Trang sử mới bắt đầu trên bán đảo Triều Tiên

Nhà lãnh đạo Triều Tiên và Tổng thống Hàn Quốc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên và Tổng thống Hàn Quốc.
(PLO) - 9h30 hôm nay, 27/4,  (giờ địa phương), Lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc gặp nhau tại Bàn Môn Điếm (Panmunjeom) thuộc Khu Phi quân sự liên Triều (DMZ), trước khi bước vào hội nghị thượng đỉnh được đánh giá là mang tính lịch sử.

Theo Yonhap, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đến đường biên giới ở Khu vực an ninh chung ở Khu phi quân sự giữa 2 miền Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng đi bộ đến ngay sau đó. 

2 nhà lãnh đạo của 2 nước đã bắt tay nhau trong khi vẫn đứng ở lãnh thổ của mỗi nước được phân định bởi đường bê tông có chiều rộng chỉ bằng bàn chân. Sau đó, ông Kim bước qua giới tuyến sang phía nam. Trong một động thái không nằm trong kế hoạch nhưng mang tính biểu tượng, Tổng thống Moon bước sang phía bắc cùng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rồi hai người cùng bước trở lại phía nam.

Với việc bước qua đường biên giới này, ông Kim trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên đặt chân tới Hàn Quốc kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc 65 năm trước. 

“Tôi rất vui được gặp ông”, ông Moon nói với ông Kim. Tổng thống Hàn Quốc cũng đã bước sang phía Triều Tiên trước khi trở lại lãnh thổ Hàn Quốc. 

Ông Moon ca ngợi ông Kim đã có một "quyết định dũng cảm" khi đi qua đường biên giới giữa hai nước. Ông Kim cũng pha trò khi nói: "Tôi hy vọng các ngài sẽ thực sự thưởng thức món mỳ mà chúng tôi đã mang tới". Ông Kim ám chỉ đến món mỳ lạnh nổi tiếng của Triều Tiên, do chính tay vị đầu bếp giỏi nhất được Bình Nhưỡng cử đến chuẩn bị.

Ông Kim Jong-un và ông Moon Jae-in.
Ông Kim Jong-un và ông Moon Jae-in.

Gương mặt cả hai lãnh đạo đều tươi cười. Ông Moon mặc vest trong khi ông Kim mặc chiếc áo mang phong cách Mao Trạch Đông quen thuộc. Hai người sau đó duyệt đội danh dự trong lễ khai mạc chính thức rồi cùng tiến tới Nhà Hòa bình bên phía nam, nơi hội nghị diễn ra.

Trong thông điệp ở sổ khách tại Nhà hòa bình – nơi sẽ diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh, ông Kim viết rằng “một lịch sử mới hôm nay bắt đầu”.

Phát biểu tại phòng họp, ông Kim cho biết muốn có các phiên thảo luận "thẳng thắn" về những vấn đề hiện nay và mong muốn hội nghị sẽ "cho kết quả tốt đẹp", không lặp lại những sai lầm trong quá khứ.

"Tôi hy vọng sẽ viết lên một chương mới giữa chúng ta và đây là điểm đầu tiên. Chúng ta sẽ tạo ra một khởi đầu mới", lãnh đạo Triều Tiên nói. "Tôi hy vọng chúng ta sẽ không phụ những kỳ vọng mà các bên đặt lên chúng ta. Tôi hy vọng sẽ có những thỏa thuận đáp ứng được những kỳ vọng lớn lao ấy".

Đáp lại, Tổng thống Moon cho hay ông "mong cả thế giới sẽ chú ý tới mùa xuân đang bao trùm bán đảo Triều Tiên. "Việc ngài bước qua đường ranh giới là biểu tượng của hòa bình, không phải chia cắt", ông Moon nói. "Tôi cảm ơn ngài vì hành động dũng cảm đó. Các cuộc thảo luận và đàm phán của chúng ta hôm nay sẽ rất thẳng thắn".

Cuộc họp buổi sáng kết thúc lúc 12h địa phương (10h Hà Nội), hai phái đoàn nghỉ ăn trưa. Ông Kim Jong-un lên xe Mercedes-Benz để trở về lãnh thổ Triều Tiên. Nhiều vệ sĩ chạy bộ xung quanh để bảo vệ chiếc xe.

Hai lãnh đạo dự kiến gặp nhau vào buổi chiều và trồng một cây thông từ năm 1953, thời điểm hiệp định đình chiến giữa Hàn Quốc và Triều Tiên được ký kết.

Zing.vn thông tin thêm, cây thông là biểu tượng của sức mạnh cũng là biểu tượng của sự quan tâm trong môn võ cổ truyền tae kwon do, vì rễ cây cắm sâu vào lòng đất đồng thời thân cây vươn cao trên mặt đất.

Phần đất được sử dụng trồng cây được lấy từ núi Baekdusan thuộc Triều Tiên và núi Hallasan thuộc Hàn Quốc. Sau đó, nhà lãnh đạo Kim tưới cây bằng nước lấy từ sông Hangang thuộc Hàn Quốc và Tổng thống Moon sẽ tưới bằng nước lấy từ sông Daedonggang của Triều Tiên.

AFP dẫn thông tin từ hãng tin chính thức KCNA của Triều Tiên cho biết, ông Kim sẽ thảo luận cởi mở về tất cả các vấn đề liên quan tới việc cải thiện quan hệ giữa 2 miền Triều Tiên và đạt được hòa bình, thịnh vượng và đoàn tụ của bán đảo Triều Tiên.

Kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ là chủ đề chính trong chương trình nghị sự của hội nghị kéo dài 1 ngày giữa 2 miền Triều Tiên.

Hai bên đã chính thức bước vào cuộc họp.
Hai bên đã chính thức bước vào cuộc họp.

Trung Quốc, đồng minh của Triều Tiên, nói rằng họ hoan nghênh cuộc gặp nhưng đồng thời cảnh báo rằng còn quá sớm để cho rằng các cuộc đàm phán sẽ mang lại bước đột phá lâu dài.

Trong khi đó, Nhà Trắng ra tuyên bố bày tỏ "hy vọng rằng các cuộc thảo luận sẽ đạt được tiến bộ, hướng đến một tương lai hòa bình và thịnh vượng cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên", VnExpress dẫn theo AFP.

"Mỹ ủng hộ sự phối hợp chặt chẽ với đồng minh của chúng tôi, Hàn Quốc và mong đợi tiếp tục tích cực thảo luận để chuẩn bị cho cuộc sắp tới giữa Tổng thống Trump và Kim Jong-un", tuyên bố của Mỹ có đoạn viết.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết Tokyo hy vọng hội nghị thượng đỉnh sẽ dẫn đến những tiến bộ rõ ràng về vấn đề tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên và cách giải quyết vấn đề chính quyền Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản thời Chiến tranh Lạnh.

"Nhật Bản sẽ theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang hành động về những vấn đề này", ông Onodera nói.

Trong khi đó, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull bày tỏ nghi ngờ liệu hội nghị này có mang lại thay đổi đáng kể nào không. "Chúng ta từng có những hy vọng sai lầm về bán đảo Triều Tiên", ông nói.

Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cũng cho rằng chưa thể chắc chắn cuộc gặp thượng đỉnh Hàn - Triều là tiến bộ rõ ràng hướng tới phi hạt nhân hóa. "Đây mới chỉ là bước đầu tiên", bà nói.

Tiếp tục cập nhật...

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.