh Hà - người quản trị toàn bộ hệ thống của Muaban24 và phân tích thuật toán phân chia mà mạng lưới này sử dụng, trong số hơn 600 tỷ đồng Muaban24 thu được, có khoảng 200 tỷ đồng được chuyển về trụ sở đầu não của đường dây này. Các đối tượng trong mạng lưới Muaban24 đã chia thành 5 cấp gồm cấp Giám đốc, Phó Giám đốc, VIP lãnh đạo, VIP và thành viên để hưởng hoa hồng. Đã có hơn 130 nghìn người tham gia vào hệ thống, trong đó có hơn 17 nghìn người từ Công ty Tâm Mặt trời chuyển sang, số còn lại gần 120 nghìn người mới. 
Bốn nhân vật quan trọng nhất của Muaban24 đã bị Cơ quan Điều tra Công an TP. Hà Nội ra lệnh bắt khẩn cấp để làm rõ về hành vi "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các lãnh đạo của Muaban24 bị Cơ quan Điều tra bắt khẩn cấp gồm: Ngô Văn Huy (Chủ tịch HĐQT), Nguyễn Mạnh Hà (Phó Chủ tịch HĐQT, Phó TGĐ), Lê Văn Cường (Phó Chủ tịch HĐQT, Phó TGĐ); Nguyễn Tuấn Minh (TGĐ Muaban24) đã bỏ trốn. Hiện cơ quan chức năng đang tích cực điều tra mở rộng để sớm làm tỏ vụ án. 
Các tội danh liên quan
Về vụ việc này, Luật sư Trương Anh Tú, cho rằng đây là một vụ việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, bởi số lượng người bị chiếm đoạt cũng như tổng tài sản bị chiếm đoạt là rất lớn. Ngoài tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, hành vi của những đối tượng trong đường dây Muaban24 còn có dấu hiệu tội của tội “Kinh doanh trái phép” và tội “Trốn thuế”.
Bởi, dấu hiệu đặc trưng của hai tội danh này, về cơ bản biểu hiện ở những hành vi khách quan sau: Đối với tội “Kinh doanh trái phép”, hành vi khách quan được quy định tại Khoản 1 Điều 159 BLHS. Đối với tội “Trốn thuế” quy định tại Điều 161 BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009).
Trong vụ án Muaban24, các cá nhân có liên quan có dấu hiệu dùng rất nhiều thủ đoạn để trốn thuế như: Bán gian hàng ảo cho hội viên thu tiền mặt nhưng không lập hóa đơn chứng từ, với việc không lập hóa đơn chứng từ khi bán hàng hóa thì có thể thấy những khoản thuế mà Muaban24 có dấu hiệu không nộp cho Nhà nước sẽ là: Thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân (Công ty có nghĩa vụ khấu trừ từ người có thu nhập chịu thuế để nộp cho Cơ quan thuế).
Rõ ràng, việc Muaban24 bán “hàng hóa” nhưng không lập hóa đơn, chứng từ, không nộp tờ khai thuế... là những dấu hiệu của hành vi trốn thuế được quy định tại điều luật đã viện dẫn.

Website Muaban24.vn tự xưng là “Sàn giao dịch thương mại điện tử” nhưng chưa hề được cấp đăng ký hoạt động. Việc Muaban24 tiến hành kinh doanh, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng thì đây rõ ràng là việc kinh doanh không có giấy phép.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng một hành vi bị truy cứu hai tội danh, khi xử lý các đối tượng này với tội danh “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” thì không truy cứu về “Tội kinh doanh trái phép” và ngược lại, vì mặt khách quan của hai tội danh (trong phạm vi vụ án này) có mối quan hệ nhân - quả với nhau – Luật sư N.H.T cho biết. 

Còn Luật sư Trần Ngọc Hải, Đoàn Luật sư TP.HCM thì cho rằng: “Cần xác định rõ: Nếu những người thành lập, điều hành các Công ty Đào tạo mua bán trực tuyến – Muaban24 và Công ty Tâm Mặt Trời chỉ thực hiện những hoạt động kinh doanh gian hàng điện tử (đã bị khởi tố) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì những người này không phạm thêm các tội khác (kinh doanh trái phép và trốn thuế), bởi mục đích thành lập công ty, thực hiện các hoạt động này là nhằm mục đích lừa đảo, và với một hành vi phạm tội thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm về một tội mà hành vi đó cấu thành.

Trường hợp các công ty này có các hoạt động kinh doanh khác nữa, mà trong khi tiến hành các hoạt động kinh doanh đó mà vi phạm các quy định của pháp luật thì có thể phạm thêm các tội khác”. 

Hậu quả pháp lý bất lợi cho bị hại
Theo Luật sư Hải: Tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 226b BLHS là thuộc nhóm tội phạm xâm phạm trật tự xã hội. Lẽ ra tội phạm do một số thành viên Muaban24 thực hiện phải thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, cụ thể là tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, còn việc sử dụng mạng máy tính (internet) chỉ là thủ đoạn, phương thức thực hiện tội phạm.
Tuy nhiên, do BLHS có quy định một trường hợp xâm phạm sở hữu cụ thể nêu tại Điều 226b như nói ở trên, đúng với trường hợp xảy ra tại Muaban24, nên việc Cơ quan Cảnh sát Điều tra khởi tố vụ án, khởi tố các bị can về tội này là chính xác. 
Luật sư Hải cho biết thêm: Về nguyên tắc, người bị hại chuyển tiền vào tài khoản của Muaban24 nên có chứng cứ chứng minh cho số tiền bị thiệt hại của mình. Tuy nhiên trong thực tế, việc trả lại tài sản cho người bị hại là rất khó khăn bởi vì: Số người tham gia quá đông; số tiền chuyển cho Muaban24 được chia làm nhiều phần để trả hoa hồng cho người giới thiệu và cho các thành viên điều hành Muaban24 nên không dễ tính ra số tiền mà người bị hại có thể nhận lại; không thể thu hồi được toàn bộ số tiền bị chiếm đoạt (do các bị cáo đã chia nhau tiêu dùng) nên xác định tỉ lệ mỗi người bị hại nhận được bao nhiêu cũng là một vấn đề nan giải…
Thêm vào đó, chỉ những người vô tình tham gia và chưa lôi kéo thêm người khác hay chưa hưởng lợi gì thì mới có thể được xem là người bị hại, còn những người tham gia mà lôi kéo thêm nhiều người để hưởng lợi thì cũng phải chịu một phần trách nhiệm đối với thiệt hại của người khác, vì vậy mà lợi ích của người bị hại càng là vấn đề khó giải quyết.
Luật sư N.H.T góp thêm ý kiến : Trong quá trình giải quyết vụ án này, cơ quan chức năng cần làm rõ các tình tiết, làm rõ số tiền mà các cá nhân có liên quan đã chiếm đoạt là bao nhiêu?. Người bị chiếm đoạt là những ai, số tiền thu được từ các việc khám xét, thu giữ được coi là tang vật của vụ án…
Tuy nhiên, người bị hại đều là những người nhẹ dạ cả tin, trao tiền cho đường dây Muaban24 nhưng hoàn toàn không có hóa đơn chứng từ. Do vậy, sẽ rất khó có cơ sở để cơ quan chức năng hoàn trả số tiền mà người bị hại. Đây là hậu quả pháp lý bất lợi mà những người bị hại trong vụ án này phải gánh chịu do việc thiết lập giao dịch mà không hiểu biết quy định của pháp luật. Hơn nữa, số tiền các đối tượng chiếm đoạt được, đã bị chia năm sẻ bảy cũng là điều khó khăn cho cơ quan chức năng khi thu hồi”. 
Hương Hà – Đăng Đạt

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.