Tranh cãi về tội danh trong vụ chém người không chết tại quán karaoke

(PLO) - Hôm nay Tòa Phúc thẩm TANDTC sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với 4 bị cáo trong vụ “Giết người” xảy ra tại quán karaoke EIFFEN (Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Tuy nhiên, đến thời điểm này cơ quan điều tra (CQĐT) vẫn chưa bắt đối tượng trực tiếp “ra tay” chém anh Phương đồng nghĩa với việc kết tội các bị cáo về tội “Giết người” liệu có thỏa đáng?

Từ mâu thuẫn trong quán karaoke
Tối 5/9/2013, anh Trần Bảo Phương (lúc đó là sinh viên của Học viên Cảnh sát nhân dân) cùng một số bạn đến hát tại quán karaoke EIFFEN. Trong lúc đùa nhau với bạn, anh Phương làm vỡ miếng thạch cao của tiểu cảnh trang trí trong quán. Thấy vậy, Bùi Hoàng Phúc (SN 1985, trú tại phường Cổ Nhuế, nhân viên quán karaoke) liền nói “vỡ phải đền”. Anh Phương liền hỏi “tôi phải đền bao nhiêu, đền cho ai” và rồi quàng cổ Phúc, kéo ra ngoài “nói chuyện”. Hai bên lời qua tiếng lại rồi xông vào đánh nhau. 
Sau khi nhặt được một gậy gỗ, đập vào đầu anh Phương, Phúc bỏ chạy đến nhà Chu Tuấn Anh (ở gần đó) rồi gọi cho Lê Văn Thanh và một đối tượng tên là Duy để nhờ giúp đánh anh Phương. Phúc còn gọi điện nhờ anh Lê Văn Thành lấy một con dao tông (để ở quán karaoke) mang đến cho mình. Khi Thành đến và định đưa dao cho Phúc thì bị Duy giằng lấy rồi cả bọn quay trở lại quán karaoke.
Khi đến gần quán thì Phúc đã bị mẹ đẻ chặn lại và đuổi về nên Thành và Phúc đã không đến quán karaoke nữa mà quay về nhà một người quen để uống rượu. Trong khi đó thì Tuấn Anh và Duy vẫn đèo nhau đến quán karaoke.
Theo án sơ thẩm khi đến quan karaoke, Tuấn Anh đã dùng gậy vụt vào mặt anh Phương, Duy cầm dao chém nhiều nhát vào anh Phương gây nên một số vết thương ở đầu và tay (vì anh Phương giơ tay lên đỡ). Lúc này, Thanh cũng đến nơi và xông vào đấm, đá anh Phương. Khi thấy nạn nhân gục xuống thì cả 3 dừng tay và đèo nhau đến chỗ Phúc đang uống rượu. Ngay hôm sau, Phúc, Tuấn Anh, Thanh, Thành đã bị bắt giữ và đến ngày 13/9 thì bị khởi tố về tội “Giết người”, còn Duy thì bỏ trốn và hiện CQĐT vẫn chưa làm rõ được lai lịch của đối tượng này. 
Các bị cáo trước vành móng ngựa trong phiên xét xử sơ thẩm.
Các bị cáo trước vành móng ngựa trong phiên xét xử sơ thẩm. 
Tại phiên xử sơ thẩm ngày 17/9/2014, Hội đồng xét xử cho rằng các bị cáo đã dùng gậy, dao tập trung đánh vào đầu bị hại (là nơi trọng yếu, dễ dẫn đến hậu quả chết người) nên đã tuyên phạt Phúc, Tuấn Anh, Thanh, Thành về tội “Giết người”. Phúc bị cho là người khởi xướng, cầm đầu và thực hiện tội phạm, nhưng thời điểm thực hiện chưa đủ 18 tuổi nên bị phạt 16 năm tù; Tuấn Anh bị phạt 18 năm tù; Thanh bị phạt 13 năm tù và Thành bị phạt 10 năm tù.
“Giết người” hay không, phải làm rõ “ý thức” và “hậu quả”
Trước phán quyết trên, Luật sư Nguyễn Quang Anh (Công ty Luật TNHH Sao Việt, Hà Nội) cho rằng, để quy kết Duy và 4 bị cáo trên đồng phạm về tội “Giết người” (như quan điểm của các cơ quan tiến hành tố tụng (THTT) cấp sơ thẩm) thì phải chứng minh, làm rõ các đối tượng này đã cùng cố ý, thống nhất với nhau về việc đánh, chém chết anh Phương. Tuy nhiên, trong vụ án này thì đối tượng trực tiếp thực hiện hành vi chém nạn nhân lại chưa bị bắt, chưa có lời khai thể hiện việc “thống nhất ý chí” với Phúc như thế nào. Như vậy thì không đủ cơ sở để kết án các bị cáo về tội “Giết người”. 
Trong khi đó, cả Kết luận điều tra, Cáo trạng và Bản án sơ thẩm đều chỉ thể hiện việc Phúc gọi Duy, Thanh đến để nhờ “đánh anh Phương” chứ không có lời lẽ nhờ vả nào nhằm “chém chết” cả. Ngoài ra, Phúc cũng không đưa dao cho Duy mà chính Duy là người đã chủ động giằng lấy con dao từ tay Thành để quay lại quán karaoke. 
Như vậy thì có thể thấy, ý thức của bị cáo Phúc chỉ là đánh anh Phương do bực tức từ mâu thuẫn trước đó chứ không mong muốn tước đoạt tính mạng của anh Phương. Sau khi được mẹ ngăn cản hoặc khi đến nhà ông Hùng uống rượu, tuy có điều kiện để tìm đánh anh Phương nhưng Phúc vẫn không thực hiện. 
Với những chi tiết trên, LS Quang Anh cho rằng, trong trường hợp không thể tạm đình chỉ vụ án (để chờ lấy lời khai của của Duy, cho Duy đối chất) thì cơ quan tiến hành tố tụng cần áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan THTT” để chấp nhận lời khai của Phúc về việc chỉ “nhờ đánh” anh Phương mà thôi. 
“Như vậy thì Duy phải chịu trách nhiệm về những hành vi “quá tay” đối với nạn nhân chứ không thể buộc các bị cáo khác cùng chịu? “Nếu sau này Duy bị bắt và có lời khai thừa nhận Phúc nhờ “đánh” chứ không “chém chết” thì rõ ràng Phúc đã bị kết án oan về tội “Giết người”- LS Quang Anh nêu quan điểm.
Cũng như LS Quang Anh, LS Nguyễn Trung Thành (Cty TNHH Luật Hòa Lợi) thì cho rằng, nếu không chứng minh rõ Phúc có ý thức “mong muốn tước đoạt mạng sống” thì không thể cho rằng bị cáo này có lỗi cố ý trực tiếp. Bị cáo Phúc chỉ có lỗi cố ý gián tiếp, tức là bị cáo không mong muốn nhưng để mặc hậu quả xảy ra, muốn ra sao thì ra (nạn nhân chết thì bị cáo phạm tội “Giết người”, nạn nhân bị thương thì phạm tội “Cố ý gây thương tích”). Trong vụ án này, nạn nhân bị tổn hại 40% sức khỏe thì rõ ràng việc tuyên phạt các bị cáo về tội “Giết người” là khiên cưỡng.
Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin về diễn biến phiên tòa phúc thẩm này./.

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.