Tưng bừng lễ hội Yên Mô

Du khách và dân làng hòa vào các lễ hội của Yên Mô. (Nguồn ảnh: internet)
Du khách và dân làng hòa vào các lễ hội của Yên Mô. (Nguồn ảnh: internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ xa xưa, các hội làng có vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần người Việt. Các hội làng thường gắn với tục thờ cúng vị thành hoàng làng. Đây là một hoạt động văn hóa tâm linh mang tính truyền thống, thể hiện chiều sâu, độ dày về văn hóa cộng đồng làng xã, nâng cao tinh thần đại đoàn kết, tạo ra sức mạnh nội sinh để người dân thêm yêu quê hương, đất nước, tạo dựng cuộc sống ấm no, tươi đẹp. Tại huyện Yên Mô, Ninh Bình, nhiều làng quê vẫn giữ được nét văn hóa hội làng từ hàng trăm năm nay tạo nên nét đặc sắc của đất và người vùng cửa biển Thần Phù.

Náo nức xem rước kiệu

Làng Nộn Khê thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Phía Bắc giáp với làng Quảng Phúc, phía Đông giáp làng Quảng Từ, phía Nam giáp thôn Dân Chủ và sông Đào. Nộn Khê hình thành làng từ thời Lê - Hồng Đức, cách đây đã hơn 500 năm. Làng có 8 họ chính: Bùi, Đinh, Phạm, Cao, Mai, Lê, Trần, Nguyễn. Ngoài 8 dòng họ đầu tiên đến dựng làng từ thế kỷ XV, hiện nay còn có hơn 20 dòng họ khác cùng sinh sống, xây dựng, phát triển làng Nộn Khê. Các dòng họ đã có những hoạt động cụ thể, góp phần bảo lưu, giáo dục về Lễ hội Báo Bản, lịch sử văn hóa truyền thống của làng. Nộn Khê vốn nổi tiếng với nghề truyền thống là nghề làm ruộng và dệt vải thủ công, ngày nay thì ở đây nổi tiếng với nghề chế biến cói xuất khẩu. Ngoài ra, còn có nhiều người làm các nghề dịch vụ truyền thống khác như gói bánh giò trứng, mọc luộc…

Theo tục lệ cổ truyền, Lễ hội Báo Bản làng Nộn Khê sẽ diễn ra hàng năm vào ngày 13 - 14 tháng giêng âm lịch. Đây là lễ hội gắn liền với hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Việt ở vùng Đồng bằng ven biển khi xưa: thờ thủy thần (Thủy tề đệ tam đại vương), thờ nhân thần (Phổ thiên Đông Hải đại vương Nguyễn Phục, Thái phi Long Hoa Thụy Quế Công chúa), thờ các vị tiền hiền có công lập làng (cụ Bùi Công Mẫn và thủy tổ của 7 dòng họ Đinh, Nguyễn, Lê, Phạm, Cao, Trần, Mai), thờ 5 bà mẹ Việt Nam anh hùng và 125 liệt sĩ.

Thường lễ hội trước đây chỉ có tế nam quan và đội tế nam trong phần nghi lễ Báo Bản. Từ đầu năm của thế kỷ XXI có thêm tế nữ quan và sự tham gia của các đội tế nữ quan của các địa phương khác để lễ hội thêm sắc màu, bình đẳng. Ngoài ra, đoàn rước kiệu được bổ sung thêm đội cờ hồng, cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ, bài vị của 95 liệt sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đội kèn đồng…

Những ngày diễn ra lễ hội, dọc con đường làng và từng ngõ xóm rợp cờ hoa rực rỡ. Làng rộn ràng nhịp trống, cùng tiếng loa vang, lộng lẫy nghiêm trang là hàng kiệu được bày trước nơi thờ tự. Toàn thể nam phụ lão ấu trong làng cùng hân hoan, tấp nập chiêm bái nghi lễ rước kiệu. Kiệu được khởi hành cùng đội hình rước xung quanh làng để người dân cúng tế cầu thần linh bảo hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, học hành đỗ đạt, mọi nhà bình an hưởng phúc, dân an, vật thịnh…

Đặc biệt ở Lễ hội Báo Bản Nộn Khê là dịp để người dân trong làng được nghỉ ngơi và tham gia vào các cuộc thi văn thơ. Những người con xa quê cũng có thể gửi thơ về dự thi và cũng được ban tổ chức bố trí người ngâm hoặc chuyển thể thành các làn điệu dân ca để hát. Đêm thơ này thường được tổ chức vào đêm ngày 13 tháng giêng với tên gọi quen thuộc là “Dạ hội văn nghệ”. Hoạt động bình thơ vào đêm 13 tháng Giêng và thưởng thơ vào sáng 14 không chỉ là diện mạo mới mà nó là sự kéo dài, phát triển lên tầm cao mới của truyền thống hiếu học, yêu thơ ca của người dân làng Nộn Khê hàng trăm năm nay.

Một nét đặc sắc mà Lễ hội Báo Bản ở Nộn Khê còn giữ được đó là hai phiên chợ đêm vào tối ngày 12 và 13 tháng Giêng thu hút hàng nghìn người về dự với nhiều món ăn dân dã mang đậm hương vị quê hương như: bánh đúc, bánh gai, bánh quấn, bún riêu, bún ốc... Lễ hội Báo Bản được tiến hành vừa nghiêm cẩn, linh thiêng, vừa rộn ràng, ấm áp.

Các trò chơi dân gian thu hút du khách. (ảnh: Tư liệu)

Các trò chơi dân gian thu hút du khách. (ảnh: Tư liệu)

Rước sách tế nam quan, nữ quan

Xã Yên Phong (Yên Mô) nổi tiếng với lễ hội làng Quảng Phúc, diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10 đến 13/3 âm lịch hàng năm tại cụm di tích chùa, phủ làng Quảng Phúc (di tích lịch sử cấp Quốc gia). Lễ hội nhằm tưởng nhớ, tôn vinh tam vị Thánh Mẫu, tam vị Ngọ Đại Vương - 3 vị tướng thời Hùng Vương thứ 18, có công dẹp cướp biển ở cửa biển Thần Phù, dẹp cướp rừng và 2 vị phối thần của làng là Lê Triều Đinh tướng công và Lê Triều Huấn đạo quan. Lễ hội có 2 phần. Phần lễ đã duy trì và bảo tồn theo nghi thức truyền thống, đó là rước kiệu, rước sách, tế nam quan, nữ quan nhằm tưởng nhớ công ơn các vị thần đã có công với nước và các thành hoàng làng có công khai sinh ra làng và để cầu mưa thuận gió hòa, phúc thái dân an. Các hoạt động phần lễ đều được Ban Tổ chức Lễ hội bảo đảm ý nghĩa lịch sử, văn hóa, đồng thời phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Phần hội là văn nghệ truyền thống, những trò chơi dân gian đặc sắc mang tính thượng võ như đu quay, tổ tôm điếm, đập niêu, kéo co, bắt vịt, cờ tướng, hội kéo chữ, hội rồng, hội lân, kết hợp với các hoạt động văn hóa văn nghệ...

Lễ hội đền Năn (xã Yên Thắng) - di tích lịch sử cấp Quốc gia được duy trì từ lâu đời, tổ chức 2 năm/lần vào mùng 10 tháng Giêng. Lễ hội nhằm ghi nhớ công ơn lập làng của ông tổ họ Lưu Đắc làng Quảng Thượng và tưởng bậc tiền nhân đã có công với quê hương. Nét đặc trưng của lễ hội là tục tiến kê (thi gà lễ gồm 1 con gà lễ trang trí đẹp bày trên mâm xôi), qua đó thể hiện tình cảm của các gia đình với tổ tiên. Lễ hội đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân 3 thôn Quảng Thượng, Cầu Cọ, Cầu Mễ. Sau các nghi lễ truyền thống là phần hội đặc sắc với trò đu quay, chọi gà, đánh cờ, kéo chữ.

Ông An Đôn Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Mô cho hay, theo thống kê, hàng năm huyện Yên Mô có 58 lễ hội được tổ chức. Là vùng đất được hình thành và có con người sinh sống từ lâu đời nên đời sống văn hóa tâm linh ở Yên Mô có nhiều nét đặc sắc. Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân nhằm ôn lại khí thế hào hùng, truyền thống của các bậc tiền nhân; là dịp để người dân tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc đối với công lao to lớn của các bậc tiền nhân. Cũng là dịp, phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, giữ gìn và bảo tồn thuần phong mỹ tục, nét đẹp của văn hóa tâm linh.

Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động lễ hội bảo đảm vừa tôn vinh được giá trị truyền thống, vừa thu hút được con em quê hương và du khách đến với lễ hội, từng bước đưa lễ hội đi vào nền nếp, quy củ hơn. Ban quản lý các di tích, ban tổ chức lễ hội quan tâm hướng dẫn du khách thực hiện nếp sống văn minh, an toàn khi tham gia lễ hội; bố trí, sắp xếp hợp lý hòm công đức, thực hành tiết kiệm, hạn chế đốt vàng mã, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan, thu lợi bất chính... Nâng nhận thức và hành động của người dân về thực hiện nếp sống văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp tại các di tích, lễ hội.

Ngoài ra, các địa phương có nhiều đề xuất mời những người am hiểu về lễ hội, lịch sử văn hóa truyền thống của làng, có năng khiếu kể chuyện, thuyết minh phối hợp với nhà trường trong các giờ học ngoại khóa ở các trường học nơi làng, xã có các lễ hội. Nhà trường phát động các cuộc thi viết văn, làm thơ, tìm hiểu về lịch sử văn hóa truyền thống của làng, xã. Học sinh nào được giải thưởng của nhà trường sẽ được làng, dòng họ trích một phần kinh phí tổ chức lễ hội trao thưởng, khuyến khích, động viên. Đây là cách thức để các em học sinh có ý thức, trách nhiệm tìm hiểu về lịch sử, văn hóa truyền thống của làng; hun đúc lòng tự tôn, tự hào về truyền thống lâu đời, phong tục tập quán tốt đẹp cũng như gìn giữ các lễ hội truyền thống của Yên Mô.

… Mỗi lần trống hội vang lên, người dân được hòa vào không khí lễ hội đầm ấm, để thấy lòng thanh thản, hân hoan đón chào cuộc sống tươi đẹp, lòng chợt thấy nao nao, rộn ràng.

Huyện Yên Mô (Ninh Bình) được hình thành từ rất sớm. Theo kết quả khảo cổ, vùng đất cổ Yên Mô đã có con người sinh sống cách ngày nay hàng vạn năm. Thời nhà Trần gọi là Mô Độ, thời thuộc Minh Yên Mô thuộc châu Trường Yên. Thời Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1469) Yên Mô thuộc phủ Trường Yên. Đầu thế kỷ XIX, thời nhà Nguyễn vẫn gọi là Yên Mô, gồm 8 tổng với 59 xã, thôn, phường, trang, trại. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), cắt tổng Thần Phù thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hoá về huyện Yên Mô thuộc Phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Yên Mô là quê hương của nhiều danh nhân tiêu biểu như: Trần Triệu Cơ, Ninh Tốn, Vũ Phạm Khải, Phạm Thận Duật, Tạ Uyên, Vũ Xuân Hồng, Nguyễn Thị Thanh... “Đại Nam nhất thống chí” có nói đến “Trường Yên thất hào”, bảy người Ninh Bình nổi danh đời Lê. Đó là Hiển trung đại phu Hoàng Trọng Cung người huyện Yên Khánh, Tham nghị Nguyễn Tử Dự người Giá Hộ (Hoa Lư), Thừa chính Nguyễn Đoan Tước người Phúc Am (thành phố Ninh Bình), Thị độc Ninh Tốn, người Côi Trì (Yên Mỹ, Yên Mô), Hiến phó sứ Nguyễn Đình Chí, người Bồ Xuyên (Yên Thành, Yên Mô), Thiêm sự Trịnh Xuân người Yên Liêu (Khánh Thịnh, Yên Mô) và Tham chính Phạm Kiêm Huyền người Thiên Trì (Yên Mạc, Yên Mô)…

Tin cùng chuyên mục

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Đọc thêm

Về Mường Thải xem điệu đang Mường

Về Mường Thải xem điệu đang Mường
(PLVN) - Nhắc đến đang Mường là nói đến những làn điệu dân ca chứa chan tình người, khát vọng, tình yêu quê hương, đất nước... Những làn điệu này không thể thiếu trong các ngày lễ hội, ngày vui của bản làng, gia đình đồng bào dân tộc Mường, ở xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Dùng văn hóa để nâng tầm thương hiệu cây sen Việt

 Sen Việt Nam nói chung và sen Bách Diệp ở Tây Hồ nói riêng đều có tiềm năng lan tỏa hương sắc, vươn tầm quốc tế.
(PLVN) - Chẳng biết từ bao giờ cây sen đã sinh trưởng ở Việt Nam. Mang vẻ đẹp thanh khiết, cao quý - sen trở thành một biểu tượng văn hóa tâm linh của người Việt. Bên cạnh ý nghĩa về tinh thần, hoa sen cũng đem lại những giá trị thực tiễn, như những đóa sen Bách Diệp ở Tây Hồ không chỉ đẹp mà còn cho ra món trà sen tuyệt hảo làm say đắm bao thực khách.

Đào Nhật Tân - nồng nàn theo năm tháng

Hiện giờ cây đào đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Hà Nội mỗi dịp Tết đến, xuân về. (Nguồn: Du lịch - Reatimes)
(PLVN) - Nhật Tân là tên một phường ở quận Tây Hồ, đồng thời gắn liền với làng Nhật Tân có nghề truyền thống trồng đào nức tiếng Hà thành suốt nhiều thế kỷ. Cứ Tết đến, xuân về, người Hà Nội lại nô nức kéo đến vườn đào khoe sắc thắm chọn cho được một cây đào bích, đào phai ưng ý.

Dẻo thơm xôi làng Phú Thượng

Mẻ xôi thơm ngon của làng Phú Thượng trở thành món ăn yêu thích của người dân Hà thành. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Nép mình gần triền đê sông Hồng, làng Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) bao năm nay vẫn thổi lửa truyền đời món xôi thơm ngon, dẻo mịn. Từ những con ngõ nhỏ, xôi làng Phú Thượng mang “tiếng thơm” đi khắp mọi nơi ở Hà Thành, trở thành một thức quà được nhiều người sành ăn yêu mến.

longformNghệ nhân 101 tuổi và “thiên cổ đệ nhất trà”

Nghệ nhân trà sen Nguyễn Thị Dần, 101 tuổi vẫn nhớ những lần đài Truyền hình Nhật Bản tới làm phim về nghề ướp trà sen Tây Hồ. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trước thềm lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - nghề ướp trà sen Tây Hồ, chúng tôi có dịp tới ngôi nhà thấm đẫm hương “Trà sen bà Dần” qua hai thế kỷ. Cụ Dần đã 101 tuổi, có điều kỳ lạ, cứ đến mùa sen nở rộ tháng 6, cụ lại cùng con cháu ngồi lấy gạo sen trong những sớm mai tinh khiết, để làm nên thứ trà sen “ đệ nhất” Hà thành…

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích Đình Thổ Tang

Di tích Đình Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới ký Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 24/6/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang (tỉnh Vĩnh Phúc).

Mùa sen tháng 6 “đánh thức” giác quan

Gánh hoa sen đẹp ngỡ ngàng trên phố Hà Nội. (Ảnh: Tú Phạm)
(PLVN) - Dưới cái nắng nhiệt đới của tháng 6 khiến bao loài hoa e ngại, hoa sen lại càng tươi tắn, có lẽ vì là loài hoa tri kỷ của mùa hè, giống như hoa cúc của mùa thu hay hoa đào của mùa xuân. Nhiều người mong đến mùa hè để ngắm sen, không chỉ đơn thuần là chiêm ngưỡng hương sắc mà còn để nâng niu, thỏa mãn khứu giác, thậm chí là vị giác với những sản vật từ sen.

Hệ giá trị gia đình - Hạt nhân của hệ giá trị quốc gia

Từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam. Ảnh tham gia cuộc thi Gia đình do Hội Nhiếp ảnh TP HCM tổ chức.
(PLVN) -  Nhà yêu nước Phan Bội Châu đã từng có câu: “Nước là cái nhà to” và “Nhà chính là nước nhỏ”. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của mỗi một con người, mỗi một xã hội, mỗi một quốc gia, dân tộc. Gia đình là nơi khởi nguồn sinh ra mỗi con người, không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Vì thế, hệ giá trị gia đình chính là phần hồn cốt của gia đình, cũng chính là phần lõi của hệ giá trị quốc gia, dân tộc.

Nhà Nguyễn và những cuộc binh biến trong cung cấm

Cung điện nhà Nguyễn tại Huế. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Những cuộc khởi nghĩa nông dân chống Pháp và chống cả nhà Nguyễn nổi dậy khắp nước khiến nhà Nguyễn rất mỏi mệt và lo sợ. Trong cung cấm đã xảy ra ba cuộc binh biến lớn từ những vị trong dòng tộc nhà vua.

Nếp áo thanh xuân

Phụ nữ thành phố Tuyên Quang hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam. (Ảnh: Báo Tuyên Quang)
(PLVN) - “Nếp áo thanh xuân” là sáng kiến trong chuỗi hoạt động của mạng lưới Di sản - Kết nối, được Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam khởi xướng nhằm gìn giữ, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới công chúng trong và ngoài nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ca trù, dòng chảy bền bỉ miền cửa biển

Các đào nương hát thờ tại cửa Đình An Biên- Lê Chân, TP Hải Phòng.
(PLVN) - “Hồng hồng tuyết tuyết! Mới ngày nào chửa biết cái chi chi. Mười lăm năm thấm thoát có xa gì...”. Vào những dịp lễ, tết hay các ngày kỷ niệm của đất nước và thành phố, người dân TP Cảng có nhiều cơ hội được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc ngay tại dải trung tâm thành phố hay vườn hoa Nhà kèn hoặc cửa đình An Biên hàng tháng…

Trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Một góc trưng bày trong khuôn khổ chương trình trải nghiệm. (Ảnh: T.T)
(PLVN) - Kỷ niệm 8 năm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2016 - 2024), chương trình trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm - Đẹp - Vui được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vào tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần từ tháng 6/2024.

Lễ Đông Sửa của người Thái ở Yên Châu

Lễ Đông Sửa của người Thái ở xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Lễ Đông Sửa (hay còn gọi là cúng rừng thiêng) của dân tộc Thái ở bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) là nét văn hóa tâm linh như một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây...