Trang bị kiến thức giới tính cho trẻ khuyết tật

Mặc dù trẻ em khuyết tật thiệt thòi hơn nhiều so với những đứa trẻ bình thường khác nhưng các em cũng có quá trình phát triển tâm, sinh lý bình thường và cũng có nhu cầu được tìm hiểu, khám phá về cơ thể mình.

Thu Phương, 13 tuổi, ở Thanh Trì (Hà Nội) đã theo học 6 năm tại trường nuôi dạy trẻ khuyết tật Thanh Trì. Nhìn vẻ ngoài đáng yêu của Phương, ít ai có thể biết được rằng, em là trẻ khuyết tật trí tuệ. Giờ ra chơi trưa nay, Phương hốt hoảng chạy từ nhà vệ sinh vào lớp, thì thầm vào tai Thắm (15 tuổi), cũng là một cô bé khuyết tật trí tuệ: “Chị Thắm ơi, em sợ quá, em không bị ngã ở đâu mà cứ bị chảy máu chị ạ”.

Kiến thức giới tính: Mơ hồ   

Không chỉ có Phương, rất nhiều trẻ khuyết tật đến tuổi dậy thì cũng không có những hiểu biết tối thiểu về giới tính, sức khỏe sinh sản. Họa chăng, nếu có thì cũng chỉ rất mơ hồ.

Xuân Đông (20 tuổi), học sinh trường nuôi dạy trẻ khuyết tật Thanh Trì, khi được hỏi về hiện tượng mộng tinh, em hoàn toàn không biết gì. Thế nhưng sau khi được giải thích về hiện tượng này, Đông mới cho hay, đấy là chuyện thường xuyên xảy ra với em nhưng chưa bao giờ em biết gọi tên đó là hiện tượng gì.

Chuyên viên tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Hằng (Trung tâm phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng) cho biết, chị đã từng gặp nhiều trường hợp trẻ khuyết tật vô cùng hoang mang, lo sợ khi lần đầu tiên có kinh nguyệt, mộng tinh hay bị ép quan hệ tình dục. Nguy hiểm hơn, chính vì thiếu hiểu biết nên nhiều trẻ khuyết tật đã trở thành nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục, thậm chí, nhiều em bị tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe và tinh thần.

Mặc dù trẻ em khuyết tật thiệt thòi hơn nhiều so với những đứa trẻ bình thường khác nhưng các em cũng có quá trình phát triển tâm, sinh lý bình thường và cũng có nhu cầu được tìm hiểu, khám phá về cơ thể mình. 

trekhuyettat1.jpg
trekhuyettat2.jpg
Trẻ khuyết tật vẫn có quá trình phát triển tâm, sinh lý bình thường

Trẻ khuyết tật thường thấy mặc cảm, tự ti nên khi gặp những rắc rối về giới tính, người đầu tiên các em tìm đến chính là những người bạn cùng giới, cùng cảnh ngộ.

Tuy nhiên, theo chị Hằng, điều này tiềm tàng một mối lo, bởi những điều mà các em truyền cho nhau chưa chắc có thể áp dụng được cho tất cả mọi người và đó không hẳn là những kiến thức hoàn toàn chính xác, thường chỉ là kinh nghiệm của các em lớn dạy lại cho các em nhỏ hơn mà thôi.

Cả xã hội cùng chung tay, góp sức

Có thể trẻ khuyết tật bị mất đi một giác quan nào đó khiến việc giao tiếp trở nên khó khăn, lại cộng thêm sự thiếu thốn tình cảm nên các em rất dễ bị ngộ nhận, dụ dỗ, quấy rối và xâm hại tình dục. Giáo dục cho trẻ khuyết tật những kiến thức về giới tính luôn cần thiết nhưng lại chẳng hề giản đơn.

Mặc cảm rằng mình là một người khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật vận động hay khuyết tật trí tuệ, các em thấy xấu hổ, không tự tin và không dám hỏi bố mẹ hay thầy cô về những thắc mắc của mình. Chuyên viên tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Hằng cho rằng: “Bố mẹ các em thường chỉ biết nuôi thôi, còn dạy về giới tính hay sức khỏe sinh sản thì chỉ có rất ít người làm được. Phần lớn những gì các em biết được là từ tivi hay bạn bè mang lại mà thôi”.

trekhuyettat3.jpg
Các em thường chỉ trao đổi những vấn đề giới tính với bạn bè chứ không phải là cha mẹ, thầy cô

Với trẻ khiếm thị, các em không nhìn thấy được cách thể hiện tình cảm của mọi người như thế nào, ôm hôn nhau ra sao; với trẻ khiếm thính, các em không nghe thấy mọi người nói chuyện tình cảm với nhau như thế nào… nên bố mẹ và thầy cô rất khó để có thể diễn đạt cho chúng hiểu những điều đó.

Theo cô Phạm Thị Phúc, hiệu trưởng trường nuôi dạy trẻ khuyết tật Thanh Trì, việc giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép vào các môn học như đạo đức hay sinh học chứ chưa có một môn học riêng biệt. Hơn nữa, các thầy cô giáo cũng chưa được đào tạo bài bản để có cách dạy phù hợp cho các em, bởi các em rất khó khăn trong việc tiếp nhận, ghi nhớ.

trekhuyettat4.jpg
Một lớp học của các em trường nuôi dạy trẻ khuyết tật Thanh Trì

Hiện nay, chưa có một giáo trình chính thức nào về sức khỏe sinh sản, giới tính cho trẻ khuyết tật. Việc giáo dục giới tính cho các em khiếm thính càng trở nên khó khăn hơn gấp bội vì trong vốn ngôn ngữ cử chỉ của các em chỉ có rất ít các từ nói về giới tính hay tình dục...

Cô Phúc cho rằng “Bố mẹ và thầy cô phải kết hợp với nhau để cùng giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật”. Đặc biệt, cần phải thật kiên nhẫn và lặp đi lặp lại với tần số cao những gì đã dạy cho trẻ, để trẻ có thể ghi nhớ được những thông tin ấy và áp dụng đúng trong từng trường hợp cụ thể.

Xã hội cũng đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em khuyết tật. Cuối năm 2006, sản phẩm giáo dục giới tính đầu tiên dành cho trẻ khiếm thính đã ra đời. Đó là đĩa VCD “Hãy nghe cơ thể nói” do Trung tâm phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng phối hợp với hai trường dạy trẻ khiếm thính là Xã Đàn và Hoa Sữa thực hiện.

Cô Cao Thị Lan Hương, phó hiệu trưởng trường PTCS Xã Đàn cho hay: dự án xây dựng bộ từ điển về sức khỏe sinh sản và tình dục cho học sinh khiếm thính do Quỹ dân số thế giới phối hợp với trường PTCS Xã Đàn đã được đưa vào thử nghiệm giảng dạy tại trường 1 tuần 2 buổi trong các giờ sinh hoạt tập thể và sinh hoạt lớp.

Bộ từ điển bao gồm gần 300 từ liên quan đến các vấn đề sức khỏe sinh sản và tình dục. “Lúc mới đưa vào giảng dạy, nhiều em thấy ngượng ngùng vì đây là một vấn đề nhạy cảm, nhưng rồi các em cũng cảm thấy quen dần và rất tự tin”, cô Hương vui vẻ kể về những tín hiệu đáng mừng từ dự án này.

Thiết nghĩ, nếu gia đình, nhà trường và toàn xã hội cùng chung tay, góp sức trang bị những kiến thức giới tính cần thiết cho trẻ khuyết tật thì sẽ làm vơi bớt đi những khó khăn trong cuộc sống của các em, đồng thời giúp các em tránh được những rủi ro không đáng có như bị dụ dỗ, quấy rối và  xâm hại tình dục…

(Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi)

Bài và ảnh: Kim Yến

logoMegaFun.jpg

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.