Trang trọng Đại lễ phật đản lịch 2568 tại huyện Yên Mô, Ninh Bình

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng ngày 12/5, tại Chùa Tiên Hưng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam huyện Yên Mô đã tổ chức đại Lễ phật đản Phật lịch năm 2568 - Dương lịch năm 2024.
Toàn cảnh đại Lễ Phật đản huyện Yên Mô 2024.

Toàn cảnh đại Lễ Phật đản huyện Yên Mô 2024.

Tới dự đại lễ về phía chính quyền có bà Phạm Thị Bích Thảo Phó Trưởng ban dân vận Tỉnh ủy; Tiến sĩ Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam; ông Cao Trường Sơn Bí thư huyện ủy Yên Mô cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cấp ngành trong huyện Yên Mô và lãnh đạo các đơn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có Thượng tọa Thích Đức Lợi, Phó Trưởng ban hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban hoằng pháp tỉnh Ninh Bình, các Thượng tọa trong giáo hội phật giáo tỉnh Ninh Bình; Đại đức Thích Minh Ngộ, Trưởng ban trị sự; Ban tổ chức giáo hội phật giáo Việt Nam huyện Yên Mô cùng hàng nghìn tăng ni, phật tử và nhân dân.

Thượng tọa Thích Thanh Mạnh, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình đọc thông điệp Phật đản, Phật lịch năm 2568

Thượng tọa Thích Thanh Mạnh, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình đọc thông điệp Phật đản, Phật lịch năm 2568

Tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Thanh Mạnh, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình đọc thông điệp Phật đản, Phật lịch năm 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây là dịp ôn lại lịch sử và những lời dạy của Đức Phật gợi ý các giải pháp xây dựng nền hòa bình thế giới, hạnh phúc của con người và sự phát triển bền vững của xã hội.

Thông điệp của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ghi nhận công đức của các cấp giáo hội, đồng bào phật tử Việt Nam trong và ngoài nước đã làm tốt công việc phụng sự và mong tất cả tiếp tục đồng lòng, chung tay góp sức phục vụ nhân sinh, tốt đời đẹp đạo.

Ông An Đôn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Mô phát biểu tại buổi lễ.

Ông An Đôn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Mô phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông An Đôn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Mô cho biết: “Đối với huyện Yên Mô, trong những năm qua, Ban trị sự giáo hội Phật giáo huyện đã không ngừng phát triển, lớn mạnh về mọi mặt; làm được nhiều việc "Tốt đời, đẹp đạo".

Đặc biệt, Ban trị sự giáo hội Phật giáo huyện đã vận động tăng ni, tín đồ phật tử làm việc theo chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước, làm tròn nghĩa vụ của công nhân, xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới, xoá đói, giảm nghèo, vận động từ thiện nhân đạo”.

Đại đức Thích Minh Ngộ, Trưởng Ban Trị sự; Trưởng Ban tổ chức giáo hội phật giáo Việt Nam huyện Yên Mô phát biểu tại buổi lễ.
Đại đức Thích Minh Ngộ, Trưởng Ban Trị sự; Trưởng Ban tổ chức giáo hội phật giáo Việt Nam huyện Yên Mô phát biểu tại buổi lễ.

Thời gian tới, các chư tôn đức, tăng ni và quý vị phật tử cần tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống "Hộ quốc - an dân" và phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội" của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tại Đại lễ phật đản, Ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam huyện Yên Mô đã tặng quà tri ân cho các cựu chiến binh, dân công hoả tuyến trong dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Hoài Nam cùng các lãnh đạo huyện Yên Mô thực hiện nghi thức tắm Phật tại buổi lễ.
Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Hoài Nam cùng các lãnh đạo huyện Yên Mô thực hiện nghi thức tắm Phật tại buổi lễ.

Kết thúc Đại lễ Phật đản, các đại biểu cùng các tăng ni, tín đồ, phật tử đã thực hiện nghi lễ dâng hương, nghi thức Phật đản và tham gia nghi thức tắm Phật và diễu hành xe hoa trên địa bàn huyện trong không khí trang nghiêm, long trọng.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Bà Phạm Thị Bích Thảo Phó Trưởng ban dân vận Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng đại lễ.

Bà Phạm Thị Bích Thảo Phó Trưởng ban dân vận Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng đại lễ.

Ông Cao Trường Sơn Bí thư huyện ủy Yên Mô tặng hoa chúc mừng.

Ông Cao Trường Sơn Bí thư huyện ủy Yên Mô tặng hoa chúc mừng.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp huyện Yên Mô tặng hoa chúc mừng.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp huyện Yên Mô tặng hoa chúc mừng.

Đại diện đông đảo lãnh đạo Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình.

Đại diện đông đảo lãnh đạo Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình.

Hàng nghìn tăng ni, phật tử có mặt tại buổi lễ.

Hàng nghìn tăng ni, phật tử có mặt tại buổi lễ.

Hàng trăm chiếc xe trong đoàn diễu hành chào mừng đại Lễ phật đản huyện Yên Mô.
Hàng trăm chiếc xe trong đoàn diễu hành chào mừng đại Lễ phật đản huyện Yên Mô.

Tin cùng chuyên mục

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Đọc thêm

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.