Trang phục của đại diện Việt Nam thi sắc đẹp quốc tế thua từ 'sân nhà'

Trang phục Sen vàng nặng 44kg do Dương Nguyễn Khả Trang mặc để tham dự Hoa hậu Siêu quốc gia không nhận nhiều lời khen từ công chúng.
Trang phục Sen vàng nặng 44kg do Dương Nguyễn Khả Trang mặc để tham dự Hoa hậu Siêu quốc gia không nhận nhiều lời khen từ công chúng.
(PLO) - Mới đây, trang phục dân tộc của đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia đã được công bố. Tuy nhiên, dù được thiết kế hết sức công phu và tốn kém, bộ phục sức này lại không nhận được nhiều khen ngợi từ dư luận.

Không nhận được nhiều sự ủng hộ vì thiếu hồn Việt

Bộ trang phục mang tên Sen vàng do Nhà thiết kế Lê Long Dũng thiết kế riêng cho thí sinh Dương Nguyễn Khả Trang, đại diện duy nhất của Việt Nam tham gia cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia (Miss Supranational), đăng cai tại Ba Lan và Slovakia, từ ngày 19/11 – 3/12. Trang phục này nặng 44kg, được nhà thiết kế cho biết thực hiện trong vòng 3 tháng, lấy ý tưởng từ sự mạnh mẽ của cha rồng Lạc Long Quân, sự thanh thoát mềm mại của mẹ Tiên Âu Cơ, kết hợp các họa tiết từ biểu tượng quốc hoa sen và hình rồng. 

Cảm hứng tạo nên bộ trang phục khá ý nghĩa, giàu truyền thống, thế nhưng trên thực tế, bộ trang phục lại không được công chúng khen ngợi nhiều. Nhiều người cho rằng, bộ phục sức này quá cầu kì, rườm rà, trông giống dành cho các chiến binh trong phim thần thoại cổ trang, hoặc nhân vật trong… game chiến đấu hơn là một bộ trang phục mang hồn sắc y phục Việt Nam. Những chi tiết như tua dài trên đỉnh đầu, khung kim loại vàng và nhiều chi tiết khác đã khiến người mặc trở nên nhỏ bé, lọt thỏm, không tôn vinh được ưu thế hình thể. Ngoài ra, sự kết hợp giữa quá nhiều gam màu sắc trên một bộ trang phục như nâu, đen, vàng, tím, đỏ, trắng, bạc… đã khiến trang phục hơi lòe loẹt và thiếu đi phần tinh tế. 

Một nhà thiết kế cũng bày tỏ lo ngại, vì bộ trang phục này quá nặng, gần nửa tạ, đòi hỏi thí sinh Dương Nguyễn Khả Trang phải có sức lực tốt mới có thể mặc trình diễn được. Cạnh đó, thí sinh sẽ phải tập trung “gồng” trang phục, khó mà tạo được thần thái tự nhiên, thanh thoát khi biểu diễn trên sân khấu. Đó là còn chưa kể đến những nguy cơ khác khi trình diễn với một bộ trang phục nặng quá sức trên cơ thể…

Đỉnh cao của cái đẹp là sự đơn giản

Nhìn lại những bộ trang phục, quốc phục của các hoa hậu Việt trên đấu trường quốc tế, có thể thấy, không ít phục sức được thiết kế, chế tác cực kì công phu, đắt tiền. Nói đến sự cầu kì và tốn kém, có lẽ cho đến nay chưa bộ trang phục nào vượt qua được bộ quốc phục Việt Nam được Hoa hậu Đặng Thu Thảo đem đến cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2014.

Bộ áo dài có tên “Báu vật đại dương”, được thiết kế với màu chủ đạo là màu trắng ngọc trai với phần áo khoác bên ngoài làm bằng ngọc trai và kim cương nhân tạo, đá Swarovski… được làm thủ công với hơn 2000 giờ cùng với ekip hơn 15 người thực hiện, có giá trị gần 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, trái với mức độ công phu để làm ra, trang phục này nhận nhiều lời chê từ công chúng và giới chuyên môn. Nhiều người nhận xét, trang phục quá rườm rà, phô trương, đắt tiền nhưng lại không có điểm nhấn, chỉ thích hợp làm trang phục… cô dâu. 

Một trang phục khác cũng bị chê cầu kì dù chế tác công phu, đó là bộ Long Vũ Khúc mà Nguyễn Thị Loan mang đến  Miss World 2014. Sự kết hợp của nhiều ý tưởng trang phục vùng miền Việt như mấn, lọng, khăn mỏ quạ, tứ thân… khiến trang phục trở nên rối mắt và người mặc vào trông thần thái không được tự nhiên.

Ngược lại, trong nhiều cuộc thi nhan sắc quốc tế, có những bộ trang phục người đẹp Việt mặc tuy giản dị nhưng lại nhận nhiều lời khen từ trong nước, quốc tế. Năm 2015, Phạm Hương mang đến cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ quốc tế hai bộ trang phục dân tộc với hai màu tương phản đen, trắng. Các quốc phục này đường nét, chi tiết khá đơn giản, tập trung vào điểm nhấn là các họa tiết chim hạc, tre, trúc và các phụ kiện như mấn, quạt…, nhưng được đánh giá là bộ quốc phục đầy tinh tế, nữ tính mà uy nghiêm.

Giản dị hơn nữa, tại Miss World 2015, Lan Khuê chọn chiếc áo dài trắng tinh khôi, hầu như không có họa tiết gì ngoài chút đá trên phần vai, cổ. Tuy nhiên, chính chiếc áo trắng giản dị này đã khiến Lan Khuê trở nên nổi bật giữa hàng loạt quốc phục đầy màu sắc khác, “ghi điểm” trong mắt người hâm mộ trong nước và bạn bè quốc tế. Nhiều hoa khôi, hoa hậu khác cũng chuộng sự giản dị khi mang đến các cuộc thi nhan sắc tầm quốc tế những bộ trang phục dân tộc từ áo dài, áo tứ thân không quá phá cách… và mang về những lời khen ngợi.

Có một câu nói thường được truyền tụng trong giới thiết kế thời trang “đỉnh cao của cái đẹp là sự đơn giản”. Đó chính là lý do khiến nhiều bộ trang phục không cần cầu kì, rườm ra, không cần quá nhiều chi tiết đắt tiền, tốn kém, chỉ cần giản dị thôi nhưng ý nghĩa, tinh tế  đã chinh phục được người nhìn. Mà nói cho cùng, điều quan trọng nhất của trang phục, đó là tôn lên vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ mặc nó. Đi ngược với điều này, nhiều quốc phục được người đẹp Việt diện đi thi nhan sắc thế giới đã “thua” ngay từ trên sân nhà, lúc mới xuất hiện. Khán giả trong nước đã không ủng hộ thì mong gì ra đấu trường quốc tế được khen ngợi, đánh giá cao?.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.